Thuốc Klacid (Clarithromycin) - Thuốc kháng sinh thông dụng bạn nên biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ vẫn hay chỉ định dùng thuốc Klacid để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chẳng hạn như: viêm tai, viêm loét dạ dày, viêm phổi, viêm xoang.

thuốc Klacid
Thuốc Klacid được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra
  • Tên biệt dược: Klacid®
  • Tên hoạt chất: Clarithromycin
  • Phân nhóm: thuốc kháng sinh

Những thông tin cơ bản về thuốc Klacid

Muốn tận dụng được những gì mà hoạt chất Clarithromycin trong thuốc mang lại cho người dùng, chúng ta nên nắm các thông tin như sau.

Tác dụng

Ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn, hỗ trợ điều trị khá nhiều bệnh liên quan đến vi khuẩn. Chẳng hạn như: viêm tai, viêm xoang, viêm phổi… Ngoài ra còn có thể kết hợp với các loại thuốc chống loét để tăng cường khả năng điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Chỉ định

  • Dùng thay thể penicillin trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với hoạt chất của penicillin.
  • Dùng cho bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến vi khuẩn: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Sử dụng kết hợp với một số thuốc kháng sinh khác để điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng cho bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của thuốc cũng như các loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid.
  • Tránh dùng cho bệnh nhân bị các vấn đề về tim mạch như: loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, mất cân bằng điện giải.
  • Thận trọng với trường hợp bệnh nhân bị bệnh về thận và gan, người đang mang thai và đang cho con bú.

Dạng bào chế

Thường được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc dung dịch uống chuyên dành cho trẻ em với hàm lượng cụ thể:

  • Dung dịch uống 125mg tương đương 5ml
  • Viên nén hàm lượng 250mg và 500mg

Liều lượng sử dụng

Tùy theo tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người mà sử dụng thuốc với liều lượng khác nhau:

# Người lớn

  • Trường hợp nhẹ: mỗi lần dùng 250mg , dùng 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục trong vòng 7 ngày
  • Trường hợp nặng: tăng liều gấp đôi mỗi ngày dùng 2 lần. Nhưng không dùng quá 14 ngày.

# Trẻ em

Thường được dùng dưới dạng dung dịch uống, mỗi ngày dùng 2 lần. Cụ thể liều lượng mỗi lần sử dụng dựa theo cân nặng như sau:

  • Từ 8 kg đến 11kg: dùng 2.5ml/lần
  • Từ 12kg đến 19kg: dùng 5ml/ lần
  • Từ 20kg đến 29kg: dùng 7.5ml/lần
  • Từ 30kg đến 40kg: dùng 10ml/lần
Thuốc Klacid
Trẻ em hay được chỉ định dùng thuốc Klacid dạng dung dịch

Chú ý trước khi dùng thuốc nên lắc đều và dùng dụng cụ đo định lượng để lấy được lượng thuốc chính xác nhất.

Bạn cũng nên đọc kĩ cách pha thuốc Klacid đúng. Thông thường cho nước vào chai rồi cho lượng bột thuốc vừa đủ rồi lắc đều. Sau đó tiếp tục cho nước vào theo đúng vạch để bột thuốc tan hết. Nhớ cẩn trọng trong quá trình lắc để thuốc không bị bắn ra ngoài.

Liều lượng có thể thay đổi tùy theo tình trạng của bệnh nhân cũng như chỉ định của bác sĩ.

Bảo quản thuốc

Chú ý bảo quản thuốc Klacid ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi đã hết hạn, thuốc có hiện tượng đổi màu, nấm mốc… Với thuốc dạng chất lỏng thì không được sử dụng sau khi đã mở nắp quá 14 ngày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Klacid

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gặp rất nhiều phản ứng phụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị bệnh. Chính vì vậy nên đọc thật kĩ những thông tin ngay bên dưới đây.

1/ Khuyến cáo khi sử dụng

Trước khi sử dụng thuốc Klacid cần biết một số điều như sau:

  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ loại thuốc nào.
  • Báo cho bác sĩ ngay nếu đang mang thai hoặc dự định có thai. Vì việc sử dụng thuốc có thể làm thai nhi bị dị dạng
  • Báo ngay cho bác sĩ khi có các biểu hiện rối loạn chức năng của tim, thận, rối loạn điện giải…

2/ Tác dụng phụ của thuốc

Theo ghi nhận thì có rất nhiều tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.

Tiêu chảy, buồn nôn, nôn nhức đầu, rối loạn vị giác… là những biểu hiện có thể xảy ra. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu này.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát sớm. Chẳng hạn như: mệt mỏi, nước tiểu màu vàng sậm, vàng da, nhịp tim hỗn loạn, sưng mặt, lưỡi hoặc cổ họng.

Những tác dụng phụ mà chúng tôi đã kể ở trên chỉ là những tác dụng phụ thường gặp. Ngoài ra tùy theo cơ địa của từng người mà có thể xuất hiện các triệu chứng khác. Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp ứng phó kịp thời.

3/ Tương tác thuốc

Thuốc Klacid có khả năng tương tác với những loại thuốc khác và làm thay đổi hoạt động của thuốc. Cụ thể như sau:

  • Một số thuốc khi kết hợp với thuốc Klacid có thể thay đổi hoạt động của nhịp tim. Chẳng hạn như procainamide, quinidine, amiodaron, dofetilide, pimozide,…
  • Một số loại thuốc khi dùng chung có thể cản trở hoạt động của hoạt chất clarithromycin. Chẳng hạn như: nevirapine, saquinavir, efavirenz,…
  • Một số loại thuốc có thể bị chậm hoạt động nếu gặp phải các hoạt chất của Klacid. Bao gồm: colchicin, digoxin, tolvaptan, ticagrelor…

Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải báo ngay với bác sĩ nếu đang dùng các loại thuốc khác. Kể cả thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, thuốc đông y…

4/ Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc dùng quá liều

Với trường hợp dùng thiếu liều thì người bệnh nên dùng tiếp sang liều sau mà không nên dùng gấp đôi để bù lại.

Trong trường hợp dùng quá liều thì cần phải gặp bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

5/ Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ theo những gì đã chỉ định. Chú ý không dùng thuốc quá 2 tuần. Trong trường hợp có các triệu chứng bất thường, những biểu hiện ngày càng nặng thì nên liên hệ với bác sĩ để có cách điều chỉnh cho phù hợp.

Bài viết đã khái quát những thông tin cơ bản nhất về công dụng cũng như cách sử dụng thuốc Klacid. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác xung quanh vấn đề sử dụng thuốc, người bệnh nên hỏi trực tiếp bác sĩ để được giải thích cặn kẽ hơn.

đặt tỏi trị viêm tai giữa

Nhét tỏi vào tai: Một biện pháp điều trị viêm tai giữa

Điều trị viêm tai giữa bằng cách nhét tỏi vào tai là một phương pháp được khá nhiều người áp...

Bị viêm tai giữa có phải uống kháng sinh không?

Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến ở đối tượng trẻ em. Các triệu...

5 bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y nhiều người tin dùng

Hiện nay khá nhiều bệnh nhân đang áp dụng các bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y và...

Những điều bạn nên biết về bệnh viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa tái phát nhiều lần thường được gọi là bệnh viêm tai giữa mạn tính. Trong bài viết...

Bệnh viêm tai giữa để lại nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa khi nào phải mổ, hết bao nhiêu tiền?

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bệnh khá dễ điều trị, tuy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.