Erythromycin là thuốc gì? Công dụng, liều dùng & tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được dùng để điều trị và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. 

Erythromycin
Kháng sinh Erythromycin dùng điều trị các bệnh lý do nhiễm khuẩn gram, gram dương nhưng không có công dụng chữa bệnh do vi rút gây ra.

  • Tên hoạt chất: Erythromycin
  • Tên thương hiệu: E-Mycin, Erythrocin Stearate Filmtab, Erimit®, Erythrocin và Erythromycin, Ery-Tab và EryPed (EryPed 400, EryPed 200), Erythrocin Lactobionate,..
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị các bệnh da liễu
  • Dạng thuốc: Thuốc bôi ngoài da, viên nén bao phim, viên nén, viên nang, thuốc cốm,

Tác dụng chính của Erythromycin là gì?

Erythromycin là thuốc kháng sinh theo đơn dược dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cơ chế hoạt động là giúp ức chế và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gram âm, gram dương. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị một số bệnh không được liệt kê trong nhãn hướng dẫn sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, Erythromycin hầu như không có tác dụng với vi khuẩn gram âm ưa khí. Bên cạnh đó, thuốc cũng không dùng được trong trường hợp bệnh do vi rút gây ra, nhất là bệnh cảm cúm thông thường.

Dùng Erythromycine như thế nào?

Erythromycin đường uống thường được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, thuốc được hấp thụ tốt nhất là khi dạ dày rỗng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng nôn hoặc ảnh hưởng dạ dày, người bệnh nên dùng Erythromycin sau mỗi bữa ăn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý, bởi thuốc có vị đắng cho nên bạn không nên nghiền nhỏ mà hãy nuốt trọn thuốc. Mặt khác, để duy trì lượng thuốc trong cơ thể ổn định, nên uống Erythromycin cách các khoảng đều nhau. Tốt nhất nên uống vào khoảng giờ nhất định trong ngày.

Đối với Erythromycin dạng bôi ngoài da, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi dùng. Không được sử dụng quá 3 tháng.

Cho dù dùng Erythromycin dạng viên uống hoặc dạng bôi, người bệnh không nên ngưng thuốc quá sớm khi triệu chứng bệnh chưa khỏi. Đồng thời, không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Thuốc Itraconazole là thuốc gì?

Thông tin định lượng của thuốc Erythromycin

1/ Liều dùng dành cho người lớn

Liều dùng Erythromycin thông thường dành cho người lớn bị bệnh viêm dạ dày Campylobacter, bệnh hạ cam mềm (Chancroid), bệnh hột xoài (u hạt lympho sinh dục hay Lymphogranuloma Venereum), viêm phổi Mycoplasma, viêm niệu đạo, viêm họngviêm tai giữa, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp trên,…

  • Trường hợp nhiễm trùng từ nhẹ đến trung bình: 250 – 500mg (estolate, base, stearate) hoặc 400 – 800mg (ethylsuccinate).
  • Nhiễm trùng nặng: Erythromycin 1 – 4g, chia liều ra uống hoặc dùng thuốc tiêm, truyền liên tục.

2/ Liều dùng erythromycine dành cho trẻ em

  • Liều dùng cho trẻ em trong trường hợp phòng ngừa nhiễm trùng viêm nội tâm mạc: Đường uống dùng 20 mg/kg (stearate hoặc ethylsuccinate) mỗi 2 giờ sau khi ăn. Và sau đó cách 6 giờ sau liều đầu tiên uống tiếp 1/2 liều.
  • Liều dùng dành cho trẻ em mắc bệnh viêm phổi, viêm kết mạc sơ sinh chlamydia: 50mg/kg/ngày, chia đều thành các liều bằng nhau và cách 6 tiếng uống lần, dùng thuốc ít nhất trong 2 tuần.
  • Liều dùng thông thường dành cho trẻ mắc bệnh ho gà: Dùng đường uống, 40-50 mg/kg/ngày, chia liều ra uống trong ngày và uống ít nhất trong 14 ngày. Và liều tối đa dùng là 2g/ngày nhưng không thích hợp đối với trẻ em dưới 1 tháng tuổi.
  • Liều dùng cho trẻ em chuẩn bị phẫu thuật ruột: 20mg/kg (base), uống vào ngày trước khi phẫu thuật. Ví dụ phẫu thuật vào 9 giờ sáng, cho con uống 2 hoặc 3 giờ chiều và 12 giờ đêm. Ngoài uống Erythromycin, trẻ sẽ được dùng kèm 1g neomycin và thuốc làm sạch ruột.
  • Liều dùng thông thường dành cho trẻ dự phòng sốt thấp khớp: 250mg chia đều ra uống 2 lần trong ngày.

Thuốc Erythromycin gây nên những tác dụng phụ gì?

Erythromycin có thể gây nên một vài phản ứng phụ như:

  • Đau bụng.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Ăn không ngon.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các biểu hiện nghiêm trọng hơn:

  • Ngứa.
  • Phát ban.
  • Khó nuốt.
  • Thở khò khè hoặc khó thở.
  • Mặt hoặc da có dấu hiệu vàng.
  • Nước tiểu có màu đậm và phân có màu nhạt.
  • Đau phần bên trên phía bên phải của dạ dày.
  • Tim có dấu hiệu đập nhanh, bất thường.
  • Xuất hiện triệu chứng co giật.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Tiêu chảy nặng, phân có nước hoặc đẫm máu, có thể kèm theo triệu chứng đau quặn bụng hoặc sốt nặng.

Không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ này. Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên, hãy cho bác sĩ biết để có hướng xử lý kịp thời.

Trước khi dùng Erythromycin bạn nên biết những điều gì?

  • Nên nói cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Erythromycin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác có chứa thành phần hoạt chất Erythromycin.
  • Erythromycin thường không được chỉ định dùng chung với các loại thuốc như pimozide (Orap), astemizole (Hismanal), ergotamin (Cafergot, Ergomar, Migergot), cisaprid (Propulsid), dihydroergotamine (Migranal, DHE 45), terfenadine (Seldane). Vì vậy, nếu đang dùng một trong những loại thuốc này, bạn nên cho bác sĩ biết.
  • Ngoài ra, nhiều loại thuốc có thể tương tác với Erythromycin. Vì thế, hãy nói cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn biết về tất cả các loại sản phẩm bạn đang dùng, kể cả kê toa hoặc không kê toa, thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ giúp bạn thay đổi liều lượng Erythromycin và theo dõi tình trạng bệnh cẩn thận. Tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về tim, nhịp tim không đều hoặc nồng độ kali và magie trong máu thấp, bệnh gan, hãy nói cho bác sĩ biết.
  • Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng trước khi dùng Erythromycin.

Tương tác của thuốc Erythromycin với các loại thuốc khác

Khi sử dụng Erythromycin, bệnh nhân cần thận trọng:

  • Erythromycin có thể kéo dài thời gian tác dụng của Alfentanil và làm giảm sự thanh thải trong huyết tương. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể ức chế chuyển hóa của acid valproic và carbamazepin, làm tăng nồng độ hoạt chất của các thuốc trong huyết tương và làm tăng độc tính.
  • Ngoài ra, Erythromycin gắn thuận nghịch vào tiểu đơn vị 50S của ribosome vi khuẩn, làm ức chế tổng hợp protein. Bởi vậy, thuốc làm kìm hãm, ngăn chặn không cho lincomycin và cloramphenicol gắn vào 50S, gây tác dụng đối kháng.
  • Chống chỉ định phối hợp Erythromycin với terfenadin, astemizol. Bởi thuốc có thể gây ảnh hưởng đến tim như nhịp tim nhanh, nặng có thể gây tử vong.
  • Erythromycin làm giảm sự đào thải các hợp chất như aminophylin, cafein, theophylin ra ngoài và làm tăng nồng độ các chất này trong máu, gây hại.
  • Không nên dùng Erythromycin với lovastatin, bởi tác dụng của thuốc có thể làm tăng nguy cơ tiêu vân cơ.

Ngoài ra, Erythromycin có thể tương tác với một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng nấm, thuốc kháng vi rút.
  • Thuốc dùng để điều trị ung thư.
  • Thuốc điều trị các bệnh lý về thần kinh và bệnh trầm cảm.
  • Thuốc điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, động mạch phổi.
  • Thuốc phòng ngừa sốt rét.

Danh sách thuốc tương tác với Erythromycin nêu trên chưa phải là danh sách hoàn chỉnh. Vì vậy, bạn nên cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng trước khi tiến hành điều trị bằng Erythromycin.

Trên đây là thông tin hữu ích về thuốc Erythromycin. Nếu có thắc mắc về tác dụng cũng như liều dùng của thuốc, bạn hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ hoặc y tá.

Có thể bạn quan tâm

viêm lỗ chân lông ở tay

Viêm Lỗ Chân Lông Ở Tay: Dấu Hiệu Và Giải Pháp Điều Trị

Tình trạng viêm lỗ chân lông ở tay rất dễ gặp và gây ra nhiều triệu chứng ngứa ngáy khó...

Nguyên nhân gây rạn da đỏ và phương pháp điều trị

Rạn da đỏ là hệ quả của phản ứng kéo căng da quá mức. So với vết rạn lâu năm...

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ tại nhà

Trong dân gian, chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng...

Bị lang ben nên dùng thuốc gì để điều trị?

Các loại thuốc tây trị lang ben tận gốc và cách dùng

Fluconazole, Ketoconazole, dung dịch ASA, BSI, Terbinafine… là các loại thuốc tây trị lang ben được dùng phổ biến. Nếu...

Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?

Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?

Câu hỏi "bệnh chàm bìu có lây không?" luôn là nỗi lo của nhiều nam giới. Với các triệu chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *