Đau tinh hoàn và bụng dưới cảnh báo bệnh lý gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau tinh hoàn và bụng dưới có thể dễ dàng xảy ra khi nam giới thực hiện một số thói quen thiếu lành mạnh như quan hệ lâu, thủ dâm hoặc quan hệ quá độ, quan hệ tình dục thô bạo, chấn thương khi chơi thể thao, căng thẳng, béo phì… Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, ung thư tinh hoàn, viêm tinh hoàn…

Đau tinh hoàn và bụng dưới cảnh báo bệnh lý gì?
Tìm hiểu đau tinh hoàn và bụng dưới cảnh báo bệnh lý gì? Khi nào cần gặp bác sĩ

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

Đau tinh hoàn và bụng dưới cảnh báo bệnh lý gì?

Tinh hoàn là một cơ quan quan trọng của nam giới nằm ở phía dưới dương vật và nằm bên trong bìu. Nhiệm vụ chính của tinh hoàn là sản xuất hormone testosterone, tinh trùng và tinh dịch để phục vụ cho khả năng tình dục và chức năng sinh sản đối với phái mạnh. Chính vì thế, cơ quan này rất quan trọng đối với chức năng sinh sản, sinh lý và sức khỏe tổng thể của nam giới.

Tuy nhiên nam giới có thể nhận thấy tinh hoàn và bụng dưới bị đau do duy trì những thói quen thiếu lành mạnh như quan hệ lâu, thủ dâm hoặc quan hệ quá độ, quan hệ tình dục thô bạo, chấn thương khi chơi thể thao, căng thẳng, béo phì…

Bên cạnh đó tình trạng này cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, ung thư tinh hoàn, viêm tinh hoàn, nang mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh… Vì thế người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân khi nhận thấy biểu hiện đau tinh hoàn và bụng dưới xuất hiện, sau đó can thiệp điều trị với những biện pháp phù hợp nhất.

Tình trạng đau tinh hoàn và bụng dưới có thể phát sinh do một số bệnh lý sau:

1. Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là tình trạng sưng đau ở tinh hoàn bên trái, bên phải hoặc cả hai tinh hoàn trong bìu. Bệnh xảy ra do cơ quan này bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn là chủ yếu. Ở một số trường hợp khác, viêm tinh hoàn xảy ra do nam giới mắc các bệnh về nam khoa mạn tính (viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiểu lâu ngày), do dị ứng hoặc tinh hoàn bị tổn thương.

Thông thường viêm tinh hoàn sẽ làm phát sinh những cơn đau nhó, khó chịu ở tinh hoàn, dương vật và bìu. Tuy nhiên ở một số trường hợp nặng, tinh hoàn bị viêm nặng nề, nam giới có thể bị đau vùng bẹn và đau bụng dưới.

Triệu chứng của bệnh viêm tinh hoàn

  • Biểu hiện tại tinh hoàn: Bìu có dấu hiệu sưng đau nhiều ở bên bị viêm, có thể có cảm giác tức nặng, tấy đỏ, khi dùng tay sờ nhận thấy tinh hoàn cứng và đau nghiêm trọng hơn, tràn dịch tinh hoàn ở mức độ nhẹ, đau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới, có mủ lẫn máu cùng tinh dịch khi xuất tinh.
  • Biểu hiện tại cơ quan tiết niệu: Có cảm giác đau mơ hồ ở vùng hạ vị, tiểu buốt.
  • Biểu hiện toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt.
Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn gây sưng đau ở tinh hoàn bên trái, bên phải hoặc cả hai tinh hoàn trong bìu, đau vùng bụng dưới

2. Viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu có thể là nguyên nhân khiến nam giới cảm thấy đau nhói ở bụng dưới và đau tinh hoàn. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng bao quy đầu ở dương vật có dấu hiệu bị sưng và bị viêm, từ đó làm phát sinh cơn đau.

Viêm tinh hoàn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thương gặp nhất gồm bao quy đầu bị hẹp hoặc bị dài, vệ sinh vùng kín kém, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục quá độ và thủ dâm quá mức.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm bao quy đầu

  • Vùng bao quy đầu xuất hiện những nốt đỏ và mụn nước
  • Bao quy đầu sưng tấy kèm theo cảm giác đau nhức
  • Cơn đau có xu hướng lan rộng dẫn đến đau ở vùng bìu, đau tinh hoàn và đau bụng dưới.

Viêm tinh hoàn cần được sớm chẩn đoán và điều trị. Bởi nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan đến tuyến tiền liệt, niệu đạo và nhiều cơ quan khác. Đồng thời làm phát sinh những biến chứng nguy hiểm.

3. Viêm mào tinh hoàn

Tương tự như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn cũng có khả năng làm phát sinh cơn đau ở tinh hoàn và vùng bụng dưới. Bệnh lý này chính là tình trạng sưng và viêm nhiễm khu trú tại mào tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn thường xảy ra do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác không phải nhiễm khuẩn. Cụ thể như chấn thương, tác dụng phụ của thuốc điều trị tim mạch, nâng vật nặng, căng thẳng, nước tiểu di chuyển ngược vào trong mào tinh hoàn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mào tinh hoàn

  • Bìu có biểu hiện sưng, đỏ hoặc ấm
  • Thường có cảm giác đau ở một bên tinh hoàn, cơn đau lan rộng đến vùng bụng dưới, đau nhiều hơn khi đi tiểu
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh
  • Sưng hạch bạch huyết ở bẹn
  • Sốt 39 – 40 độ C, ớn lạnh
  • Có cảm giác khó chịu và đau ở vùng xương chậu, bụng dưới
  • Chảy mủ và chảy dịch từ dương vật
  • Trên tinh hoàn xuất hiện khối u
  • Có máu trong tinh dịch.
Viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn có thể làm phát sinh cơn đau ở tinh hoàn và vùng bụng dưới

4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đau tinh hoàn và bụng dưới có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh lý này là hiện tình trạng tĩnh mạch hay đám rối tĩnh mạch ở tinh hoàn chịu nhiều áp lực dẫn đến bị giãn và bị xoắn một cách bất thường. Mặc dù có thể xảy ra ở một bên tinh hoàn hoặc ở cả hai bên tinh hoàn nhưng bệnh xuất hiện chủ yếu ở tinh hoàn trái.

Nguyên nhân khiến tĩnh mạch thừng tinh bị giãn là do sự bất thường hoặc hoạt động không tốt của các van ở những tĩnh mạch nhỏ trong bìu. Trong khi đó đây là van một chiều. Van này có chức năng mở ra cho máu chảy về tim và không cho máu chảy ngược về bằng cách đóng kín lại khi dòng máu có dấu hiệu chảy chậm.

Khi hệ thống các van tĩnh mạch có dấu hiệu bị suy yếu, máu có thể chảy ngược về do chịu sự tác động mạnh của trọng lực. Điều này dẫn đến sự ứ đọng, cuối cùng gây giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Ngoài ra bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có thể xuất hiện khi tĩnh mạch lớn ở vùng bụng có dấu hiệu tắc nghẽn, điển hình như xuất hiện một khối u của thận làm tăng áp lực lên những tĩnh mạch nhỏ tồn tại trong bìu và làm giãn tĩnh mạch.

Dấu hiệu nhận biết của tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không rõ ràng hoặc không có. Khi phát triển đến giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Tinh hoàn thường xuyên bị sưng và phù nề
  • Các búi tĩnh mạch giãn nở ở da bìu, có thể nhìn thấy tương tự như một túi giun
  • Đau tinh hoàn lan rộng đến vùng bụng dưới. Đặc điểm của cơn đau gồm: Mức độ đau tăng dần theo thời gian, đau khi làm việc gắng sức hoặc khi đứng dậy, đau nặng hơn về cuối ngày, đau khi nằm ngửa.

Nếu không sớm chữa trị, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây vô sinh.

5. Viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ dẫn tinh trùng ra bên ngoài khi nam giới quan hệ tình dục và xuất tinh. Tuy nhiên cơ quan này có thể bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường bệnh viêm tuyến tiền liệt xảy ra do tuyến tiền liệt bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp khác, bệnh xuất hiện không do nhiễm khuẩn.

Do phát triển khá nhanh nên bệnh viêm tuyến tiền liệt có khả năng gây rối loạn chức năng sinh lý của nam giới trong thời gian ngắn, làm ảnh hưởng đến hoạt động tinh dục và cuộc sống hàng ngày của phái mạnh.

Bệnh viêm tuyến tiền liệt xuất hiện với hai dạng gồm viêm tuyến tiền liệt cấp tính và viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Những triệu chứng phát sinh tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn cấp tính

  • Đau xung quanh dương vật, đau vùng xương mu và vùng bẹn bìu
  • Tiểu khó, có cảm giác buốt và rát khi tiểu
  • Có máu lẫn trong tinh dịch hoặc nước tiểu
  • Rối loạn cương dương, đau khi xuất tinh
  • Thường xuyên thấy rét như bị cúm, ớn lạnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mãn tính

  • Thường xuyên có cảm giác khó chịu ở tinh hoàn, khó chịu ở vùng bụng dưới
  • Đau tinh hoàn và bụng dưới, đau vùng dưới thắt lưng
  • Tiểu nhiều lần liên tiếp
  • Có máu lẫn trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu đục.
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt xảy ra chủ yếu do tuyến tiền liệt bị nhiễm khuẩn

6. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bất thường, có dấu hiệu quay khiến dây thừng tinh bị xoắn lại. Tình trạng này làm cản trở quá trình lưu thông máu về cơ quan. Khi bị thiếu dưỡng chất và bị thiếu oxy hóa, chức năng của tinh hoàn sẽ bị suy giảm, đồng thời có dấu hiệu sưng đau.

Đối với những trường hợp có dây thừng tinh bị xoắn hoàn toàn, tinh hoàn sẽ rơi vào tình trạng sưng đỏ nghiêm trọng, gây đau bụng dưới và đau toàn bộ cơ quan sinh dục. Theo kết quả nghiên cứu, xoắn tinh hoàn thường xuất hiện ở những nam giới có độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi.

Triệu chứng của xoắn tinh hoàn

  • Đau đột ngột và đau dữ dội ở một bên tinh hoàn (nguyên nhân là do tinh hoàn tự xoay quanh trục khiến thừng tinh đột ngột bị tắc nghẽn, làm tắc hoặc làm giảm đường máu đến tinh hoàn), triệu chứng này thường kéo dài dưới 6 giờ
  • Bìu có dấu hiệu sưng to
  • Đau bụng, đau nhiều ở vùng bụng dưới
  • Buồn nôn và nôn
  • Phía tinh hoàn bị xoắn thường cao hơn so với bình thường
  • Tinh hoàn bị đau, cơn đau có thể đột ngột hết mặc dù chưa điều trị (xảy ra do tinh hoàn tự tháo nhờ sự thay đổi tư thế của bệnh nhân)

Trong trường hợp không kịp thời khắc phục bệnh lý này, xoắn tinh hoàn có thể gây tổn thương vĩnh viễn tại tinh hoàn, tinh hoàn bị hoại tử, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhiều trường hợp phải cắt bỏ.

7. Tinh hoàn bị chấn thương và xuất huyết

Tinh hoàn có thể bị chấn thương và xuất huyết khi nam giới quan hệ tình dục thô bạo, quá độ hoặc chấn thương xảy ra khi bị tai nạn, sinh hoạt hoặc khi chơi thể thao. Khi bị tác động với lực mạnh, những mao mạch tồn tại xung quanh tinh hoàn sẽ có dấu hiệu tắc mạch, bị vỡ và bị xuất huyết.

Tinh hoàn bị chấn thương và xuất huyết thường kèm theo cảm giác sưng đau nghiêm trọng, cơn đau có thể phát sinh tại vùng bìu, tinh hoàn và đau ở vùng bụng dưới. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cần nhờ đến sự chăm sóc y tế, nhanh chóng tiến hành phẫu thuật để làm giảm nguy cơ phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Đối với những trường hợp không sớm phát hiện cũng như chậm trễ trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ tinh hoàn do cơ quan này bị hoại tử.

8. Những bệnh lý ở đường tiết niệu

Những bệnh lý thuộc đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi thận, viêm cầu thận… có thể khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó chịu và đau nhói tại vùng dưới, tiểu buốt, khó tiểu, đau tinh hoàn, đau dương vật, tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu sắc bất thường…

Đặc biệt cơn đau tại tinh hoàn và bụng dưới sẽ nghiêm trọng hơn khi người bị sỏi thận hoặc bị những bệnh lý về đường tiêu hóa khác không được điều trị đúng cách hoặc chậm trễ trong quá trình chữa bệnh.

Đối với những bệnh nhân bị sỏi thận, khi sỏi tăng kích thước và bị đẩy xuống sẽ khiến vùng tinh hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo ra cảm giác đau đớn dữ dội tại cơ quan này. Tuy nhiên đau tinh hoàn và đau bụng dưới do sỏi thận thường ít gây ảnh hưởng đời sống tình dục và khả năng sinh sản của nam giới, ít làm phát sinh biến chứng.

Những bệnh lý ở đường tiết niệu
Đau tinh hoàn và bụng dưới có thể xảy ra từ những bệnh lý ở đường tiết niệu như sỏi thận

9. Nang mào tinh hoàn

Nang mào tinh hoàn là u nang lành tính. U nang này xuất hiện trong ống dẫn tinh. Phần lớn nguyên nhan khiến u nang mào tinh hoàn hình thành là do sự tích lũy ngày càng nhiều của tinh trùng. Khi u nang mào tinh hoàn phát triển với kích thước lớn và chèn ép vào những cơ quan lân cận, người bệnh sẽ nhận thấy xuất hiện cảm giác căng tức và đau tại tinh hoàn, đồng thời gây đau ở vùng bụng dưới.

Dấu hiệu nhận biết nang mào tinh hoàn

Nang mào tinh hoàn thường khó được nhận biết do những triệu chứng của bệnh tương tự như những bệnh lý khác xảy ra ở tinh hoàn và mào tinh hoàn.

  • Có dấu hiệu đau nhói ở tinh hoàn và đau vùng bụng dưới
  • Có cảm giác đau tức ngay tại vùng bìu
  • Khi đi lại, vận động mạnh hoặc khi quan hệ tình dục đều nhận thấy bụng dưới và bộ phận sinh dục có cảm giác khó chịu
  • Nhận thấy có khối u xuất hiện khi sờ vào vùng bìu, đồng thời có cảm giác đau đớn nhiều hơn.

Dù mang tính chất lành tính nhưng nếu không được xử lý sớm, u nang mào tinh hoàn có thể tăng kích thước, chèn ép vào những cơ quan lân cận khiến tinh hoàn và mào tinh hoàn gặp vấn đề trong việc sản xuất tinh binh. Điều này khiến nam giới đối mặt với nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

10. Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm có thể làm phát sinh những cơn đau ở tinh hoàn và bụng dưới. Ngay khi hình thành, khối u ác tính sẽ nhanh chóng phát triển đến một kích thước nhất định và trở thành một cục cứng trong tinh hoàn.

Ở một thời điểm nhất định, sự gia tăng kích thước của khối u khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhói, có thể sờ và nhận thấy cứng ở phần đỉnh của tinh hoàn hoặc ở mặt sau của tinh hoàn. Bên cạnh đó bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác nặng và đau ở vùng bìu, tinh hoàn, vùng bẹn và vùng bụng dưới. Ở nhiều trường hợp, người bệnh có thể bị sốt.

Những thể ung thư tinh hoàn có thể được chữa khỏi gần như 100% nếu bệnh nhân sớm phát hiện bệnh lý và tiến hành điều trị đúng cách, đúng phác đồ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư tinh hoàn

Những triệu chứng và dấu hiệu giúp nhận biết bệnh ung thư tinh hoàn gồm bìu to lên, khi sờ có thể cảm nhận được khối u (triệu chứng chính). Ngoài ra để phát hiện ung thư tinh hoàn, bệnh nhân cũng có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Có cảm giác đau nhói tại tinh hoàn
  • Tụ dịch dẫn đến khó chịu và đau ở vùng bụng dưới
  • Có cảm giác nặng ở bìu
  • Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới và vùng bẹn bìu.
Ung thư tinh hoàn
Đau ở tinh hoàn và bụng dưới là dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư tinh hoàn

11. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn thường xuất hiện ở vị trí tinh hoàn nối với cơ thể. Sự thoát vị khiến nam giới thường xuyên cảm thấy khó chịu, bức rửt, có cảm giác tức nặng ở vùng bẹn và vùng bìu. Ngoài ra khi bị thoát vị bẹn, phần ruột ở phía trên sẽ nhanh chóng đổ dồn xuống một bên tinh hoàn dẫn đến hiện tượng sưng to và tạo cảm giác như đang bị đè nặng. Điều này cũng khiến nam giới có cảm giác đau và khó chịu tại vùng bụng dưới.

Mức độ sưng đau sẽ tăng cao khi người bệnh chạy nhảy, đi lại nhiều, làm việc gắng sức hoặc làm việc nặng. Tuy nhiên biểu hiện sưng đau có thể thuyên giảm đáng kể khi nam giới nằm nghỉ, khối phồng tại vùng bìu sẽ thu nhỏ lại hoặc mất đi.

Để xử lý thoát vị bẹn và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn, người bệnh phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật, nên sớm loại bỏ khối phồng.

Nguyên nhân gây đau tinh hoàn và bụng dưới (nguyên nhân sinh lý)

Không phải tất cả trường hợp đau tinh hoàn và bụng dưới đều là do bệnh lý. Vì ở một số trường hợp, cơ đau có thể phát sinh do những nguyên nhân sau:

1. Quan hệ lâu và hưng phấn tình dục

Khi nam giới rơi vào trạng thái quá kích thích trong quan hệ tình dục, máu sẽ dồn về tinh hoàn và dương vật. Điều này khiến tinh hoàn bị căng tức, chèn ép lên dây thần kinh và phát sinh cơn đau. Lúc này cơn đau tại tinh hoàn cũng có khả năng lan rộng đến vùng bụng dưới.

Sau quan hệ tinh dục, nam giới sẽ cảm nhận rõ cơn đau khi đã quan hệ trong thời gian dài trước đó. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng mà là một vấn đề rất bình thường ở nam giới.

2. Thủ dâm quá mức

Thủ dâm chính là một trong những biện pháp giúp giải tỏa sinh ý hiệu quả. Tuy nhiên nếu lạm dụng hoạt động này, nam giới sẽ đối mặt với nhiều vấn đề không mong muốn. Cụ thể nam giới có thể bị đau nhói ở dương vật, tinh hoàn và vùng bụng dưới, nhất là khi sử dụng những vật dụng cứng, sắt nhọn để tác động.

Đối với những trường hợp thủ dâm quá mức trong thời gian dài, nam giới có thể bị rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục với bạn tình, xuất tinh sớm và gây ra nhiều vấn đề không mong muốn khác.

3. Quan hệ tình dục thô bạo

Quan hệ tình dục thô bạo là nguyên nhân phổ biến khiến nam giới bị đau ở tinh hoàn và vùng bụng dưới. Nguyên nhân là do sự hưng phấn quá độ và việc va đập quá mức vào bộ phận sinh dục ở nữ giới khiến tinh hoàn bị tổn thương và đau nhói, đồng thời có cảm giác đau và khó chịu ở vùng bụng dưới sau quan hệ.

Quan hệ tình dục thô bạo
Quan hệ tình dục thô bạo gây đau tinh hoàn và bụng dưới sau quan hệ

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, cảm giác đau tinh hoàn và bụng dưới cũng có thể xuất hiện do những nguyên nhân sinh lý sau:

  • Béo phì
  • Căng thẳng, stress
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu…

Tình trạng đau tinh hoàn và bụng dưới có nguy hiểm không?

Do đau tinh hoàn và bụng dưới là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm nên tình trạng này có mức độ nghiêm trọng cao, cần được sớm thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị. Trong trường hợp không sớm can thiệp bằng những phương pháp y khoa, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng sau:

  • Ảnh huởng đến hoạt động tinh dục: Trong nhiều nguyên nhân bệnh lý, biểu hiện đau tinh hoàn và bụng dưới sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi nam giới tham gia vào các hoạt động tình dục. Điều này khiến nam giới gặp nhiều khó khăn trong việc quan hệ, mất tự tin, thậm chí là làm suy giảm ham muốn.
  • Giảm chất lượng và số lượng tinh trùng: Hoạt động sản xuất tinh binh của tinh hoàn sẽ gặp vấn đề và suy giảm nếu tinh hoàn bị đau, viêm sưng và bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý. Khi đó chất lượng và số lượng tinh trùng bị ảnh hưởng, không đủ khả năng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Điều này làm tăng nguy cơ mắc chứng vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
  • Vô sinh – hiếm muộn: Tinh hoàn là nơi điều tiết hormone, sản sinh và nuôi dưỡng tinh trùng. Vì thế khi tinh hoàn gặp vấn đề và bị đau, số lượng và chất lượng của tinh binh sẽ bị suy giảm, nội tiết tố giảm, tinh trùng khó khăn trong việc di chuyển để gặp trứng. Trường hợp nặng, nam giới sẽ bị vô sinh hiếm muộn.
  • Tinh hoàn bị teo: Sau khi cơn đau kéo dài trong một thời gian, tinh hoàn sẽ rơi vào tình trạng cương cứng, đau, khó chịu và teo dần. Tình trạng này có thể xảy ra ở tinh hoàn bên trái, bên phải hoặc cả hai tinh hoàn.
  • Áp xe bìu: Tình trạng đau tinh hoàn và bụng dưới nếu không được chữa trị sẽ tăng mức độ nghiêm trọng và lan sang những khu vực, bộ phận xung quanh. Điều này tạo nên những vùng sưng, viêm, tấy đỏ và có mủ ở bìu. Đến một thời điểm nhất định, khối mưng mủ sẽ bị vỡ ra dẫn đến viêm nhiễm nặng kèm theo cảm giác ngứa rát, khó chịu, xuất hiện mùi hôi thối.

Đau tinh hoàn và bụng dưới – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Để đảm bảo an toàn, điều trị dứt điểm triệu chứng đau tinh hoàn và bụng dưới và phòng ngừa phát sinh rủi ro, tốt nhất nam giới nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy cơn đau xuất hiện. Việc tiến hành thăm khám và xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp bệnh nhân xác định nguyên nhân gây đau và tìm ra phương pháp chữa bệnh thích hợp.

Thông thường, sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng để chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc, xâm lấn bằng phẫu thuật hoặc thực hiện một số phương pháp điều trị chuyên sâu khác.

Việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ có thể giúp nam giới nhanh chóng kiểm soát triệu chứng, khắc phục nguyên nhân bệnh lý, giảm nguy cơ tái phát và ngăn ngừa biến chứng.

Nam giới nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy cơn đau xuất hiện
Nam giới nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy cơn đau ở tinh hoàn và bụng dưới xuất hiện

Những điều cần lưu ý khi bị đau tinh hoàn và bụng dưới

Những người bị đau tinh hoàn và bụng dưới cần lưu ý những điều sau đây trong quá trình điều trị:

  • Kiêng quan hệ tình dục để tránh làm nặng hơn các triệu chứng và làm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.
  • Ngừng hút thuốc lá, tránh sử dụng nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng, làm nặng hơn tình trạng viêm và đau nhức như thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị…
  • Hạn chế ngồi quá lâu, đứng nhiều, đi nhiều, chạy nhảy hoặc vận động mạnh.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ bàng quang và thận loại bỏ virus và vi khuẩn.
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và giàu chất dinh dưỡng như cá hồi, bơ, nghệ, gừng, mật ong nguyên chất… để làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó bạn cần ăn nhiều trái cây và rau xanh để làm giảm kích thước sỏi thận và trung hòa nước tiểu.

Đau tinh hoàn và bụng dưới là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, hoặc có thể phát sinh do nguyên nhân sinh lý. Vì thế khi bị đau, bạn cần chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị. Việc sớm điều trị sẽ giúp người bệnh giảm bớt nguy cơ phát sinh rủi ro, mang đến hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

Bài viết liên quan:

Xem thêm

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi? Bao lâu?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những bệnh lý thường gặp ở nam giới. Vì căn bệnh này xuất hiện ở vùng nhạy cảm nên nhiều nam giới...

Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có con được không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh vô sinh hiếm muộn...

Triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần lưu ý

Đa số nam giới mắc chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh đều được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật....

Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, chức năng bình thường của nó

Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, chức năng bình thường của nó

Tinh hoàn là bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nam, nằm giữa dương vật và hậu môn. Tinh hoàn...

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục? Lưu ý

Bên cạnh vấn đề phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh có chi phí bao nhiêu thì thời gian hồi...

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi? Bao lâu?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những bệnh lý thường gặp ở nam giới. Vì căn bệnh này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.