Cần phải làm gì khi lên cơn hen suyễn?

Một cơn hen suyễn nếu không được xử lý kịp thời có thể làm cho đường thở bị thắt chặt, phổi bị bóp nghẹt khiến cho bạn khó thở, thậm chí ngưng thở. Điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Nắm rõ được những việc cần làm khi lên cơn hen sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc xử lý bước đầu tình trạng này, tránh làm cho bản thân rơi vào tình trạng nguy hiểm. 

Nếu không được xử lý kịp thời, cơn hen có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh
Nếu không được xử lý kịp thời, cơn hen có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh

Điều gì sẽ xảy ra nếu một cơn hen suyễn không được chữa trị kịp thời?

Nếu mắc bệnh hen suyễn, những cơn hen có thể xuất hiện bất lúc nào, đặc biệt là khi có sự tác động của các yếu tố kích thích như phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn, khi tập thể dục… hoặc cơ thể bị kích động mạnh.

Khi không kịp sử dụng các loại thuốc trị hen, tình trạng khó thở, tức ngực của bạn sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, tiếng thở khò khè càng nặng hơn. Sau đó, đường thở và phổi sẽ bị bóp nghẹt gây khó thở. Lúc này mặt và cơ thể của bạn trở nên tím tái, xanh xao do bị thiếu oxy. Đây là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, bạn sẽ rơi vào tình trạng mất ý thức và cuối cùng là tử vong.

Chính vì sự nguy hiểm của nó mà khi lên cơn hen, bạn cần phải biết cách xử lý phù hợp để tự cứu sống chính bản thân mình.

Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra sớm cơn hen suyễn?

Nhận ra sớm cơn hen sẽ giúp bạn có đủ thời gian cần thiết để tìm ra được các biện pháp khắc phục, hạn chế được các tình huống không mong muốn.

Thông thường, dấu hiệu cảnh báo sớm của các cơn hen cũng tương tự như các triệu chứng đặc trưng của hen suyễn, tuy nhiên chúng ở mức độ nhẹ hơn. Chính vì thế khi phát hiện được sớm các biểu hiện của cơn hen sẽ khiến bạn có đủ thời gian để xử lý, ngăn chặn được nguy cơ tình trạng này nặng hơn. Những dấu hiệu nhận biết sớm có thể là:

  • Ho thường xuyên, nhất là vào ban đêm.
  • Khó thở hoặc bị hụt hơi.
  • Cơ thể mệt mỏi, cảm thấy yếu khi tập thể dục.
  • Thở khò khè hoặc ho sau khi tập thể dục.
  • Chức năng phổi bị suy giảm hoặc bị thay đổi khi dùng máy đo lưu lượng đỉnh.
  • Có các biểu hiện tương tự như cảm lạnh hoặc dị ứng (hắt hơi, ho, sổ mũi, đau đầu…)
  • Khó ngủ với các triệu chứng của bệnh hen suyễn vào ban đêm.

XEM THÊM: Các bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn giảm nhanh triệu chứng

Cần phải làm gì khi lên cơn hen?

Sử dụng các loại thuốc dạng hít để làm giảm các triệu chứng khi lên cơn hen suyễn
Sử dụng các loại thuốc dạng hít để làm giảm các triệu chứng khi lên cơn hen suyễn

Nếu phát hiện thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường và nghi là mình đang lên cơn hen, đừng hoảng loạn mà hãy thực hiện một số bước như sau:

  • Tuyệt đối không được nằm, hãy ngồi thẳng và cố gắng hít thở thật chậm, đều đặn. Điều quan trọng nhất là phải giữ được bình tĩnh, vì hoảng loạn sẽ càng làm cho tình trạng bệnh tồi tệ thêm.
  • Sử dụng thuốc trị hen suyễn dạng hít hoặc uống một liều thuốc kháng viêm để làm giảm các triệu chứng bệnh.
  • Nếu không có sẵn thuốc bên mình hoặc sau khi dùng thuốc mà các biểu hiện của bệnh lại càng tồi tệ thì hãy nhanh chóng liên hệ với các trung tâm y tế để được xử lý. Trong vòng 15 phút sau khi gọi mà xe cứu thương vẫn chưa đến, hãy dùng lặp lại thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Sau khi được điều trị tại các cơ sở y tế, 2 ngày sau khi xuất viện bạn cần phải tái khám. Đồng thời, hãy trao đổi với các bác sĩ để được hướng dẫn một cách chi tiết những việc cần làm nhằm khắc phục tình trạng bệnh hoặc để được hướng dẫn cách sử dụng các loại thuốc cho hợp lý.

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ lên cơn hen suyễn?

Bạn có thể hạn chế nguy cơ lên cơn hen suyễn bằng việc áp dụng các biện pháp như sau:

  • Sử dụng các loại thuốc điều trị hen suyễn theo đúng sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
  • Tránh xa các tác nhân có thể làm kích hoạt cơn hen như phấn hoa, bụi bẩn, các hóa chất…
  • Không hút thuốc và tránh xa các loại đồ uống có cồn.
  • Kiểm soát tốt cân nặng của bạn, nên áp dụng các biện pháp giảm cân nếu cảm thấy trọng lượng của cơ thể tăng lên quá nhiều.
  • Tiêm vắc – xin phòng cúm.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của chính bản thân để có thể dễ dàng nhận biết được các triệu chứng của bệnh có nặng lên hay không.
  • Thường xuyên thăm khám bác sĩ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân.

Khi lên cơn hen suyễn, nếu không được xử lý đúng cách nó có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Vì vậy, để có thể chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa lên cơn hen, việc tham khảo các thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây là điều nên làm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

Các bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn

Phương pháp thở bằng cơ hoành, phương pháp thở Papworth… là những bài tập thể dành cho bệnh nhân hen...

Các loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính ở phế quản, gây viêm và sưng đường hô hấp, từ đó dẫn...

Hen suyễn là căn bệnh được chia thành nhiều loại khác nhau

Các loại hen suyễn thường gặp mà bạn nên biết

Tùy thuộc vào các tiêu chí mà bệnh hen suyễn được chia thành nhiều loại khác nhau như hen suyễn...

sử dụng thuốc xịt hen suyễn đúng cách

Sử dụng thuốc hít hen suyễn như thế nào mới đúng cách?

Sử dụng thuốc hít hen suyễn đúng cách không chỉ giúp cải thiện cơn hen kịp thời mà còn tránh được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *