Ngứa lòng bàn tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Lòng bàn tay bị ngứa ngáy có thể là do thay đổi thời tiết hay rối loạn nội tiết tố. Hoặc ngứa cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó liên quan đến da cần được điều trị ngay. Do đó, để chấm dứt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở lòng bàn tay, người bệnh cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ những căn bệnh có nguy cơ mắc phải và cách điều trị hiệu quả nhất bằng thảo dược thiên nhiên.

Ngứa lòng bàn tay
Ngứa lòng bàn tay thường gây ra cảm giác bỏng rát, đau nhức, khó chịu.

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay

Việc xác định tác nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả. Theo các chuyên gia da liễu, ngứa lòng bàn tay có thể là do các nguyên nhân sau đây:

1. Da bị khô do thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa đông thường khiến độ ẩm trên da bị mất cân bằng, gây khô da. Da khô có thể gây kích ứng và ngứa.

2. Da bị tổn thương

Nếu bạn dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào, lâu dài sẽ bị kích ứng dẫn đến ngứa lòng bàn tay. Ngoài ra, bạn còn gặp một vài triệu chứng kèm theo đó là do bị khô và bong tróc.

3. Phản ứng dị ứng

Nếu lòng bàn tay của bạn quá nhạy cảm với bất cứ thứ gì bạn chạm vào. Khi đó, da tay có thể bị dị ứng và gây ngứa. Ngứa có thể không xảy ra ngay lập tức mà thường xuất hiện vài giờ sau khi tay bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng.

4. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến xảy ra là do sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào da. Nghĩa là tế bào da cũ chưa bị mất đi nhưng tế bào da mới lại sinh ra, gây sự chèn ép và chồng chất giữa các tế bào trên bề mặt da dẫn đến ngứa. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một vài triệu chứng như:

  • Da lòng bàn tay khô rát, bong tróc, nứt nẻ và chảy máu
  • Đau nhức ở các khớp gần đó
  • Xuất hiện các mụn nước, đôi khi có vảy trắng bạc

5. Chàm

nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay
Chàm có thể gây ngứa lòng bàn tay

Chàm hay còn gọi là viêm da dị ứng là tình trạng da bị dị ứng do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất gây kích ứng. Về dấu hiệu nhận biết, bệnh thường gây ra các mảng da màu gần khu vực bị ảnh hưởng. Một số vùng có thể có màu đỏ hoặc màu xám hay nâu đậm. Bên cạnh đó, viêm da dị ứng còn gây ngứa ngáy, nghiêm trọng hơn gây nứt nẻ da và dẫn đến chảy máu.

Cách điều trị ngứa lòng bàn tay

Một trong những cách chấm dứt tình trạng ngứa lòng bàn tay là người bệnh cần điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như:

1. Ngứa lòng bàn tay do da khô

Kem dưỡng ẩm có thể giúp cân bằng độ ẩm trên da, hạn chế tình trạng mất nước gây khô da. Vì thế, chúng thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy. Tuy nhiên, để lựa chọn loại kem phù hợp, không gây kích ứng da, bạn nên chọn những sản phẩm có chứa hoạt chất tự nhiên. Hoặc cũng có thể dùng mật ong, dầu dừa, dầu ô liu để dưỡng ẩm cho da.

Cách trị ngứa lòng bàn tay
Sử dụng kem dưỡng ẩm để điều trị ngứa lòng bàn tay do da khô gây ra.

2. Dị ứng

Điều trị dị ứng bằng thuốc dị ứng hoặc một số loại thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tác dụng phụ không muốn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại kem chống dị ứng để giảm ngay tình trạng ngứa ngáy.

3. Bệnh chàm và bệnh vẩy nến

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị ngứa lòng bàn tay bằng thuốc mỡ steroid không kê đơn hoặc dùng một vài loại kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, các bạn nên thăm khám và điều trị thuốc theo toa của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngứa lòng bàn tay

Người bệnh có thể thực hiện theo những cách dưới đây để khắc phục và kiểm soát triệu chứng ngứa ở lòng bàn tay:

  • Uống đủ nước: Một trong những nguyên nhân khiến làn da bạn trở nên khô ráp, đặc biệt là vào mùa đông là do cơ thể bị thiếu nước. Do đó, để da trở nên mềm mịn hơn và giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Tốt nhất nên uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Một trong những bước không thể bỏ qua để ngăn ngừa và kiểm soát ngứa ngáy ở lòng bàn tay là bạn nên dùng kem dưỡng ẩm. Các bạn có thể dùng kem dưỡng hoặc dưỡng da tay bằng các nguyên liệu tự nhiên như nha đam, dầu dừa, mật ong,… Việc thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm không chỉ giúp làm giảm tình trạng bong tróc, nứt nẻ trên da mà còn giúp bạn sở hữu làn da mềm mịn hơn.
  • Bảo vệ đôi tay của bạn: Nếu da lòng bàn tay bị nhạy cảm, bạn nên bảo vệ chúng tránh khỏi tác nhân gây dị ứng như hóa chất độc hại hoặc xà phòng bằng cách đeo găng tay. Tùy vào độ thoải mái mà bạn có thể lựa chọn găng tay làm bằng chất liệu cao su hay cotton.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Bên cạnh việc uống thì ăn nhiều trái cây và rau xanh cũng mang lại nhiều lợi ích tốt cho làn da. Chúng không chỉ giúp cung cấp lượng lớn nước mà còn giúp bổ sung khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Đặc biệt, với lượng vitamin C và B2 khá dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Mặt khác, chúng còn giúp da trở nên mịn màng hơn, chống bong tróc, giảm ngứa. Vì vậy, có thể thấy trái cây và rau xanh là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho những ai bị ngứa lòng bàn tay.

Ngứa lòng bàn tay có thể là một trong những vấn đề tự nhiên không liên quan đến sức khỏe. Nhưng, đôi khi chúng chính là dấu hiệu mà cơ thể muốn cảnh báo bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó. Vì vậy, khi thấy triệu chứng này, bạn nên tiến hành thăm khám ngay lập tức.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng do hóa chất: Các loại dầu gội, chất tẩy rửa và nhiều thứ khác

Ở một số người, các hóa chất trong dầu gội, chất tẩy rửa và mỹ phẩm có thể kích hoạt...

Bị mẩn ngứa kiêng ăn gì để phòng tránh?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng...

Bật Mí 6 Loại Lá Cây Chữa Viêm Da Dị Ứng Có Ở Quanh Nhà

Dùng lá cây chữa viêm da dị ứng là phương pháp dân gian được ông bà xưa sử dụng và...

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân...

Dị ứng chó mèo: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng

Dị ứng chó mèo là tình trạng kích ứng với protein trong tế bào da, nước tiểu, nước bọt của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *