Dị ứng thời tiết ở trẻ và cách xử lý nhanh cha mẹ nên biết

Bệnh dị ứng thời tiết xảy ra phổ biến và không giới hạn độ tuổi. Trong đó có dị ứng thời tiết ở trẻ em. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện là do hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện, còn non yếu. Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng khiến trẻ luôn có cảm giác khó chịu. Đồng thời làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và tâm lý của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh dị ứng thời tiết hình thành và phát triển trên cơ thể của trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ yếu, chưa phát triển đầy đủ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh dị ứng thời tiết xuất hiện.

Dị ứng thời tiết ở trẻ và cách xử lý nhanh cha mẹ nên biết
Tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ, biểu hiện và cách xử lý nhanh cha mẹ nên biết

Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở trẻ nhỏ do sự tác động của các yếu tố sau:

  • Thời tiết thay đổi thất thường, lúc hanh khô, lúc ẩm, lúc lạnh lúc nóng… tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại như nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn, không không khí ô nhiễm phát triển và phát tán mầm bệnh. Đây được đánh giá là một trong những tác nhân phổ biến khiến bệnh dị ứng thời tiết hình thành và phát triển.
  • Sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột khiến cho nhiệt độ bên ngoài và nhiệt độ bên trong cơ thể bị chênh lệch. Trong thời gian này cơ thể của trẻ sẽ bị kích thích và tiết ra một lượng lớn histamin.Từ đó khiến bệnh dị ứng thời tiết xuất hiện.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ em

Phát ban là biểu hiện đặc trưng của bệnh dị ứng thời tiết khi xảy ra trên cơ thể của trẻ nhỏ. Thời gian đầu, những nốt ban đỏ có kích thước nhỏ sẽ hình thành trên da của trẻ. Những nốt ban này có giới hạn rõ rệt với vùng da xung quanh, khi dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác căng cứng.

Tình trạng phát ban và vết sẩn thường tập trung ở những vùng da ít hoặc không được che chắn như hai tay, hai chân, mặt và cổ. Thông thường, phát ban sẽ xuất hiện đồng thời với biểu hiện nóng rát và ngứa ngáy. Cơn ngứa có thể đột ngột xuất hiện và biến mất ngay sau đó.

Tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng, cơn ngứa có thể xuất hiện dai dẳng và kéo dài. Trong trường hợp triệu chứng ngứa da không có dấu hiệu thuyên giảm, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám ngay lập tức.

Ngoài tình trạng phát ban, ngứa ngáy và nóng rát, bệnh dị ứng thời tiết khi xuất hiện ở trẻ em còn đi kèm với những biểu hiện sau:

  • Trẻ sốt cao
  • Nhiều vùng da trên cơ thể có dấu hiệu đỏ ửng và sưng to
  • Vùng da bệnh có dấu hiệu nứt nẻ, khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy
  • Cơ thể mất chất cân bằng điện giải và mất nước khiến trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, lười vận động và kém tập trung.

Ngoài ra bệnh viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện khi trẻ bị dị ứng thời tiết. Chảy nước mũi, hắt xì liên tục, ngứa mũi, đường thở tắc nghẽn dẫn đến khó thở là biểu hiện điển hình của bệnh.

Phát ban là biểu hiện đặc trưng của bệnh dị ứng thời tiết khi xảy ra trên cơ thể của trẻ nhỏ
Phát ban là biểu hiện đặc trưng của bệnh dị ứng thời tiết khi xảy ra trên cơ thể của trẻ nhỏ

Tham khảo thêm: Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z

Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết

Khi bệnh dị ứng thời tiết xảy ra ở trẻ, cha mẹ cần quan sát những biểu hiện trên cơ thể của trẻ để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Sau đó nhanh chóng áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp cho trẻ. Bởi nếu không kịp thời xử trẻ, những triệu chứng của bệnh có thể phát triển dẫn đến bệnh viêm phổi hoặc hình thành cơn hen suyễn gây nguy hiểm.

Cách tốt nhất để xử lý bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em là nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Đồng thời chỉ định dùng thuốc.

Dựa vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho trẻ một đơn thuốc chữa bệnh phù hợp với các loại thuốc khác nhau, liều dùng và thời gian sử dụng thuốc cũng khác nhau.

Việc sử dụng thuốc điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý đoán bệnh, không tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc. Bởi điều này có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Trong suốt thời gian sử dụng thuốc điều trị, nếu nhận thấy cơ thể của trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần cho trẻ ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có các biện pháp điều trị thích hợp hơn.

Tham khảo thêm: Bà bầu bị dị ứng thời tiết phải làm sao khắc phục?

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ

Thời điểm giao mùa là lúc bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ dễ bùng phát nhất. Chính vì thế phụ huynh cần lưu ý và cho trẻ áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh vào những thời điểm này. Cụ thể như:

  • Hạn chế cho trẻ sinh hoạt ngoài trời khi thời tiết chuyển màu hoặc đưa trẻ ra ngoài nếu không cần thiết. Nếu việc đưa trẻ ra ngoài là điều cần thiết, bạn nên trang bị cho trẻ khăn cổ, đầy đủ áo ấm, mũ, găng tay, tất…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên dọn sạch nhà cửa và dọn dẹp những nơi ẩm mốc. Trong trường hợp các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị dị ứng thời tiết xuất hiện ngày càng nhiều khi trẻ ở trong nhà, cha mẹ cần thường xuyên giúp trẻ thay chăn ga. Bên cạnh đó bạn cần hạn chế cho trẻ sử dụng đồ vải như các con thú nhồi bông, rèm, thảm. Bạn cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc, sinh hoạt ở những nơi có nhiều bụi như kho chứa đồ và nhớ mở cửa thông thoáng.
  • Cha mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ dấu hiệu của bệnh dị ứng thời tiết. Đồng thời nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục cho trẻ.
  • Trong thời gian trẻ bị dị ứng thời tiết, nếu ba mẹ nhận thấy cơ thể của trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sổ mũi, ho, sốt, khó thở, chóng mặt… thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra và điều trị.
  • Cha mẹ nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm mang tính mát. Điển hình như các loại rau củ quả, trái cây tươi, các loại cá, rau lá xanh… Bên cạnh đó bạn cần giúp trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn không cần cho trẻ ăn kiêng cũng như không cần hạn chế đồ ăn của trẻ nếu trẻ không có tiền sử bị dị ứng sau khi ăn các loại thực phẩm.
  • Tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung lượng vitamin cần thiết có trong trái cây vào cơ thể. Cụ thể như nước cam, dâu tây, bưởi, dưa hấu, dứa…
Tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung lượng vitamin cần thiết
Tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch bằng cách cho trẻ bổ sung lượng vitamin cần thiết

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và gây khó khăn cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Chính vì thế nếu nhận thấy cơ thể của trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và áp dụng biện pháp chữa bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Nổi mẩn ngứa 2 bên nách có thể liên quan đến một số bệnh về da

Nổi mẩn ngứa 2 bên nách là bệnh gì? Phải làm sao?

Vùng da ở nách là khu vực da rất dễ gặp phải các triệu chứng mẩn ngứa vì nó mỏng...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Đây là những điều bạn cần phải biết

Nhuộm tóc làm đẹp là nhu cầu của cả nam giới lẫn nữ giới trong cuộc sống hiện đại. Theo...

dị ứng kem chống nắng

Bị dị ứng kem chống nắng phải làm sao?

Dị ứng kem chống nắng có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy,...

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên bôi hay uống thuốc gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên bôi hay uống thuốc gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên bôi hay uống thuốc gì cho nhanh khỏi là thắc mắc nhiều phụ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *