Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Nổi mề đay, ngứa da kèm theo ho, chảy nước mũi là một số biểu hiện thường gặp gây bất tiện, tái phát thường xuyên. Biến chứng sốc phản vệ, bội nhiễm da, phù mạch có thể xảy ra nếu điều trị không đúng cách. Liệu pháp từ thảo dược dưới đây sẽ giúp người bệnh điều trị dị ứng thời tiết, mề đay mẩn ngứa hiệu quả, an toàn.
Dị ứng thời tiết là gì? Các dạng dị ứng thường gặp
Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da khi cơ thể phản ứng lại với những tác nhân từ môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…. Trong các triệu chứng bệnh thì tổn thương ngoài da, ban đỏ, nổi mẩn ngứa là biểu hiện chúng ta thường gặp nhất.
Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết thường xảy ra ở một thời điểm cụ thể trong năm như: thời gian chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết khô lạnh. Dưới đây là một số dạng dị ứng thường gặp:
- Dị ứng thời tiết lạnh: Triệu chứng điển hình là nổi mề đay kèm theo những cơn ngứa ngáy dữ dội khi nhiệt độ xuống thấp. Thỉnh thoảng bệnh còn có thể gây ra ngứa mũi, nước mũi chảy, đau họng nhẹ và viêm kết mạng. Thông thường người bệnh sẽ không phải trải qua những cơn sốt.
- Dị ứng thời tiết nóng: Hệ miễn dịch phản ứng thái quá khi nhiệt độ trong không khí tăng lên quá mức. Bệnh lý này thường xuất hiện khi thời tiết nóng ( 35 – 40 độ C) và độ ẩm không khí cao hơn 70%.
- Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ: Da bắt đầu xuất hiện những tổn thương như nổi mẩn đỏ hình tròn, kích thước đa dạng, có thẻ bằng phẳng hoặc nổi cộm lên so với vùng da xung quanh. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát kèm châm chích nhẹ.
Biểu hiện của dị ứng thời tiết
Biểu hiện của bệnh khá đa dạng, tùy theo cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người. Trong đó viêm và tổn thương dưới da là triệu chứng điển hình, dễ nhận biết nhất.
- Phát ban: Trên da xuất hiện những nốt mẩn đó, đặc biệt xuất hiện nhiều ở tay, chân, mặt,… Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và gãi liên tục theo phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên càng gãi vết mẩn đỏ càng lan rộng và nổi thành từng đám trên da.
- Viêm mũi: Những người bị dị ứng với thời tiết thường kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đôi khi còn kèm theo chứng nhức đầu.
- Nổi mề đay cấp tính: Người bệnh bị dị ứng thời tiết có nguy cơ đối mặt với nổi mề đay cấp tính. Tình trạng này để lâu có thể khiến người bệnh khó thở, tụt huyết áp. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
- Biểu hiện dị ứng thời tiết ở trẻ em: Do hệ miễn dịch còn non yếu, cộng thêm cơ địa quá nhạy cảm nên trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị dị ứng. Một số triệu chứng cha mẹ cần để ý như: Trẻ bị phát ban nổi mẩn đỏ khắp người, đặc biệt ở mặt, cổ, chân kèm theo những cơn ngứa dữ dội. Ngoài ra bé còn có thể kém thêm biểu hiện sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi nhiều lần,…
Thông thường, bệnh sẽ khởi phát đột ngột trên cơ thể người bệnh. Các triệu chứng kèm theo có thể thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng có thể kéo dài dai dẳng và tái phát thường xuyên. Do vậy người bệnh cần đi thăm khám ngay để được can thiệp bằng liệu pháp phù hợp, ngăn chặn bệnh kịp thời.
Tham khảo thêm: Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z
Nguyên nhân gây bệnh
Sự thay đổi thời tiết đột ngột, tác nhân gây kích ứng như ánh sáng, lông thú, chất hóa phẩm là những nguyên nhân chủ yếu gây ra dị ứng thời tiết. Ngoài ra dị ứng thời tiết còn xuất hiện bởi các nguyên nhân khác như:
- Di truyền: Nếu bố mẹ có tiền sử bị dị ứng thời tiết thì con cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Tuổi tác: Người già và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị dị ứng với sự thay đổi của nhiệt độ hơn cả do cơ địa nhạy cảm và có hệ miễn dịch kém.
- Suy nhược cơ thể: Những người làm việc quá căng thẳng, áp lực; làm việc không có thời gian nghỉ ngơi cũng rất dễ bị dị ứng thời tiết do cơ thể không có sức đề kháng để chống lại các dị nguyên gây bệnh.
Ngoài ra những người có tiền sử mắc một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn cũng có nguy cơ bị dị ứng thời tiết.
Đây đều là những yếu tố khiến hệ miễn dịch nhạy cảm hơn với môi trường bên ngoài. Từ đó cơ thể sản sinh kháng nguyên IgE, kháng nguyên này sẽ phóng thích histamin ra khỏi phức hợp với protein làm phát sinh các triệu chứng như nổi mề đay, phù mạch, ngứa ngáy, phát ban,…
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không, có lây không?
Các bác sĩ bệnh viện da liễu khẳng định dị ứng thời tiết không phải là bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên những tổn thương trên da có thể lan tỏa trên diện rộng nếu người bệnh không chữa trị đúng cách và kịp thời. Thêm vào đó, khi xuất hiện cơn ngứa ngáy, người bệnh thường gãi theo phản xạ tự nhiên làm cho da bị trầy xước. Điều này tạo cơ hội cho các loại nấm khuẩn tấn công và làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Tùy theo thời gian phát bệnh và biểu hiện lâm sàng cụ thể mà dị ứng thời tiết được chia thành dạng cấp tính và dạng mãn tính. Những triệu chứng xuất hiện ở dạng dị ứng cấp tính thường đột ngột và thuyên giảm sau vài giờ hoặc sau 1 ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian tại nhà hoặc uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ để thuyên giảm triệu chứng.
Trường hợp không có sự can thiệp kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang thể mãn bệnh kéo dài dai dẳng gây ra những cơn ngứa ngáy thường xuyên hơn. Phản xạ gãi có thể khiến da bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc hàng ngày. Thêm vào đó những cơn ngứa râm ran gây mất ăn, mất ngủ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dị ứng thời tiết mãn tính có thể tăng nguy cơ bị sốc phản vệ, nghẽn thở.
Cách chữa dị ứng thời tiết
Với trường hợp dị ứng thời tiết nhẹ, các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng thường không cần can thiệp biện pháp y tế. Tuy nhiên nếu triệu chứng nổi mẩn đỏ, sẩn phù kéo dài trên 36 giờ, người bệnh cần đi tới cơ sở Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Bị dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì tốt cho sức khỏe ?
Bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì?
- Thuốc bôi chứa menthol: Sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương có tác dụng làm dịu da, giảm sưng viêm, thuyên giảm cơn ngứa ngáy.
- Kem dưỡng ẩm: Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ như Eucerin, A-derma, Laroche posay,… có tác dụng làm mềm da, giảm khô rát.
- Thuốc kháng histamin H1: Histamin là thành phần kích thích các triệu chứng dị ứng phát sinh. Việc sử dụng thuốc kháng histamin H1 có thể làm giảm và ngăn ngừa dị ứng bùng phát mạnh.
- Thuốc Epinephrine: Trường hợp người bệnh bị dị ứng thời tiết lạnh kèm theo cơ hen suyễn, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Epinephrine để phục hồi chức năng hô hấp và ngăn ngừa sốc phản vệ.
- Omalizumab: Thuốc có khả năng ngăn chặn, kìm hãm sự sản sinh của IgE, từ đó giúp cơ thể điều hòa, làm giảm biểu hiện của bệnh. Trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thời tiết nhưng không đáp ứng với thuốc Histamine, bác sĩ cũng có thể chỉ định uống Omalizumab.
Sử dụng thuốc Tây có thể nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý thêm liều lượng hoặc ngừng thuốc khi thấy triệu chứng vừa giảm.
Biện pháp điều trị bệnh tại nhà
Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà nhằm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn vùng tổn thương da lan rộng. Một số biện pháp trị bệnh tại nhà như sau:
- Tắm nước mát/ chườm lạnh: Tắm nước mát hoặc chườm đá lạnh giúp mạch máu co giãn, giảm tình trạng sưng viêm và ngứa. Bằng cách này người bệnh có thể thuyên giảm 80% triệu chứng nếu bị dị ứng thời tiết nhẹ.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Khi bước vào giai đoạn chuyển mùa, các màng lipid của da dễ bị phá vỡ dẫn tới tay bị khô ráp, bong tróc và nổi mề đay. Sử dụng các loại kem dưỡng chiết xuất từ nha đam, lô hội, yến mạch giúp phục hồi và bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại.
- Sử dụng lá trà xanh: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi hoặc khô sau đó nấu với nước sôi. Để nguội và uống tối thiểu 2 ly trà mỗi ngày để loại bỏ độc tố bên trong cơ thể.
- Sử dụng lá lốt: Lá lốt tươi rửa sạch, sát khuẩn bằng cách ngâm nước muối loãng. Vớt ra để ráo nước rồi vò nát, cho vào nồi đun thật kỹ khoảng 10 – 15 phút. Để nước nguội sau đó dùng khăn sạch thấm nước lá lốt thoa lên vùng da bị mẩn ngứa dị ứng khó chịu.
Những mẹo dân gian tại nhà chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng trong trường hợp bị dị ứng thời tiết nhẹ. Sau khi thực hiện người bệnh không thấy triệu chứng thuyên giảm cần nhanh chóng đi tới các cơ sở Y tế để thăm khám.
Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Theo các chuyên gia y tế, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị dị ứng thời tiết. Cụ thể:
Người bệnh nên kiêng:
- Thực phẩm cay nóng/ lạnh: Khi cơ thể dung nạp thực phẩm cay nóng hoặc có tính lạnh sẽ khiến nhiệt độ tăng giảm đột ngột, là nguyên nhân khiến mảng mẩn trên da phát triển phức tạp hơn.
- Đậu phộng: Thành phần vicilin và albumin trong đậu phộng dễ tạo ra kích ứng cho da, đồng thời khiến hệ miễn dịch bị phản ứng thái quá. Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết hoặc nổi mề đay thường có những triệu chứng nặng nề hơn khi bổ sung đậu phộng trong thức ăn.
- Động vật có vỏ: Một số loại hải sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò,… có thể gây dị ứng cao. Khi dung nạp thực phẩm này cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra kháng nguyên IgE, kích thích giải phóng histamine và tăng nguy cơ dị ứng thời tiết.
- Sữa: Sữa chứa nguồn dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong một số trường hợp sữa có thể gây đau bụng, tiêu chảy và làm bùng phát các triệu chứng dị ứng.
Người bệnh nên ăn:
- Thực phẩm giàu omega 3: Omega 3 có tác dụng kháng viêm, làm giảm triệu chứng sẩn phù, nổi mụn, ngứa từng cơn. Cá hồi, dầu gan cá tuyết, hàu, cá thu,… là những thực phẩm giàu Omega 3 người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn.
- Trái cây sấy khô: Cung cấp hàm lượng dưỡng chất phong phú, đặc biệt là vitamin C, E, canxi, chất xơ,… có tác dụng thải độc, dưỡng ẩm da, ngăn ngừa ngứa rát.
- Rau húng tây: Trong rau húng tây có chứa Axit Rosmarinic – hợp chất chống oxy hóa cực mạnh có khả năng ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể.
- Sữa chua: Ăn sữa chua thường xuyên giúp người bệnh cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa dị ứng thời tiết.
Tham khảo thêm: Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
Biện pháp dự phòng bệnh dị ứng thời tiết
Người bệnh có thể ghi nhớ những biện pháp sau đây để giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc giảm nguy cơ tái phát:
- Khi ra đường cần che chắn da cẩn thận, tránh các tác nhân như bụi bẩn, mưa nắng.
- Trong những ngày trở lạnh cần đặc biệt giữ ấm cơ thể. Khi nhiệt độ quá thấp nên hạn chế tối đa tần suất ra ngoài.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mái; không nên mặc quần áo quá bó gây bí bức cho da
- Thường xuyên cung cấp để ẩm cho da bằng cách uống đủ nước, bôi kem dưỡng da.
- Kể cả khi trời lạnh cũng không nên tắm nước quá nóng sẽ gây thay đổi nhiệt độ đột ngột
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh không gian sống thoáng mát. Tránh tiếp xúc với những tác nhân dễ gây kích ứng như: lông thú, bụi bẩn, phấn hoa,…
- Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt.
Dị ứng thời tiết là bệnh lý về da phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở thời điểm giao mùa. Tuy nhiên khi bị bệnh bạn không nên quá lo lắng, thay vì đó hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm và đúng cách nhất. Ngoài ra, bản thân mỗi người hãy chủ động lên kế hoạch để dự phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết
- Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!