Bà bầu bị dị ứng thời tiết phải làm sao khắc phục?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng thời tiết khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến hơi thở. May mắn là hiện tại có nhiều phương pháp điều trị an toàn để làm giảm các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, bà bầu phải cẩn thận với những loại thuốc và phương pháp điều trị trong thai kỳ.

dị ứng thời tiết khi mang thai
Dị ứng thời tiết khi mang thai đem lại nhiều khó chịu trong sinh hoạt

Nguyên nhân dị ứng thời tiết khi mang thai

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp, liên kết với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi những nguy hiểm của thế giới xung quanh. Đặc biệt là những nguy cơ xâm lấn từ các sinh vật truyền nhiễm hoặc cuộc “nội chiến” của các tế bào ung thư chống lại chính chúng ta. Thông thường, phản ứng của hệ thống miễn dịch có vai trò tốt, tuy nhiên đôi lúc nó lại “nhiệt tình quá mức”.

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng xuất hiện trong điều kiện thời tiết khác nhau. Có nhiều chất gây dị ứng thời tiết, cụ thể đó là:

  • Những ngày khô, có gió: gió thổi phấn hoa vào trong không khí, gây dị ứng hoa cỏ. Đặc biệt vào mùa xuân và mùa hè, lúc này thực vật bắt đầu giải phóng phấn hoa.
  • Những ngày mưa hoặc ẩm ướt: độ ẩm cao trong không khí là nguyên nhân khiến nấm mốc, mạt bụi phát triển mạnh cả trong nhà và ngoài trời. Nhưng có một may mắn là thời tiết ẩm ướt sẽ làm giảm phấn hoa trong không khí.
  • Không khí lạnh: thường kích thích những cơn ho, sổ mũi, không có lợi cho những người bị hen suyễn dị ứng.
  • Nhiệt độ nóng: ô nhiễm môi trường, khói bụi sẽ trở nên tồi tệ hơn vào những ngày hè nóng bức.

Sau khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng, kháng thể dị ứng immunoglobulin E (IgE) được sản xuất với số lượng lớn. Khi nó kết hợp với nhau, hóa chất histamin được giải phóng sẽ làm xuất hiện triệu chứng dị ứng.

→Xem thêm: Bị dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì tốt cho sức khỏe ?

Triệu chứng dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết gây ra các triệu chứng, bao gồm:

  • Ho
  • Hắt xì
  • Ngứa
  • Sổ mũi
  • Nổi mề đay

Tình trạng dị ứng thời tiết khi mang thai có thể tồi tệ hơn bình thường. Do đó người bệnh nên điều trị và khắc phục kịp thời.

Cách chữa dị ứng thời tiết khi mang thai

Thuốc trị dị ứng thời tiết khi mang thai

Một số loại thuốc chống dị ứng có thể được sử dụng phổ biến cho phụ nữ mang thai như:

  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Chlorpheniramine (chlorTrimeton)
  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Loratadine (Claritin)

Dù vậy, luôn có rủi ro khi dùng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là trong thai kỳ. Nên phụ nữ mang thai hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc kháng histamin để đảm bảo chúng không có hại.

điều trị dị ứng thời tiết khi mang thai
Điều trị dị ứng thời tiết khi mang thai theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Ngoài thuốc, bác sĩ có thể sử dụng cả thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi. Thuốc xịt mũi được sử dụng phổ biến và an toàn hơn thuốc thông mũi, do thuốc xịt mũi không có khả năng được hấp thụ vào máu. Tuy nhiên, bà bầu nên thận trọng khi dùng thuốc xịt mũi hơn ba ngày, vì nó có thể làm triệu chứng dị ứng tồi tệ hơn và gây sưng mũi.

Bên cạnh những phương pháp điều trị an toàn thì bà bầu cũng nên tránh một số loại thuốc đã được Viện dị ứng, hen và miễn dịch Hoa Kỳ cảnh báo:

  • Pseudoephedrine (Sudafed): Một số báo cáo cho thấy pseudoephedrine làm gia tăng dị tật thành bụng ở trẻ sơ sinh do bà mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ.
  • Phenylephrine và phenylpropanolamine: các loại thuốc thông mũi này được đánh giá là sẽ đem lại nguy hiểm cho trẻ em.

Vì vậy, tốt nhất bà bầu hãy thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngăn ngừa dị ứng thời tiết khi mang thai

Các bà bầu bị dị ứng thời tiết có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà để làm giảm triệu chứng, cụ thể:

  • Tạo nước muối xịt mũi bằng cách kết hợp 8 Ounce nước ấm và ¼ muỗng muối.
  • Kiểm tra lượng phấn hoa hàng ngày. Trong giai đoạn có lượng phấn hoa lớn thì phụ nữ mang thai nên tránh ra ngoài trời.
  • Tránh đi ra ngoài trong khoảng thời gian từ 5 giờ sáng đến 10 giờ sáng, vì trong thời gian này lượng phấn hoa thường cao nhất.
  • Nên tắm và thay quần áo sạch sau khi ra ngoài, điều này giúp loại bỏ phấn hoa tích tụ trên quần áo, tóc.
  • Giữ cửa sổ của bạn đóng vào ban đêm để ngăn phấn hoa, nấm mốc vào nhà.
  • Sử dụng điều hòa không khí, máy hút ẩm để giữ cho không khí sạch, mát, khô ráo.
  • Hạn chế đến những khu vực có nhiều cây cỏ, ra ngoài khi trời lạnh, ẩm ướt.
  • Không nên treo khăn trải giường hay quần áo bên ngoài thì phấn hoa và nấm mốc sẽ bám lên chúng.

Kiểm soát dị ứng thời tiết khi mang thai kịp thời là cách tốt nhất để làm giảm sự khó chịu của bệnh trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng dị ứng tăng lên, thì hãy thông báo cho bác sĩ có chuyên môn.

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Những cách chữa viêm da dị ứng phổ biến hiện nay

Chữa viêm da dị ứng bằng các phương pháp phù hợp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng và...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Bị dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì tốt cho sức khỏe ?

Không một thực phẩm nào có thể giúp chữa khỏi dị ứng thời tiết. Tuy nhiên việc duy trì một...

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan...

Nổi mẩn ngứa 2 bên nách có thể liên quan đến một số bệnh về da

Nổi mẩn ngứa 2 bên nách là bệnh gì? Phải làm sao?

Vùng da ở nách là khu vực da rất dễ gặp phải các triệu chứng mẩn ngứa vì nó mỏng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *