Hen suyễn và dị ứng: Tìm hiểu mối liên hệ giữa hai căn bệnh

Hen suyễn và dị ứng thường có mối liên quan với nhau. Chính vì vậy, việc phòng ngừa một trong hai căn bệnh này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Hen suyễn và dị ứng
Hen suyễn và dị ứng thường có mối quan hệ mật thiết. Hen suyễn không gây dị ứng nhưng dị ứng có thể gây bùng phát cơn hen.

Một trong những điều mà nhiều người bệnh không thể nhận ra là giữa bệnh hen suyễn và dị ứng thường có mối liên quan khá mật thiết với nhau. Nếu người bệnh mắc phải một trong hai bệnh này, căn bệnh còn lại có thể xuất hiện ngay sau đó. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu rõ quan hệ này để biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh.

1. Phân biệt triệu chứng dị ứng và hen suyễn

Như các bạn đều biết, hen suyễn là bệnh của nhánh khí quản (ống phế quản), bộc phát khi đường hô hấp bị co thắt. Còn dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch quá nhạy cảm, thông qua các phản ứng dị ứng của cơ thể tạo ra chất gây viêm.

Hen suyễn và dị ứng đều có thể gây nên những triệu chứng hô hấp như tắc nghẽn đường thở và ho. Tuy nhiên, cũng có những triệu chứng duy nhất cho từng bệnh. Cụ thể:

+ Triệu chứng bệnh hen suyễn:

  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Tức ngực.
  • Ho vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm.

+ Triệu chứng dị ứng:

  • Chảy nước mũi.
  • Phát ban và nổi mề đay.
  • Viêm họng gây ngứa ở niêm mạc họng.
  • Chảy nước mắt.
  • Viêm mũi dị ứng.

2. Mối liên hệ giữa hen suyễn và dị ứng

Hen suyễn không gây ra dị ứng nhưng dị ứng chính là nguyên nhân gây bùng phát cơn hen. Và đây cũng chính là tác nhân khiến bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Theo thuật ngữ y khoa, hen suyễn do dị ứng gây ra thường được gọi là hen suyễn dị ứng.

Mối quan hệ giữa dị ứng và hen suyễn
Phấn hoa chính là nguyên nhân gây dị ứng và kích hoạt hen suyễn.

Một số chất gây dị ứng có thể ảnh hưởng đến người bệnh bị hen suyễn như:

  • Phấn hoa.
  • Mạt bụi nhà.
  • Nấm mốc.
  • Tế bào chết động vật.
  • Nước hoa.
  • Mỹ phẩm.
  • Thực phẩm chứa chất gây dị ứng.

Khi cơ thể người bị dị ứng tiếp xúc với những dị nguyên này, hệ miễn dịch của họ sẽ nhận định những chất dị ứng này như kẻ thù xâm nhập có hại cho cơ thể. Khi đó, chúng sẽ tấn công chất dị ứng giống như tấn công vi rút, vi khuẩn. Điều này dẫn đến hiện tượng niêm mạc mũi, họng, mắt bị kích ứng gây chảy nước mắt, ho, sổ mũi. Các phản ứng này cũng có thể gây kích gợi, bùng phát cơn hen cấp tính.

Bên cạnh đó, bị dị ứng sốt cỏ khô hay còn gọi là viêm mũi dị ứng cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Do đó, người bị dị ứng nên có những biện pháp kiểm soát dị ứng kịp thời để phòng tránh cơn hen phát triển và tiến triển theo chiều hướng xấu.

XEM THÊM: Hãy cẩn thận và xử lý đúng cách nếu bị dị ứng nước hoa

3. Phương pháp điều trị dị ứng và hen suyễn

Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh đều nhắm mục tiêu giải quyết triệu chứng dị ứng, ngăn ngừa bộc phát hen suyễn. Sau đây là một số biện pháp chữa trị hen suyễn và dị ứng.

  • Montelukast: Đây là một loại thuốc hen suyễn thường được bác sĩ chỉ định để làm giảm cả triệu chứng của bệnh dị ứng và hen suyễn. Thuốc giúp kiểm soát phản ứng miễn dịch của cơ thể, hạn chế bệnh trở nặng và gây kích ứng hen.
  • Liệu pháp miễn dịch (tiêm thuốc): Người bệnh có thể giải dị ứng bằng cách tiêm một lượng nhỏ thuốc gây dị ứng vào cơ thể. Việc làm này giúp hệ thống miễn dịch của bạn thích nghi và làm tăng khả năng chịu đựng, giúp cải thiện tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải tiêm thuốc thường xuyên trong vài năm. Hiện nay, số năm tối ưu cần tiêm chưa được xác định cụ thể, điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nhưng hầu hết mọi người đều được tiêm ít nhất trong ba năm.
  • Liệu pháp miễn dịch kháng thể IgE: Đây là liệu pháp nhằm vào các tín hiệu hóa học gây ra các phản ứng dị ứng ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc. Liệu pháp này chỉ được khuyến nghị cho những bệnh nhân bị hen suyễn kéo dài có mức độ triệu chứng bệnh từ trùng bình đến nặng.

Hen suyễn và dị ứng mặc dù có mối liên hệ chặt chẽ nhưng hen suyễn có thể bị kích thích, khởi phát bởi một nguyên nhân nào khác. Chẳng hạn, không khí lạnh, bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp hay do tập luyện thể dục quá sức thường không gây dị ứng nhưng lại kích hoạt hen suyễn bùng phát.

Do đó, việc biết chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát được triệu chứng hen suyễn. Và một trong những cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với dị nguyên và thăm khám thường xuyên. Đồng thời, nên thay đổi lối sống và bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

ĐỌC NGAY

Vì sao căng thẳng gây bệnh hen suyễn? Nên làm gì?

Hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính gây viêm, hẹp ống dẫn khí đến phổi. Người bị hen suyễn thường xuất hiện các triệu chứng như ho, thở...
Hen suyễn ở người lớn tuổi và những điều cần biết

Hen suyễn ở người lớn tuổi: Những thông tin cần biết và cách điều trị

Mặc dù cũng là bệnh hen nhưng hen suyễn ở người lớn tuổi lại có những đặc điểm khác biệt...

Có thể làm giảm cơn hen suyễn bằng cách bổ sung vitamin D

Bổ sung vitamin D có thể làm giảm các cơn hen suyễn

Nếu đang bị hen suyễn, bạn có thể tự làm giảm các triệu chứng bệnh bằng cách bổ sung thêm...

Uống rượu bia có thể kích hoạt bệnh hen suyễn hoặc làm các triệu chứng bệnh nặng thêm

Rượu bia và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?

Tương tự các tác nhân gây kích ứng khác như bụi bặm, phấn hoa,... uống rượu bia cũng là một...

Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn...

Phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị hen suyễn tại nhà

Có một số biện pháp tự nhiên được cho rằng có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *