Thuốc Pecinillin là thuốc gì?

Thuốc Penicillin được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn, virut, nấm gây hại. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại. Bệnh nhân có thể sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, bắp thịt.

thuốc penicillin
Thuốc Penicillin được bào chế ở nhiều dạng khác nhau: thuốc tiêm, viên nén, viên nang

  • Tên hoạt chất: Penicillin
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn
  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm, viên nang, viên nén

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Penicillin

Penicillin là loại thuốc chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, là một nhóm kháng sinh bao gồm Penicillin G, Penicillin V, Penaine Penicillin và Penicillin Benzathine.

1. Công dụng

Thuốc Penicillin được chỉ định để:

  • Chống và phòng ngừa các lại vi khuẩn, virut gây bệnh
  • Điều trị nhiễm trùng máu
  • Điều trị các bệnh lý về xương khớp cấp tính
  • Điều trị bệnh giang mai, lậu, ghẻ cóc
  • Điều vị viêm phổi
  • Điều vị viêm màng não

2. Thành phần

Thành phần chính có trong thuốc là hoạt chất Penicillin cùng với một số thành phần khác.

Công thức hóa học của thuốc penicillin
Công thức hóa học của hoạt chất Pecinillin

3. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Penicillin cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, hoặc đối tượng thuộc các trường hợp sau:

  • Bệnh hen suyễn
  • Bệnh thận
  • Rối loạn đông máu
  • Đi ngoài ra máu
  • Có tiền sử tiêu chảy cho dùng các loại thuốc kháng sinh
  • Có tiền sử dị ứng thuốc kháng sinh

Các đối tượng khác có ý định sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiếm từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định

4. Dược lý, cơ chế hoạt động

Dược lý

Penicillin ức chế hoạt động của các enzyme cần thiết trong thành tế bào vi khuẩn, liên kết với các protein liên kết với penicillin với vong beta-lactam. Làm cho thành tế bào suy yếu, nước không kiểm soát được chảy vào tế bào vì không duy trì được độ thẩm thấu chính xác, dẫn đến việc ly giải tế bào và tử vong.

Một số Penicillin được sửa đổi hoặc dùng cùng với các loại thuốc khác để chống lại vi khuẩn kháng sinh hoặc ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Sử dụng axit clavulanic hoặc tazobactam, chất ức chế beta-lactamase, cùng với penicillin cho hoạt động của penicillin chống lại vi khuẩn sản xuất beta-lactamase. Ngoài ra, flucloxacillin là một loại penicillin biến đổi có hoạt tính chống lại vi khuẩn sản xuất beta-lactamase

Dược động học

Penicillin có liên kết protein thấp trong huyết tương, tùy thược vào từng loại mà khả dụng sinh học của Penicillin sẽ khác nhau.

Penicillin G có khả dụng sinh học thấp, khoảng 30%.

Penicillin V có khả năng sinh học cao hơn, khoảng 60 – 70%.

Thời gian bán hủy của Penicillin ngắn và được bài tiết chủ yếu qua thận.

Tìm hiểu: Oxacillin là thuốc gì?

5. Cách dùng

Đối với việc dùng viên nang, bệnh nhân cần sử dụng thuốc cùng với nhiều nước, để quá trình hấp thụ thuốc được diễn nha nhanh chống và hấp thụ tốt hơn. Thuốc có thể sử dụng trước và sau khi ăn.

Đối với việc dùng thuốc tiêm, thực hiện tiêm thuốc vào tĩnh mạch, bắp thịt bởi các bác sĩ, nhân viên y tế chuyên môn. Bệnh nhân không được tự ý tiêm thuốc cho bản thân mình.

6. Liều dùng Penicillin

Tùy vào từng đối tượng, đổ tuổi để sử dụng thuốc đúng với liều lượng. Đối với trẻ em, liều lượng còn phụ thuộc vào cân nặng.

Liều lượng sử dụng đối với thuốc Penicillin V (thuốc dạng uống)

* LIỀU DÙNG CHO NGƯỜI LỚN

Liều dùng thông thường cho nhiễm trùng vi khuẩn:

  • Sử dụng 125 – 500 mg, khoảng cách sử dụng giữa các liều là 6 – 8 giờ.
  • Có thể kết hợp với tiêm thuốc Penicillin G.

Liều dùng thông thường cho nhiễm trùng liên cầu khuẩn (nhiễm trùng đường hô hấp, sốt phát ban):

  • Sử dụng 125 – 250 mg, khoảng cách giữa hai liều uống là 6 – 8 giờ.
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 10 ngày

Liều dùng thông thường chữa viêm tai giữa:

  • Đối mới mức độ nhẹ đến trung bình: Sử dụng 125 – 250 mg, khoảng cách giữa các liều là 6 – 8 giờ. Thời gian sử dụng tối đa 10 ngày.
  • Đối với mức độ nhẹ đến trung bình nghiêm trọng: Sử dụng 250 – 500 mg, sau 6 giờ sử dụng một liều.

Liều dùng thông thường chữa nhiễm trùng da hoặc mô mềm, nhiễm trùng nhẹ đến nghiêm trọng ở vùng hầu họng:

  • Sử dụng 250 – 500 mg, hai liều sử dụng cách nhau 6 – 8 giờ.

Liều dùng thông thường chữa sốt thấp khớp:

  • Sử dụng 125 – 250 mg, uống 2 lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường chữa amidan, viêm họng:

  • Sử dụng 500 mg, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 10 ngày.

Liều dùng thông thường chữa viêm nội tâm mạc do vi khuẩn gây nên:

  • Sử dụng 2 g uống 1 giờ trước khi làm thủ thuật.
  • Sử dụng 1 g/ 6 giờ sau khi làm thủ thuật.

Liều dùng thông thường chữa nhiễm trùng khớp:

  • Sử dụng 500 mg, uống 2 – 4 lần mỗi ngày.
* LIỀU DÙNG CHO TRẺ EM

Liều dùng thông thường chữa nhiễm trùng do vi khuẩn:

  • Trẻ em 1 tháng – 12 tuổi: Sử dụng 25 – 75 mg/ kg/ ngày, có thể chia thành 3 – 4 lần/ ngày để sử dụng. Liều tối đa 1 ngày là 2 g.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 125 – 500 mg, hai liều cách nhau 6 – 8 giờ.

Liều dùng thông thường chữa nhiễm trùng liên cầu khuẩn (nhiễm trùng đường hô hấp, sốt, phát ban đỏ):

Sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên

  • Đối với mức độ nhiễm trùng nhẹ đến trung bình: Sử dụng 125 – 250 mg, sau 6 – 8 giờ sử dụng liều tiếp thao. Thời gian sử dụng thuốc tối đa 10 ngày.
  • Đối với mức độ nhiễm trùng nhẹ đến trung bình nghiêm trọng: Sử dụng 250 – 500 mg/ 6 giờ.

Liều dùng thông thường chữa nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

  • Sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên với liều lượng là 250 – 500 mg, sau 6 – 8 giờ sử dụng liều tiếp theo.

Liều dùng thông thường chữa sốt thấp khớp:

  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi, sử dụng 125 – 250 mg, chia làm 2 lần uống mỗi ngày.

Liều dùng thông thường chữa viêm amidan, viêm họng:

  • Trẻ em dưới 27 kg: Sử dụng 250 mg, uống 2 – 3 lần uống mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 27 tuổi: Sử dụng 500 mg, uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Liều tối đa: 2 g/ ngày.
  • Thời gian điều trị: 10 ngày.

Liều dùng thông thường chữa bệnh viêm phổi:

  • Sử dụng cho trẻ em trên 3 tháng tuổi, với liều lượng từ 50 – 75 mg/ kg/ ngày.

Liều dùng thông thường chữa viêm nội tâm mạc do vi khuẩn:

Chỉ sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi.

  • Trẻ em dưới 27 kg: Sử dụng 1g trước khi làm thủ thuật và 500 mg sau khi làm thủ thuật.
  • Trẻ em trên 27 kg: Sử dụng 2g uống trước khi làm thủ thuật và 1g sau khi làm thủ thuật.
Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Pecinillin cho người lớn và trẻ em

Liều lượng sử dụng đối với thuốc Penicillin G (thuốc dạng tiêm)

Liều dùng dự phòng tái phát viêm thấp khớp cấp 1 mũi mỗi 15 ngày:

  • Người lớn: Sử dụng 2,4 MIU/ lần.
  • Trẻ em: Sử dụng 0,6 – 1,2 MIU/ lần.

Liều dùng chữa bệnh do xoắn khuẩn:

  • Sử dụng 2,4 MIU mỗi 8 ngày.

Có thể bạn muốn biết: Các loại thuốc nhỏ chữa viêm tai giữa được sử dụng phổ biến

7. Bảo quản

Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đối với thuốc tiêm, có thể lưu trữ trong ngăn mát của tủ lạnh, không được để thuốc đóng băng. Thuốc được cất trữ ở vị trí tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Đối với thuốc đã quá hạn sử dụng, bạn đọc cần xử lý đúng cách, không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc cống rãnh. Bạn đọc có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ về cách xử lý sao cho an toàn.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Penicillin

1. Khuyến cáo

Trong quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp sử dụng thuốc Penicillin, bệnh nhân cần lưu ý một vài điểm dưới đây:

  • Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc.
  • Thuốc có thể gây tiêu chảy hoặc đi ngoài có máu, hãy báo cáo với bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Khi có nhu cầu sử dụng thuốc này để tránh thai, hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn có nhu cầu, bởi thuốc Penicillin có tác dụng tránh thai kém hiệu quả.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng bị hen suyễn, rối loại chức năng thận, rối loạn máu đông, có tiền sử tiêu chảy do các loại thuốc kháng sinh khác.
  • Thường xuyên kiểm tra chức năng thận và gan.
  • Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và việc dùng thuốc, bởi thuốc có thể truyền sang con thông qua đường cho bú.

2. Tác dụng phụ

Bệnh nhân sử dụng thuốc thường hay lo lắng về các tác dụng phụ của thuốc mang lại, không phải tất cả đối tượng đều mắc phải, đó chỉ là số ít. Những tác dụng phụ phổ biến thường sẽ biến mất sau những ngày tiếp theo, bệnh nhân có thể yên tâm. Tuy nhiên, người bệnh cũng không được quá chủ quan đối với sức khỏe của mình.

Tác dụng phụ của thuốc Penicillin thường hay gặp như:

  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Đau đầu
  • Sưng lưỡi
  • Tưa miệng
  • Ngứa âm đạo

Khi gặp phải các triệu chứng của tác dụng phụ nghiêm trọng, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc, báo cáo ngay về với bác sĩ để có cách xử ký kịp thời:

  • Tiêu chảy ở dạng lỏng hoặc đi ngoài có máu
  • Sốt, ớn lạnh
  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường
  • Đi tiểu ít hoặc bị ứ
  • Phát ban da, ngứa, bong tróc
  • Thay đổi hành vi, tâm trạng
  • Co giật
  • Sốc phản ứng
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu
Bệnh nhân không được chủ quan với sức khỏe của mình bởi các tác dụng phụ của thuốc gây ra

3. Tương tác thuốc

Bệnh nhân cần được báo cáo đầy đủ cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ chuyên môn được biết đầy đủ các loại thuốc đang sử sử dụng, các loại vitamin, thảo dược. Một trong số đó có thể gây ra phản tác dụng của thuốc và làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ.

Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Penicillin cùng với các loại thuốc sau:

  • Probenecid
  • Methotrexate
  • Amoxicillin (Amoxil, Amoxicot, Biomox, Dispermox, Trimox)
  • Ampicillin (Omnipen, Princen)
  • Carbenicillin (Geocillin)
  • Dicloxacillin (Dycill, Dynapen)
  • Oxacillin (Bactocill)

4. Xử lý khi quên liều và quá liều

Để bệnh tình nhanh chóng được hồi phục, tốt nhất bệnh nhân không được sử dụng thuốc quên liều hoặc quá liều, gây ra trì hoãn trong việc sử dụng thuốc không được liên tục.

Cách xử lý khi quên liều

Trong quá trình sử dụng thuốc không may bạn bỏ lỡ một liều thuốc, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra. Nếu trường hợp sử dụng liều tiếp theo sắp đên, bệnh nhân nên bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo lộ trình. Lưu ý, không được sử dụng thuốc gấp đôi liều để bù vào liều quên.

Cách xử lý khi quá liều

Bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều thường xuất hiện các biểu hiện như: co giật, ngất, mệt mỏi,… Hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa hiểu rõ công dụng và chống chỉ định của thuốc. Tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi có ý định sử dụng thuốc.

Thông tin bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về thuốc Penicillin. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, chưa được xác thực về mức độ chính xác.

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp là gì? Chỉ số bình thường

Huyết Áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và Cách kiểm soát

Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực máu lưu thông tác động vào thành động mạch. Những vấn đề...

Dấu hiệu nhận biết tai biến nhẹ ở người già

Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Cách chẩn đoán và Xử trí kịp thời

Tai biến nhẹ ở người già tiềm ẩn nhiều rủi ro, không thể chủ quan. Khả năng cơn tai biến...

Gợi ý một vài cách trị tim đập nhanh tại nhà

Cách Trị Tim Đập Nhanh Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Cao

Tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như thở hổn...

Tai biến liệt nửa người là gì?

Tai Biến Liệt Nửa Người: Cách Điều Trị Phục Hồi Nhanh

Tai biến liệt nửa người là một trong các di chứng do tai biến mạch máu não gây ra khiến...

Thực hư lời đồn lá ớt chữa đột quỵ?

Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?

Lá ớt chữa đột quỵ là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Thực...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *