Azithromycin là thuốc gì ?

Azithromycin thuộc nhóm kháng sinh macrolid. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, mô mềm và nhiễm khuẩn đường sinh dục.

thuốc Azithromycin
Azithromycin là thuốc kháng sinh, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn

  • Tên thuốc: Azithromycin
  • Tên biệt dược: Acizit 250, Ausmax, AZ 500
  • Phân nhóm: thuốc kháng sinh

Những thông tin cần biết về thuốc Azithromycin

1. Công dụng của Azithromycin

Azithromycin thuộc nhóm kháng sinh macrolid. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và bùng phát của vi khuẩn, do đó được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Azithromycin nhạy cảm với các vi khuẩn sau: Streptococcus pneumonia, Haemophilus parainfluenzae, Clostridium perfringens, Borrelia burgdorferi,…

thuốc Azithromycin trị viêm xoang
Azithromycin được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra

Azithromycin được dùng để điều trị:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm
  • Nhiễm khuẩn ở đường sinh dục

Thuốc có thể được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác không được đề cập trong bài viết. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được thông tin đầy đủ hơn.

2. Chống chỉ định

Azithromycin chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
  • Có tiền sử dị ứng với các loại kháng sinh

Trước khi dùng thuốc, bạn nên trình bày những vấn đề sức khỏe mà mình gặp phải để được bác sĩ cân nhắc về việc sử dụng Azithromycin.

3. Dạng bào chế và hàm lượng trong thuốc Azithromycin

Hiện nay thuốc Azithromycin thường được điều chế dưới dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén, viên nang: Azithromycin 100mg, azithromycin 250mg, azithromycin 500mg
  • Hỗn dịch: 5ml/ 1g azithromycin
  • Dung dịch, thuốc nhỏ mắt: 1%

4. Cách dùng

Cách dùng Azithromycin phụ thuộc vào dạng bào chế, tham khảo hướng dẫn trên bao bì để dùng thuốc đúng cách.

Viên uống

Dùng thuốc trực tiếp với nước lọc, nên nuốt trọn viên thuốc. Không bẻ, nghiền hay pha loãng thuốc nếu không có yêu cầu từ bác sĩ. Nên uống thuốc tại một thời điểm cố định để thuốc phát huy tác dụng tối đa công dụng.

Hỗn dịch uống

Lắc đều chai trước khi dùng, sử dụng thìa để đo liều lượng thuốc và uống ngay sau đó.

5. Liều lượng

Liều lượng sử dụng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ căn cứ vào những yếu tố sau để xác định liều dùng cho từng trường hợp.

  • Độ tuổi
  • Tình trạng bệnh lý
  • Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
  • Phản ứng của cơ thể với liều dùng đầu tiên

Chính vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để trao đổi về liều lượng và tần suất cụ thể. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ phù hợp với các trường hợp phổ biến.

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm phế quản

  • Dùng 500mg/ngày trong 3 ngày
  • Hoặc dùng 500mg trong ngày đầu tiên, và giảm liều còn 250mg trong 4 ngày tiếp theo

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm xoang

  • Người lớn: dùng 500mg/ngày, dùng thuốc trong 3 ngày
  • Trẻ em từ 6 tháng – 17 tuổi: dùng 10mg/kg trọng lượng, không dùng quá 500mg/ngày
  • Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn da

  • Dùng 500mg trong ngày đầu tiên
  • Dùng 250mg/ngày trong 4 ngày tiếp theo

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung

  • Nhiễm trùng thông thường: dùng 1 gram
  • Nhiễm trùng có vi khuẩn lậu: dùng 2 gram

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh loét sinh dục

  • Dùng 1 gram/ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị tai giữa cấp tính

  • Trẻ từ 6 tháng – 17 tuổi: dùng 30mg/kg trọng lượng cơ thể. Chỉ sử dụng một liều duy nhất.
  • Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm họng hoặc viêm amidan

  • Người lớn: dùng 500mg trong ngày đầu tiên. Sau đó dùng 250mg/ngày trong 4 ngày tiếp theo.
  • Trẻ từ 2 – 17 tuổi: dùng 12mg/kg trọng lượng, dùng thuốc trong 5 ngày
  • Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi

Khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, bạn cần kiểm soát quá trình trẻ uống thuốc. Tránh trường hợp trẻ dùng thiếu hoặc quá liều.

Azithromycin là thuốc kháng sinh, do đó cần thận trọng khi sử dụng. Tuyệt đối không dùng thuốc trong thời gian dài, điều này có thể khiến vi khuẩn kháng lại thuốc.

6. Giá bán

Trên thị thường, thuốc azithromycin có rất nhiều giá bán khác nhau như:

  • Azithromycin 100mg: 65.000/ hộp (hộp có 24 gói).
  • Azithromycin 250mg: 50.000/ hộp (hộp có 6 viên).
  • Azithromycin 500mg: 10.000 VND/ viên (hộp 3 vỉ x 10 viên).

7. Bảo quản Azithromycin

Bảo quản Azithromycin ở nhiệt độ phòng, không để ở nhiệt độ cao hơn 30 độ C. Tránh nơi có độ ẩm cao, ánh nắng trực tiếp và để xa tầm với của trẻ em, thú nuôi.

Không tiếp tục sử dụng khi thuốc có dấu hiệu hết hạn, ẩm mốc hoặc biến chất. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách, tuyệt đối không đổ thuốc vào nguồn nước hay môi trường tự nhiên.

Những điều cần lưu ý khi dùng Azithromycin

1. Thận trọng

Nếu bạn đang có thai hoặc cho con bú, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Azithromycin có thể thâm nhập vào bào thai và gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi. Ngoài ra, thuốc cũng có thể thải trừ qua sữa mẹ.

Azithromycin là thuốc gì
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Azithromycin có trong nhiều loại thuốc biệt dược, do đó bạn cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng. Tránh tình trạng dùng quá liều Azithromycin.

Thuốc có thể khiến các triệu chứng của bệnh nhược cơ trở nên nghiêm trọng hơn. Với những người có tiền sử rối loạn nhịp tim, Azithromycin khiến tình trạng tái phát và có thể gây tử vong. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc.

Azithromycin có thể giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa nếu dùng chung với một số loại thực phẩm và đồ uống. Bạn cần trao đổi vấn đề này với bác sĩ để tránh những trường hợp rủi ro.

2. Tác dụng phụ

Azithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Tiêu chảy có phân lỏng hoặc kèm máu
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Nôn

Các tác dụng phụ này có mức độ nhẹ nên sẽ biến mất trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Nếu triệu chứng có xu hướng nặng hơn, bạn nên liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Mệt mỏi
  • Đuối sức
  • Ăn mất ngon
  • Đau bụng
  • Nước tiểu có màu khác thường
  • Vàng da
  • Vàng mắt
  • Chóng mặt
  • Bị ù tai hoặc gặp các vấn đề về thính giác
  • Nhịp tim nhanh hơn hoặc không đều

Phản ứng dị ứng:

  • Khó thở
  • Sưng mặt, môi
  • Ngứa cổ họng
  • Phát ban
  • Phản ứng da nghiêm trọng (hoại tử biểu bì, bong tróc và phồng rộp da)

Tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ:

  • Nôn sau khi ăn
  • Khó chịu khi ăn
  • Không lên cân

Khi các dấu hiệu dị ứng và tác dụng phụ nghiêm trọng xuất hiện, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của người sử dụng.

3. Tương tác thuốc

Azithromycin có thể tương tác với các loại thuốc, vitamin hoặc thảo dược. Tương tác xảy ra làm thay đổi hoạt động của thuốc, có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc làm phát sinh những tác dụng không mong muốn.

Azithromycin là thuốc gì
Hiện tượng tương tác làm thay đổi hoạt động của thuốc và có thể gây ra những tác dụng không mong muốn

Azithromycin có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Methadone
  • Thuốc kháng sinh khác như erythromycin, pentamidien, clarithromycin,…
  • Thuốc làm loãng máu warfarin, Coumadin
  • Thuốc trị rối loạn nhịp tim dofetilide, amiodarone,…
  • Thuốc an thần chlorpromazine, pimozide,…
  • Thuốc chống trầm cảm citalopram, escitalopram

Danh sách này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có thể tương tác với Azithromycin. Do đó cần thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác thuốc có thể xảy ra.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn bỏ lỡ một liều hoặc dùng thuốc không đúng lịch:

Trong trường hợp này, thuốc có thể không hoạt động hoặc giảm tác dụng điều trị. Do đó, cần dùng thuốc theo đúng thời gian và liều lượng được bác sĩ chỉ định.

Bạn có thể dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến liều tiếp theo bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.

Nếu bạn dùng thuốc quá liều:

Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó bạn cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

5. Ảnh hưởng từ sức khỏe đến thuốc

Việc sử dụng thuốc azithromycin cũng cần có một tình trạng sức khỏe ổn định để tăng hiệu quả sử dụng. Nếu bạn đang gặp các vấn đề sau thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

  • Dị ứng với các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid và ketolide.
  • Tiền sử bị bệnh gan
  • Hệ thống miễn dịch yếu
  • Suy nhược cơ
  • Mắc các bệnh lý bề tim như suy tim, rối loại nhịp tim,…
  • Hạ kali huyết và magie huyết

6. Nên ngưng thuốc khi nào?

Azithromycin chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn. Tuyệt đối không kéo dài thời gian sử dụng nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

Nên ngưng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Khi có yêu cầu từ bác sĩ
  • Triệu chứng không thuyên giảm sau 5 ngày dùng thuốc đều đặn
  • Khi phát sinh phản ứng dị ứng
  • Xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng

Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc Azithromycin. Nếu có thắc mắc về loại thuốc này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để nhận được giải đáp cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ...

Viêm phế quản mạn tính là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?

Viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh về phổi mà hiện nay nhiều người mắc phải. Theo...

Viêm phế quản: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm. Là một bệnh lý phổ biến,...

Xin hỏi viêm phế quản có lây nhiễm không bác sĩ?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, tôi được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp tính và đang được điều trị...

Một số bài thuốc nam có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính.

5 cách chữa viêm phế quản bằng thuốc nam

Bệnh viêm phế quản thường gây ra những đảo lộn, cảm giác khó chịu trong sinh hoạt đời sống của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.