Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn như thế nào?

Thuốc lá được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Các thành phần độc hại trong khói thuốc có thể gây kích thích và làm tổn thương ống dẫn khí. Từ đó tạo điều kiện cho các cơn hen cấp tính xuất hiện.

Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn
Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn như thế nào?

Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn như thế nào?

Khi hít phải khói thuốc lá, các chất kích thích sẽ lắng đọng ở lớp lót của đường dẫn khí. Khác với những người khỏe mạnh, đường dẫn khí của người bị hen suyễn thường kém linh hoạt và dễ bị tổn thương. Do đó, khi các chất kích thích lắng đọng sẽ khiến lớp lót bên trong cơ quan này bị sưng viêm.

Hơn nữa, khói thuốc lá còn làm hư hại những lông mao ở trong đường dẫn khí. Các lông mao có nhiệm vụ làm sạch bụi và chất nhầy, giúp không gian trong cơ quan này được thông thoáng. Khi lông mao không hoạt động, phổi có thể tạo ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Lượng chất này cùng với bụi bẩn sẽ tích tụ tại đường dẫn khí, gây ra các triệu chứng khó thở, căng cứng lồng ngực.

Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn
Khói thuốc chứa nhiều thành phần độc hại, gây tổn thương ống dẫn khí và phổi

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, có thể gây ung thư như carbon monoxide, nicotine,… Những người không hút thuốc nhưng hít khói thuốc một cách thụ động cũng có thể chịu những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là trẻ em.

Trẻ em bị hen suyễn đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc lá. Nhiều trường hợp trẻ phát sinh cơn hen cấp tính khi tiếp xúc với khói thuốc. Ngoài ra tiếp xúc với khói thuốc còn làm cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Trẻ nhỏ hít khói thuốc còn dễ bị nhiễm trùng phổi, xoang và các cơ quan hô hấp khác.

Phụ nữ mang thai hút thuốc lá trong thời gian thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Các thành phần độc hại sẽ truyền qua máu và thẩm thấu vào bào thai. Trẻ sinh ra thường nhẹ cân, sinh non, có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp 10 lần và có thể gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Đừng bỏ qua: Bổ sung vitamin D có thể làm giảm các cơn hen suyễn

Lời khuyên dành cho bạn

Nếu đang hút thuốc lá, bạn nên cai thuốc ngay từ bây giờ, kể cả khi bạn không mắc bệnh hen suyễn. Các thành phần hóa học trong khói thuốc có thể gây tổn thương lên phổi, dạ dày và các cơ quan bên trong cơ thể. Nếu tiếp tục duy trì thói quen này, cơ thể và sức khỏe sẽ dần bị tàn phá, tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn
Cai thuốc lá là biện pháp bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh

Bên cạnh đó, khói thuốc lá có thể tương tác với một số loại thuốc và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.

Nếu bạn bị hen suyễn, việc hút thuốc trong thời gian dài có thể làm xuất hiện cơn hen nghiêm trọng. Cơn hen có mức độ nặng không thể tự xử lý tại nhà, lúc này bạn phải đến bệnh viện để được bác sĩ khắc phục kịp thời.

Đối với những người không hút thuốc, bạn nên hạn chế đến những nơi có khói thuốc lá. Nếu người thân của bạn có thói quen này, hãy khuyên họ cai thuốc hoặc hạn chế hút thuốc trong nhà.

Lưu ý: Bên cạnh thuốc lá truyền thống, vape (thuốc lá điện tử) – mặc dù không có khói nhưng thành phần nicotine trong loại thuốc lá này rất cao. Nicotine có thể thâm nhập vào cơ thể, gây ra huyết áp cao và rối loạn nhịp tim.

Khói thuốc lá không chỉ kích thích cơn hen cấp tính phát sinh mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và thai nhi. Bạn nên cai thuốc lá ngay từ bây giờ – để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Hen suyễn ở người lớn tuổi và những điều cần biết

Hen suyễn ở người lớn tuổi: Những thông tin cần biết và cách điều trị

Mặc dù cũng là bệnh hen nhưng hen suyễn ở người lớn tuổi lại có những đặc điểm khác biệt...

bệnh hen suyễn tái phát vào mùa lạnh

Vì sao hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh? Nên làm gì để điều trị?

Hen suyễn là một trong những bệnh thường gặp nhất ở hệ hô hấp, bệnh có xu hướng dễ tái...

Hen suyễn về đêm và các thông tin cần biết

Hen suyễn về đêm: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Các triệu chứng của hen suyễn về đêm như tức ngực, khó thở, ho,... sẽ khiến cho người bệnh không...

Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn...

Những cách phòng chống bệnh hen suyễn ai cũng nên biết

Hen suyễn là bệnh gây viêm mãn tính ở phế quản. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh xảy ra do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *