Các tư thế ngủ có lợi và có hại cho hệ tiêu hóa bạn nên biết

4.7/5 - (14 bình chọn)

Tư thế ngủ có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của các cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa. Bạn cần điều chỉnh những tư thế ngủ xấu để cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, trào ngược axit dạ dày, thực quản,…

tư thế ngủ có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Tư thế ngủ có mối quan hệ mật thiết với hoạt động của cơ quan tiêu hóa

Ảnh hưởng của tư thế ngủ đến hệ tiêu hóa

Tư thế ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Có ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Tư thế ngủ có thể kích thích ruột, dạ dày chuyển hóa dinh dưỡng hoặc có thể khiến thức ăn bị ứ đọng trong ruột, gây ra những vấn đề về đường tiêu hóa.

Dưới đây là những tư thế ngủ có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa:

1. Ngủ nghiêng bên trái – có lợi cho hệ tiêu hóa

Ngủ nghiêng là tư thế ngủ được các bác sĩ và chuyên khoa khuyến khích mọi người thực hiện. Tư thế ngủ này đem lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Ruột non chuyển chất thải đến ruột già thông qua van hồi tràng. Cơ quan này nằm bên bụng phải của cơ thể. Khi bạn nằm nghiêng bên trái, cơ quan này sẽ không bị ảnh hưởng và có thể hoạt động với hiệu suất cao.
  • Giảm chứng ợ nóng: Nghiên cứu Ảnh hưởng của các tư thế đối với chứng trào ngược dạ dày thực quản sau khi ăn cho thấy những người nằm nghiêng bên trái khi ngủ ít gặp phải tình trạng ợ nóng như người nằm nghiêng bên phải khi ngủ.

Ngoài ra ngủ nghiêng bên trái còn tăng cường sức khỏe cho não bộ, giảm ngáy và ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên ngủ nghiêng bên trái có thể gây đau vai. Bạn có thể thay đổi tư thế ngủ thường xuyên để phòng ngừa triệu chứng này.

tư thế ngủ có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Ngủ nghiêng bên trái đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Thực hiện tư thế ngủ nghiêng một bên:

  • Tìm chiếc gối phù hợp với cấu trúc xương, không gây cảm giác khó chịu
  • Bạn có thể sử dụng gối ở hai đầu gối để tránh đau nhức vùng xương hông
  • Ôm gối ngủ để tay có chỗ dựa và hạn chế nhức mỏi tay sau khi ngủ

2. Tư thế ngủ cơ bản (nằm ngửa)

Nằm ngửa khi ngủ là tư thế ngủ phổ biến nhất. Tư thế này giúp cột sống cân bằng và tránh cong vẹo. Tư thế nằm ngửa có thể cải thiện được chứng ợ nóng.

Trong trường hợp này, bạn nên dùng gối để nâng cao phần đầu cao hơn so với phần dưới cơ thể. Khi được nâng cao, triệu chứng ợ nóng sẽ giảm đi đáng kể.

Hơn nữa khi bạn nằm ngửa, hệ tiêu hóa sẽ ở trạng thái cân bằng. Thức ăn có thể được chuyển hóa một cách dễ dàng, tránh tình trạng chướng bụng gây khó chịu.

Thực hiện đúng tư thế ngủ nằm ngửa:

  • Dùng ngồi nâng đầu, cao khoảng 6 inch (khoảng 15 cm)
  • Hai chân dang rộng bằng hông và vai
  • Nâng cao đầu gối với gối
  • Nếu bạn bị đau nhức vùng thắt lưng, bạn có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt ở vị trí này

3. Nằm sấp

Nằm sấp là tư thế ngủ xấu, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Khi thực hiện tư thế này, phần lớn trọng lượng sẽ đè nén lên cơ quan tiêu hóa. Áp lực này khiến dạ dày, đường ruột khó khăn trong việc vận chuyển và tiêu hóa thức ăn.

tư thế ngủ có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Nằm sấp gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa thức ăn

Khi không có vấn đề đường ruột, bạn có thể không gặp phải triệu chứng nào khi ngủ ở tư thế này. Tuy nhiên nếu bạn đang gặp phải những bệnh lý về đường tiêu hóa, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Tư thế ngủ có mối liên hệ với quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy bạn cần thực hiện những tư thế ngủ có lợi và cải thiện những tư thế ngủ gây ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa. 

Có thể bạn quan tâm

10 lợi ích sức khỏe của hạt và cây thì là dựa trên nghiên cứu khoa học

Thì là là một loại cây rất quen thuộc với chúng ta và có hương vị khá nhẹ. Ngoài việc...

Ngồi ít, vận động nhiều để sống lâu hơn

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), ngồi lâu không chỉ gây ra hàng tá căn bệnh nguy hiểm...

Trầm cảm sau sinh – điều trị sớm để tránh hậu quả đáng tiếc

Trầm cảm sau sinh là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều chị em phụ nữ dù là những người...

Yến Chưng Bạch Quả – Cách Sơ Chế Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Yến chưng bạch quả là món ăn bổ dưỡng và có cách chế biến đơn giản, nhanh chóng. Món ăn...

Cách chữa tắc tia sữa, giúp lợi sữa bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng chữa mất sữa, giúp lợi sữa sữa ở bà bầu sau sinh

Ngoài việc được dùng như một loại thực phẩm, đinh lăng còn được biết đến với công dụng chữa bệnh....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *