Lá lốt: Đặc điểm sinh thái, Tác dụng dược lý và Một số bài thuốc dân gian

Lá lốt là cây thân thảo mọc hoang ở nhiều địa phương của nước ta. Lá lốt không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm mà còn được dùng trong các bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp, chân tay lạnh, tiêu chảy, sình bụng,…

lá lốt mua ở đâu
Lá lốt còn có tên là Tất bát, thuộc họ Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae)

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Tất bát

Tên khoa học: Piper lolot L

Họ: Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Lá lốt là cây thân thảo sống lâu năm. Cây cao từ 30 – 40cm, mọc thẳng khi còn nhỏ và thường mọc bò thành đám khi thân dài.

lá lốt hình ảnh lá lốt
Lá đơn có hình tim, mọc so le, mặt lá láng bóng, mỗi lá có 5 gân chính tỏa ra từ cuống

Lá đơn có hình tim, mọc so le, mặt lá láng bóng, mỗi lá có 5 gân chính tỏa ra từ cuống, cuống có bẹ nhỏ. Hoa mọc thành cụm ở nách lá. Quả lá lốt là quả mọng và thông thường chỉ chứa 1 hạt.

Phân bố:

Lá lốt có nguồn gốc ở các nước Đông Dương (Lào, Việt Nam, Campuchia) và thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Toàn cây lá lốt đều được sử dụng để làm dược liệu, bao gồm cành, lá, thân và rễ.

Thu hái: Thu hái cây quanh năm.

Chế biến: Đem rửa sạch bùn đất, sử dụng tươi hoặc đem phơi nắng/ sấy khô để dùng dần.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Trong cây lá lốt có tinh dầu tạo nên mùi đặc trưng.

5. Tính vị

Lá lốt có mùi thơm, vị cay, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hạ khí, ôn trung tán hàn.

6. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

7. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Chưa có nghiên cứu

+Theo y học cổ truyền:

  • Trị phong hàn, tay chân lạnh, rối loạn tiêu hóa, tê bại, sình bụng, nôn mửa, đau bụng ỉa chảy,…
  • Trị thận, bàng quang lạnh, chảy nước mũi hôi, đầu đau,…

8. Liều dùng, cách dùng

Dùng lá lốt trực tiếp hoặc dùng lá lốt khô để sắc thuốc uống.

Liều dùng thông thường từ 6 – 12g/ ngày. Đối với lá lốt tươi nên dùng từ 50 – 100g/ ngày, có thể dùng nhiều hơn nhưng cần cẩn trọng. Dùng đơn lẻ hoặc điều trị phối hợp với các thảo dược khác.

9. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ lá lốt được sử dụng rộng rãi:

lá lốt dược liệu
Lá lốt được ứng dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, chân tê lạnh,…
  • Bài thuốc chữa phù thũng: Dùng lá lốt, rễ gai tầm xoong, lá đa lông, rễ mỏ quạ, rễ cà gai leo, mã đề, mỗi thứ 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang cho đến khi dứt điểm.
  • Bài thuốc chữa bàn chân tế buốt, đau lưng sưng gối: Dùng rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, rễ lá lốt tươi, rễ cây vòi voi, mỗi thứ 10g sao vàng và sắc uống. Chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc chữa phong thấp và đau nhức xương khớp: Dùng độc lực, hoàng lực, cỏ xước, rễ lá lốt, dây chìa vôi, đơn gối hạc, mỗi thứ 12g. Sắc và uống đều đặn mỗi ngày.
  • Bài thuốc chữa đau lưng, sưng đầu gối, bàn chân tế buốt: Dùng lá lốt và ngải cứu tươi, liều lượng như nhau đem đi giã nát. Sau đó thêm giấm, chưng nóng và chườm lên khớp, lưng. Bài thuốc uống: Dùng từ 8 – 12g dây rễ lá lốt, rễ cỏ xước, dây đau xương, củ cốt khí, mỗi thứ 8g đem sắc uống.
  • Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, tiểu chảy: Dùng 50 – 100g lá lốt sắc uống ngày 3 lần. Uống đến khi triệu chứng dứt điểm hẳn.
  • Bài thuốc giải độc rắn cắn, say nấm: Dùng lá lốt tươi giã nát và phối hợp với lá đậu ván, lá khế, mỗi loại 50g lọc với 50g và lấy nước uống.
  • Bài thuốc chữa viêm lợi, cải thiện chân răng: Dùng lá lốt sắc đặc và dùng nước sắc để súc miệng mỗi ngày.
  • Bài thuốc chữa đau nhức cơ khớp: Dùng toàn cây lá lốt, cây xấu hổ, xỏ xước, mỗi thứ 10 – 15g đem sao vàng và sắc nước uống.
  • Bài thuốc chữa đau lưng nhức mỏi cơ khớp: Dùng lá lốt rang nóng với muối biển. Bọc lại bằng túi vải và chườm lên khớp nhức mỏi.
  • Bài thuốc chữa chứng chân tay tê mỏi, ra mồ hôi: Dùng 100g lá lốt tươi hoặc 30g lá lốt khô sắc uống và kết hợp với ngâm chân.
  • Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: Dùng 15g lá lốt khô sắc với 1 chén nước, còn lại ½ chén. Dùng uống trong ngày, nên uống sau bữa tối. Duy trì bài thuốc trong 10 ngày.

10. Lưu ý

Một số lưu ý cần biết trước khi sử dụng lá lốt:

  • Người đang bị nhiệt, táo bón và nóng trong người không nên dùng lá lốt. Sử dụng lá lốt trong tình trạng này khiến lưỡi khô, lợi hàm sưng đỏ và khát nước bất thường.
  • Ăn lá lốt hoặc uống nước sắc từ thảo dược này lâu ngày có thể gây nóng dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
  • Bệnh nhân đau dạ dày, khó khăn khi tiểu tiện nên cẩn trọng khi sử dụng thảo dược này.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng lá lốt ở liều cao

Thông tin về cây lá lốt trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn khi thực hiện các bài thuốc từ thảo dược này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để xác thực độ hiệu quả và hạn chế tình trạng tương tác với một số loại thuốc điều trị.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút