Mật ong và tác dụng điều trị hen suyễn: Bạn đã biết chưa?

Với đặc tính nổi bật là khả năng chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường chức năng hệ miễn dịch của cơ thể, ngay từ xa xưa mật ong đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng như một loại thuốc. Nhiều người đã sử dụng mật ong để làm dịu cơn ho, đau họng. Một số khác lại sử dụng mật ong để khắc phục triệu chứng bệnh hen suyễn.

tác dụng chữa hen suyễn của mật ong
Mật ong có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường chức năng hệ miễn dịch của cơ thể.

I. Công dụng của mật ong trong việc điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh mà đường thở bị viêm, co thắt gây hẹp đường thở, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, thường xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với một số tác nhân nhất định. Đây là một bệnh mãn tính, có biểu hiện cụ thể là: ho, thở khò khè, tức ngực…

Mật ong có thể làm giảm ho do vào ban đêm do hen suyễn gây nên – còn được gọi là chứng hen suyễn về đêm. Các nhà nghiên cứu UCLA khuyến cáo người bệnh hen suyễn nên dùng 2 muỗng mật ong trước khi đi ngủ. Vị ngọt của mật có thể kích thích miệng tăng tiết nước bọt hơn, bôi trơn đường thở, từ đó giảm cơn ho.

Ngoài ra, mật ong cũng có thể làm giảm viêm phế quản (ống dẫn khí trong phổi), tăng lượng khí lưu thông đến phổi.

II. Làm thế nào mật ong có thể trị được bệnh hen suyễn?

Bạn có thể dùng mật ong trị bệnh hen suyễn bằng cách sau:

Cách 1: Trộn một muỗng cà phê với 250 ml nước ấm, uống 2 -3 lần mỗi ngày.

mật ong trị hen suyễn

Cách 2: Trộn ½ muỗng cà phê bột quế với 1 muỗng cà phê mật ong, uống ngay lập tức trước khi đi ngủ. Công thức có sự phối hợp của quế và mật ong có thể giúp loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng, cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.

chữa hen suyễn bằng mật ong

Cách 3: Vắt lấy nước cốt ½ quả chanh vào ly nước ấm, sau đó thêm một thìa mật ong. Nước chanh có chứa chất oxy hóa, có công dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch chất nhầy ở đường hô hấp.
cách trị hen suyễn bằng mật ong

III. Giới chuyên môn nói gì về cách trị hen suyễn bằng mật ong trên?

Đã có khá nhiều nghiên cứu chứng minh giá trị dược liệu của mật ong trong việc điều trị bệnh hen suyễn và nhiều bệnh lý khác.

Trẻ em uống mật ong đã giảm đau do ho vào ban đêm, giúp giấc ngủ được cải thiện.

Một nghiên cứu đã so sánh mật ong với dextromethorphan – thành phần chính trong hầu hết các loai thuốc giảm ho hiện nay. Kết quả thu được, mật ong là một trong những nguyên liệu hàng đầu có công dụng giảm chứng ho đêm – triệu chứng thường gặp ở người bị hen suyễn.

IV. Một số rủi ro có thể gặp phải khi dùng mật ong trị bệnh hen suyễn

Mặc dù uống 1 -2 muỗng cà phê mật ong mỗi ngày khá an toàn, tuy vậy cũng có một số trường hợp ngoại lệ.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì chúng có thể gây ngộ độc Botulism (loại độc tố hiếm gặp có thể gây nôn, khó thở và tê liệt bó cơ thần kinh, thậm chí đe dọa tính mạng. Clostridium botulinum thường hiện diện trong đất và thực phẩm bị ô nhiễm).

Bên cạnh đó, mật ong cũng có thể gây dị ứng. Theo như Consumer Health Digest, dị ứng mật ong thường liên quan đến phấn hoa. Các triệu chứng dị ứng mật ong gồm có: hắt hơi, chảy nước mắt, sổ mũi… Một số trường hợp dị ứng nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như thở khò khè, tức ngực, cần chăm sóc y tế ngay lập tức.

V. Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn khác

Mật ong có thể làm giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn nhưng mật ong không thể được xem là phương pháp điều trị bệnh. Một số phương pháp điều trị hen suyễn bổ sung bao gồm:

Giảm tiết xúc với chất gây dị ứng

Hen suyễn là một bệnh có liên quan mật thiết đến dị ứng. Tiếp xúc với các chất dị ứng có thể kích hoạt triệu chứng bệnh hen suyễn.

Do đó, bạn cần xác định những chất có thể gây dị ứng và tránh xa chúng. Ví dụ, nếu như bạn bị dị ứng với phấn hoa, nên đóng cửa và hạn chế ra ngoài trời vào thời điểm lượng phấn hoa trong không khí cao.

Không hút thuốc

Hút thuốc lá đặc biệt có hại cho người bị hen suyễn. Khói và các chất độc có trong thuốc lá có thể làm hỏng lông mao nhỏ trong đường thở, gây ảnh hưởng đến việc hô hấp.

Sử dụng thuốc hít

Để đối phó với những cơn hen suyễn đột ngột, người bệnh cần sử dụng những loại thuốc giãn phế quản. Thuốc có tác dụng giãn nhanh cơ đường thở đang bị thắt chặt, khiến cho việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn.

Bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản dài hạn và thuốc hít corticosteroid sử dụng hàng ngày để kiểm soát triệu chứng bệnh.

Nhìn chung, mật ong có thể giúp cải thiện triệu chứng hen suyễn ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh chúng có thể được dùng thay thế thuốc hen suyễn. Bạn vẫn cần phải liên hệ với bác sĩ để có biện pháp điều trị cơn hen đột ngột cũng như dài hạn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Vì sao căng thẳng gây bệnh hen suyễn? Nên làm gì?

Hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính gây viêm, hẹp ống dẫn khí đến phổi. Người bị hen suyễn thường xuất hiện các triệu chứng như ho, thở...
Hen suyễn ở người lớn tuổi và những điều cần biết

Hen suyễn ở người lớn tuổi: Những thông tin cần biết và cách điều trị

Mặc dù cũng là bệnh hen nhưng hen suyễn ở người lớn tuổi lại có những đặc điểm khác biệt...

Người bị hen suyễn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Hen suyễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên các triệu chứng đau tim như đau ngực...

Tìm hiểu các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ

8 cách giúp con bạn kiểm soát bệnh hen suyễn

Không ít các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an, khi con của mình bị hen suyễn. Vì...

Hen suyễn về đêm và các thông tin cần biết

Hen suyễn về đêm: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Các triệu chứng của hen suyễn về đêm như tức ngực, khó thở, ho,... sẽ khiến cho người bệnh không...

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn bạn cần phải tránh

Di truyền, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.