VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong phóng sự mới nhất. [Đọc ngay]

Tìm hiểu về chứng dị ứng thuốc và hướng khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc là 2 trường hợp hoàn toàn khác nhau. Dị ứng thuốc xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một số thành phần vô hại trong thuốc và gây ra các biểu hiện đặc trưng.

Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc do sự kích ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với một số thành phần

I. Tổng quan về dị ứng thuốc và hướng điều trị

Dị ứng thuốc là một dạng phản ứng dị ứng do hệ thống miễn dịch tự chống đối với các thành phần của thuốc và gây ra các triệu chứng như phát ban, khó thở, sốt, đau đầu,… Tỷ lệ bệnh nhân bị dị ứng thuốc chỉ chiếm khoảng 7% các phản ứng thuốc tiêu cực và đây thật sự không phải là bệnh phổ biến. Dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc có những biểu hiện khá tương tự nhau, vì vậy bạn cần phải trang bị sẵn những kiến thức cơ bản về chúng để biết cách khắc phục.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Những người bị dị ứng thuốc có thể nhận thấy triệu chứng cụ thể khi dùng thuốc ở dạng viên, dạng lỏng hoặc với cả thuốc tiêm. Nếu bạn chưa thật sự hiểu hết về tình trạng dị ứng thuốc thì tốt nhất nên trao đổi điều này với bác sĩ dị ứng để được hướng dẫn kiểm soát kịp thời.

1/ Tại sao dị ứng thuốc xảy ra?

Hệ thống miễn dịch của cơ thể đóng vai trò ngăn chặn các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các tác nhân lạ. Khi phát hiện mối đe dọa, hệ miễn dịch bắt đầu tạo ra kháng thể (là những protein đặc biệt được lập trình để tấn công). Có 2 trường hợp gây ra dị ứng thuốc có thể là do:

  • Phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số thành phần của thuốc có chất “gây dị ứng” (dị nguyên). Các phản ứng dị ứng này làm tăng nguy cơ gây viêm và một số triệu chứng khác như sốt, phát ban, khó thở,… Phản ứng miễn dịch có thể xảy ra lần đầu tiên bạn dùng thuốc, hoặc có thể là cho đến khi bạn dùng thuốc nhiều lần mà không gặp vấn đề gì.
  • Bên cạnh đó, dị ứng thuốc còn xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với thuốc trên 2 lần, khi đó hệ miễn dịch sẽ bị nhầm lẫn và bắt đầu tấn công phân tử thuốc. Ở lần đầu tiên, các phản ứng này không cụ thể nhưng từ lần thứ 2 trở đi dị ứng thuốc sẽ biểu hiện mạnh hơn.

2/ Dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc

Các triệu chứng dị ứng thuốc thường khá tương đồng với tác dụng phụ. Hãy ghi nhớ những dấu hiệu cụ thể dưới đây:

  • Phát ban ngoài da hoặc nổi mề đay, ngứa ngáy.
  • Sốc phản vệ – một phản ứng có khả năng đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu cụ thể của sốc phản vệ như co thắt đường thở, cổ họng; buồn nôn; tiêu chảy; chuột rút bụng; chóng mặt; tim đập nhanh, hạ huyết áp, động kinh, hôn mê,…
  • Khò khè, khó thở hoặc gặp phải các vấn đề khác về hô hấp.
  • Phù nề, sưng hô hấp.
  • Sổ mũi
  • Chảy nước mắt
Triệu chứng dị ứng thuốc
Triệu chứng dị ứng thuốc thường gặp

Khi nhận thấy những dấu hiệu tương tự trên, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục kịp thời.

3/ Tác nhân phổ biến gây dị ứng thuốc

– Nhóm thuốc thường liên quan đến dị ứng:

Mặc dù loại thuốc nào cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng, nhưng nguy cao vẫn có thể là do một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc hóa trị để điều trị ung thư
  • Thuốc điều trị các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh mề đay,..
  • Thuốc kháng sinh như penicillin, morphin,…
  • Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve).

–  Nhóm thuốc chỉ gây phản ứng thuốc không dị ứng:

Có một số trường hợp phản ứng thuốc tạo nên các dấu hiệu và triệu chứng gần giống như dị ứng thuốc như các phản ứng thuốc không được kích hoạt từ hệ thống miễn dịch. Tình trạng này được gọi là phản ứng quá mẫn không dị ứng hoặc phản ứng thuốc giả. Các loại thuốc thường liên quan đến tình trạng này bao gồm:

  • Aspirin
  • Gây tê cục bộ
  • Thuốc nhuộm được sử dụng trong các xét nghiệm hình ảnh (phương tiện truyền thông phóng xạ)
  • Thuốc giảm đau

4/ Chẩn đoán lâm sàng

Dị ứng thuốc rất khó để chẩn đoán thông thường. Chỉ có triệu chứng dị ứng với thuốc penicillin là có thể chẩn đoán được thông qua xét nghiệm da. Một số phản ứng dị ứng với thuốc chỉ biểu hiện qua việc phát ban, nổi mề đay, hen suyễn thì rất khó chẩn đoán, vì nó giống với một số bệnh.

Bác sĩ mong muốn nhận được câu trả lời chính xác cho những thắc mắc sau:

  • Bạn có đang sử dụng loại thuốc nào không? Bạn nghi ngờ loại thuốc nào có thể gây phản ứng?
  • Bạn bắt đầu sử dụng thuốc đó khi nào và bạn đã ngưng dùng hay chưa?
  • Sau khi dùng thuốc bao lâu thì bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường và nó biểu hiện thế nào?
  • Các triệu chứng bất thường này kéo dài bao lâu và bạn đã cải thiện chúng bằng cách nào?
  • Bạn đã và đang dùng loại thuốc nào khác không? Đơn thuốc cụ thể của bạn?
  • Bạn có đang sử dụng thêm các thảo dược, vitamin hay khoáng chất nào không?

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng muốn biết rằng bạn đã có phản ứng dị ứng với loại thuốc nào khác hay chưa. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra chỉ định phù hợp hơn. Sau khi kiểm tra thể chất, bác sĩ đưa ra một số giả thiết về phản ứng thuốc và giả định lý do không gây dị ứng.

Tùy vào nhóm thuốc nghi ngờ gây ra phản ứng hoặc bác sĩ lo ngại rằng nhiều cơ quan có thể liên quan trong quá trình phản ứng và có thể đề nghị bệnh nhân xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu. Phương pháp xét nghiệm máu sẽ giúp cho việc chẩn đoán dễ dàng hơn, đặc biệt là phản ứng chậm trễ. Phản ứng hiếm gặp này có tên gọi là phát ban thuốc do bệnh bạch cầu ái toan và triệu chứng toàn thân. Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là hội chứng Dr. Dress.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân dị ứng với thuốc, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng thuốc trong sự giám sát và cho phép của bác sĩ. Nếu phản ứng thuốc bộc lộ nghiêm trọng thì có thể khẳng định bạn bị dị ứng thuốc.

5/ Điều trị dị ứng thuốc đúng cách

Tùy vào mức độ phản ứng dị ứng của cơ thể mà bạn nên có cách quản lý dị ứng phù hợp. Với những người có biểu hiện dị ứng nghiêm trọng với thuốc thì tốt nhất không nên sử dụng thuốc mà hãy chia sẻ với bác sĩ để được thay thế bằng một loại thuốc khác ít gây kích ứng hơn.

Đối với những người có phản ứng nhẹ với thuốc, bác sĩ vẫn có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng bình thường. Nhưng trong đó cũng có một số loại thuốc có khả năng kiểm soát tình trạng phản ứng và ngăn chặn các phản ứng miễn dịch của cơ thể.

  • Dùng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin giúp ngăn chặn việc sản xuất histamin và làm dịu các triệu chứng dị ứng cụ thể như ngứa, phù nề. Theo cơ chế tự nhiên, cơ thể tạo ra các histamin khi hệ miễn dịch bị nhầm lẫn giữa nguyên tố có lợi và các dị nguyên. Vì vậy, khi nhận được tín hiệu hệ miễn dịch giải phóng histamin nhằm khống chế các thành phần của thuốc đi vào cơ thể. Hiện nay, thuốc kháng histamin có rất nhiều dạng như thuốc viên, kem bôi ngoài, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt,…

  • Corticosteroid

Các phản ứng dị ứng thuốc có nguy cơ gây sưng đường thở và các triệu chứng nghiêm trọng khác. Trong khi đó, corticosteroid lại có tác dụng làm dịu các triệu chứng viêm. Vì thế, đây cũng là nhóm thuốc bác sĩ có thể chỉ định cho một số trường hợp. Corticosteroid có nhiều dạng khác nhau như thuốc xịt mũi, thuốc viên, kem bôi ngoài da, thuốc nhỏ mắt. Ngoài ra, corticosteroid cũng có dạng bột (dùng trong trường hợp hít) hoặc chất lỏng (dùng để tiêm và cho vào bình xịt).

Điều trị dị ứng thuốc bằng Corticosteroid
Điều trị dị ứng thuốc bằng Corticosteroid
  • Thuốc giãn phế quản

Dị ứng thuốc gây ra triệu chứng ho, khò khè, khó thở bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giãn phế quản. Thuốc này giúp cho đường thở được nới ra và làm cho việc thoát khí trở nên dễ dàng hơn. Thuốc giãn phế quản gồm có 2 dạng đó là dạng lỏng và dạng bột.

6/ Đối tượng nào có nguy cơ dị ứng thuốc?

Ai cũng có khả năng dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây lại có nguy cơ cao:

  • Người có cơ địa mẫn cảm, từng có tiền sử dị ứng với thực phẩm, môi trường,…
  • Gia đình, người thân từng bị dị ứng thuốc.
  • Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc quá liều hoặc sử dụng nhiều lần.
  • Bệnh nhân mắc phải một số bệnh liên quan đến phản ứng dị ứng như nhiễm HIV, virus Epstein-Barr,…

II. Câu hỏi về dị ứng thuốc thường gặp

1- Dị ứng thuốc kéo dài bao lâu?

Tùy thuộc vào sự thay đổi của kết cấu hệ miễn dịch mà triệu chứng dị ứng thuốc của bạn cũng có thể thay đổi theo thời gian. Có thể các triệu chứng dị ứng sẽ dần yếu đi, biến mất hoặc trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để an toàn đối với sức khỏe, bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc và quản lý dị ứng. Nếu bác sĩ khuyến cáo không nên dùng loại thuốc nào thì tuyệt đối bạn đừng nên tự ý dùng đến và cẩn trọng với tất cả các nhóm thuốc liên quan.

2- Các triệu chứng của dị ứng penicillin là gì?

Các triệu chứng dị ứng Penicillin có biểu hiện khác nhau như nổi mề đay, phù nề, sưng viêm quanh mặt, đau họng, ho, khó thở, thở khò khè,… Các triệu chứng dị ứng phát triển từ thể nhẹ đến nặng.

Bên cạnh đó, sốc phản vệ là một phản ứng cũng ít phổ biến hơn, nhưng nhìn chung vẫn có nguy cơ xảy ra ở một số trường hợp. Nó có thể xảy ra đột ngột, chuyển biến xấu và có thể gây tử vong. Ngoài những triệu chứng được kể trên, bệnh nhân dị ứng Penicillin còn có những dấu hiệu sau:

  • Nổi mề đay, phù nề, ngứa ngáy toàn thân.
  • Khó thở, tức ngực
  • Môi, cổ họng, lưỡi và mặt sưng lên
  • Chóng mặt, ngất xỉu, hôn mê, mất ý thức,…

Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trên đây, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay hoặc sử dụng dụng cụ tiêm tự động epinephrine ngay lập tức.

3- Sự khác biệt giữa dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc?

Dị ứng thuốc liên quan đến hệ thống miễn dịch và luôn gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Mặt khác, dị ứng thuốc chỉ ảnh hưởng đến một số người.

Trong khi đó, tác dụng phụ có thể xảy ra ở bất kỳ người nào có sử dụng thuốc. Tác dụng phụ không liên quan đến hệ thống miễn dịch và cũng không làm ảnh hưởng đến công dụng chính của thuốc.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc

Như vậy, với những thông tin cơ bản về dị ứng thuốc trên đây, hi vọng bạn đọc sẽ có cách nhìn toàn diện hơn về bệnh. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp y khoa nào thay thế chỉ định của bác sĩ.

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]
Dấu hiệu dùng mỹ phẩm không hợp và cách xử lý

Dấu hiệu dùng mỹ phẩm không hợp và nên dừng ngay

Có cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, xuất hiện các bong bóng nhỏ trên da, da khô, dễ bong...

Các thông tin cần biết về dị ứng kiwi

Dị ứng kiwi: Tất cả những thông tin bạn cần nắm rõ

Kiwi là loại trái cây chứa nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể, do đó ăn kiwi thường xuyên sẽ...

Hiện tượng dị ứng lúa mì tuyệt đối không được xem thường

Dị ứng lúa mì là một loại dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì. Phản ứng dị ứng...

Những cách chữa viêm da dị ứng phổ biến hiện nay

Chữa viêm da dị ứng bằng các phương pháp phù hợp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng và...

Bị sưng môi khi ngủ dậy

Bị sưng môi sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thức dậy với đôi môi bị sưng có thể là một dấu hiệu đáng báo động, đặc biệt trong trường...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.