6 cách tập thể dục an toàn cho người bệnh hen suyễn nặng

Tập thể dục đúng cách khi bị hen suyễn có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, cải thiện tim phổi, kiểm soát và giảm các triệu chứng hen suyễn. 

cách tập thể dục an toàn khi bị hen suyễn
Cách tập thể dục an toàn khi bị hen suyễn giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp các triệu chứng

Những bài tập thể dục mà bạn nên tập khi bị hen suyễn

Một số người bệnh hen suyễn nhận thấy các triệu chứng như khó thở, tức ngực dường như gia tăng sau khi tập thể dục, vì vậy họ ngừng tập thể dục. Tuy nhiên, theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA) thì tập thể dục giúp người bệnh duy trì sức khỏe tổng thể, nhờ đó kiểm soát được cơn hen suyễn nặng.

Có một số hoạt động thể chất sẽ giúp người bệnh hen suyễn cải thiện các triệu chứng, bao gồm:

  • Đi bộ: một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng đi bộ 3 lần trong khoảng 12 tuần có thể giúp cải thiện và kiểm soát các triệu chứng hen suyễn.
  • Yoga: một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 được đăng trên Journal of Alternative and Complementary Medicine cho biết những người bệnh hen suyễn từ nặng đến vừa đã cải thiện được các triệu chứng, thậm chí giảm được số lượng thuốc điều trị khi tập yoga trong 10 tuần.
  • Bơi lội: là một trong những bài tập tốt nhất cho bệnh hen suyễn, nó giúp tiếp xúc với nhiều không khí ấm và ít có khả năng gây ra các triệu chứng hen suyễn. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy bơi lội sẽ giúp tăng chức năng phổi và tim mạch.
  • Chơi golf: hoạt động này được kết hợp với đi bộ nên không chỉ tốt cho tinh thần mà còn giúp cải thiện bệnh hen suyễn.
  • Đi xe đạp chậm rãi: nếu như đi xe đạp quá nhanh kích hoạt triệu chứng hen suyễn thì đi xe đạp chậm rãi có thể cải thiện sức khỏe, bệnh hen suyễn và giải tỏa căng thẳng.

Bên cạnh đó, có một số hoạt động thể chất không được khuyến khích nếu bạn đang bị hen suyễn, nó bao gồm:

  • Bóng chày
  • Bóng đá
  • Chạy nước rút
  • Chạy đường dài
  • Bóng rổ
tập thể dục an toàn khi bị hen suyễn
Bơi lội là một trong những bài tập thể dục an toàn khi bị hen suyễn

Những điều cần lưu ý khi người bệnh hen suyễn tập thể dục

Các bước dưới đây sẽ giúp người bị hen suyễn tập thể dục một cách an toàn hơn:

  • Loại thuốc phù hợp: có nhiều loại thuốc giúp điều trị bệnh hen suyễn, bao gồm thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn và dài, nó có công dụng giúp mở đường thở và giúp bạn dễ thở hơn. Đồng thời thuốc sẽ ngăn ngừa co thắt phế quản do tập thể dục hoặc các cơn hen xảy ra khi bạn tập thể dục trong một thời gian. Có thể bạn cần phải kết hợp các loại thuốc hoặc tăng các loại thuốc có tác dụng dài để vượt qua quá trình tập luyện thể dục. Do đó, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp.
  • Thời gian dùng thuốc để tập thể dục: thuốc hen suyễn có tác dụng dài thường được sử dụng khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi tập thể dục. Thời gian này giúp đảm bảo rằng các triệu chứng hen suyễn được kiểm soát tốt trong quá trình tập luyện.
  • Luôn luôn mang theo thuốc xịt: việc mang theo thuốc xịt hen suyễn sẽ đảm bảo ngăn chặn và kiểm soát cơn hen suyễn có thể xảy ra trong lúc bạn tập thể dục.
  • Làm nóng cơ thể và hạ nhiệt: trước khi bắt đầu tập luyện, người bệnh nên dành 5 đến 10 phút để làm nóng cơ thể. Tránh tập luyện một cách đột ngột vì nó có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn. Hơn nữa, bạn cũng không nên ngừng tập đột ngột mà hãy từ từ giảm sức tập trong một thời gian ngắn.
  • Tránh tập luyện thể dục ngoài trời lạnh: không khí lạnh có thể khiến người bệnh hen suyễn khó thở hơn, do đó những hoạt động như trượt tuyết, trượt băng thường không được khuyến khích.
  • Tránh những khu vực ô nhiễm: ô nhiễm không khí có thể là nguyên nhân kích hoạt cơn hen suyễn, vì vậy hãy tránh tập luyện ở những khu vực nhiều khói bụi. Bạn cũng nên hạn chế tập thể dục ở nơi nhiều phấn hoa, mạt bụi,…

Nếu các triệu chứng hen suyễn xuất hiện trong quá trình tập luyện, người bệnh hãy ngừng tập và sử dụng thuốc xịt ngay lập tức để cắt cơn hen suyễn. Trong trường hợp các triệu chứng được cải thiện, người bệnh có thể tập luyện lại từ đầu. Nhưng nếu triệu chứng xấu đi hoặc không được cải thiện, đặc biệt người bệnh nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu gặp phải các trường hợp sau:

  • Khò khè cả khi hít và thở
  • Ho liên tục
  • Khó thở hoặc thở rất nhanh
  • Khó nói một câu hoàn chỉnh
  • Xanh xao, tím tái

Trên đây là những cách an toàn để tập thể dục khi bị hen suyễn, nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, người bệnh hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên môn.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên môn.

Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Tìm hiểu cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Để làm giảm các cơn ho do hen suyễn, ngoài việc dùng thuốc tây, bệnh nhân cũng có thể áp...

Hen suyễn là căn bệnh được chia thành nhiều loại khác nhau

Các loại hen suyễn thường gặp mà bạn nên biết

Tùy thuộc vào các tiêu chí mà bệnh hen suyễn được chia thành nhiều loại khác nhau như hen suyễn...

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị hen suyễn

Thuốc kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn hen suyễn. Tuy nhiên, thuốc cũng chính...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.