Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Một trong số những dạng bệnh dị ứng mà chúng ta có thể gặp phải là bệnh viêm kết mạc dị ứng. Nhưng những hiểu biết về căn bệnh này hiện nay vẫn còn rất hạn chế.

viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng là một trong những bệnh dị ứng mà ai cũng có thể gặp phải

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Viêm kết mạc dị ứng là gì?

Khi mắt của bạn tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc… thì chúng cũng có thể bị đỏ, ngứa và chảy nước. Đây là những triệu chứng của bệnh viêm kết mạc dị ứng, tình trạng viêm mắt do phản ứng dị ứng với các chất như phấn hoa hay bào tử nấm mốc.

Mặt trong của mí mắt và vỏ nhãn cầu có một lớp gọi là kết mạc. Bộ phận này dễ bị kích ứng từ các chất gây dị ứng.  Viêm kết mạc dị ứng là bệnh khá phổ biến, đó thực chất là phản ứng của cơ thể với các chất mà nó cho rằng có khả năng gây hại.

Các loại viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng có hai loại chính, bao gồm:

# Viêm kết mạc dị ứng cấp tính

Tình trạng dị ứng xảy ra ngắn hạn trong mùa dị ứng. Khi mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng mắt bi sưng, ngứa và bỏng rát. Đồng thời người bệnh có thể bị chảy nước mũi.

# Viêm kết mạc dị ứng mạn tính

Một tình trạng ít phổ biến hơn được gọi là viêm kết mạc dị ứng mạn tính có thể xảy ra quanh năm. Đó là phản ứng của cơ thể với các chất dễ gây dị ứng như thức ăn, bụi bẩn, vẩy da động vật. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: nóng rát, ngứa mắt, nhạy cảm với ánh sáng…

Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng

Bạn bị viêm kết mạc dị ứng khi cơ thể cố gắng tự vệ trước một mối đe dọa trong nhận thức. Não thực hiện điều này bằng cách kích thích giải phóng histamin. Lúc này cơ thể sản xuất ra nhiều histamin để chống lại tác nhân từ bên ngoài. Bao gồm: bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, chất tẩy rửa, nước hoa…

nguyên nhân viêm kết mạc dị ứng
Khói bụi có thể gây viêm kết mạc dị ứng

Một số người có thể bị viêm kết mạc dị ứng khi phản ứng với một số loại thuốc hoặc chất rơi vào mắt. Chẳng hạn như khi dùng kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt,…

Đối tượng có nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng

Những người bị dị ứng có nhiều khả năng sẽ trở thành nạn nhân của bệnh viêm kết mạc dị ứng. Theo các nhà khoa học Mỹ thì tỉ lệ này khoảng 30% ở người lớn và 40% ở trẻ em. Thường do di truyền từ người thân trong gia đình.

đối tượng dễ bị viêm kết mạc dị ứng
Trẻ em dễ trở thành nạn nhân của viêm kết mạc dị ứng

Dị ứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi đối tượng, nhất là trẻ em và thanh niên. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng, người sống ở nơi có lượng phấn hoa cao thì rất dễ bị viêm kết mạc dị ứng.

Triệu chứng viêm kết mạc dị ứng

Mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt, nóng rát là triệu chứng phổ biến của viêm kết mạc dị ứng. Khi mắc bệnh, đôi mắt có hiện tượng sưng húp vào buổi sáng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.

Ngoài ra còn các triệu chứng mệt mỏi, nóng sốt… làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt, xem xét về tiền sử dị ứng trước đây của người bệnh. Nếu có hiện tượng đỏ mắt, sưng mí mắt thì đó là dấu hiệu điển hình của viêm kết mạc dị ứng. Nhưng để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định thử nghiệm dị ứng bao gồm xét nghiệm da và xét nghiệm máu:

điều trị viêm kết mạc dị ứng
Đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng
  • Xét nghiệm da để xác định xem có phải người bệnh bị dị ứng với các dị nguyên nào hay không. Điều này cho phép các bác sĩ kiểm tra những phản ứng trên cơ thể của bạn, bao gồm dấu hiệu sưng, đỏ.
  • Xét nghiệm máu được khuyến khích xem cơ thể của bạn có đang tạo nên protein, kháng thể để tự bảo vệ hay chống lại các dị ứng ứng cụ thể hay không.
  • Lấy mô từ kết mạc để kiểm tra các tế bào bạch cầu có dấu hiệu khởi phát không.

Điều trị viêm kết mạc dị ứng

Có nhiều phương pháp điều trị dành cho viêm kết mạc dị ứng. Bao gồm:

# Chăm sóc tại nhà

Điều trị viêm kết mạc dị ứng tại nhà bao gồm sự kết hợp của các biện pháp, hoạt động phòng ngừa nhằm giảm bớt các triệu chứng bệnh. Cụ thể để giảm thiểu việc tiếp xúc với các chất dị ứng, bạn nên:

  • Đóng kín các cửa sổ khi đang mùa phấn hoa cao
  • Giữ vệ sinh nhà cửa thật sạch, chống khói bụi.
  • Sử dụng máy lọc khí trong nhà
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh, thuốc nhuộm, nước hoa.

Để giảm bớt các triệu chứng bệnh, bạn nên hạn chế dụi mắt. Chườm mát cũng là biện pháp giúp bạn giảm viêm và giảm ngứa khá hiệu quả.

# Dùng thuốc

Với các trường hợp nặng thì việc áp dụng các biện pháp tại nhà vẫn là chưa đủ. Bạn cần tới gặp bác sĩ và được áp dụng các biện pháp như sau:

điều trị viêm kết mạc dị ứng
Dùng thuốc điều trị viêm kết mạc dị ứng theo chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng thuốc kháng histamin nhằm giảm hoặc ngăn chặn giải phóng histamine
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm chống viêm nhiễm hoặc thu nhỏ các mạch máu bị tắc nghẽn
  • Dùng các thuốc chống dị ứng đường uống

Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải tuân theo những chỉ định do bác sĩ đưa ra. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng phải liên lạc ngay với bác sĩ để có phương án khắc phục kịp thời.

Phòng tránh bệnh viêm kết mạc dị ứng

Việc tránh hoàn toàn các yếu tố môi trường, dị nguyên gây viêm kết mạc dị ứng không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt này. Chẳng hạn như, nếu biết mình bị dị ứng với nước hoa thì nên sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa không có mùi hương. Việc dùng các máy lọc không khí trong nhà cũng là cách giúp không gian của bạn trở nên trong lành hơn.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học, kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao.

Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng không được chủ quan mà phải đi khám bác sĩ để được tiến hành các chẩn đoán và chỉ định điều trị. Tuyệt đối không được để bệnh nặng mới chữa trị thì sẽ rất lâu khỏi và dễ gặp phải biến chứng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài liên quan

Bị mề đay khi sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc đã điều trị khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Dị ứng xi măng: Căn bệnh thường gặp ở các công nhân xây dựng

Dị ứng xi măng là một dạng dị ứng khá hiếm gặp, tuy nhiên lại có thể gây ra những...

Dị ứng sưng phù mặt và cách điều trị

Bị Dị Ứng Sưng Phù Mặt: Cách Khắc Phục Hiệu Quả An Toàn

Bị dị ứng sưng phù mặt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Để khắc phục tình trạng...

Bị viêm da dị ứng có khỏi được không bác sĩ?

Mỗi năm, các bệnh viện đều tiếp nhận một số lượng đáng kể bệnh nhân mắc các vấn đề về...

Nhộng – Món ăn bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng nhộng lại tiềm ẩn nguy cơ...

Bị sưng môi khi ngủ dậy

Bị sưng môi sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thức dậy với đôi môi bị sưng có thể là một dấu hiệu đáng báo động, đặc biệt trong trường...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.