Ung thư tinh hoàn: sát thủ âm thầm đối với nam giới

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ung thư tinh hoàn là tình trạng tế bào ung thư tấn công một hoặc cả hai tinh hoàn ở nam giới. Ban đầu, căn bệnh ung thư này tấn công vào các tế bào tạo nên tinh trùng, sau đó lan sang tinh hoàn, rồi đến các hạch bạch huyết ở háng và bụng, sau đó là di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư tinh hoàn là căn bệnh khá phổ biến ở nam giới từ 15 – 45 tuổi. Nếu bạn thấy những bất thường khi chạm vào túi bìu như có khối u, đau, sưng ở tinh hoàn… Thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với căn bệnh này.

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc phối ngũ hơn 50 vị thuốc Nam bản địa. Trong đó, nhiều vị thuốc "thần dược sung sướng" bí truyền lần đầu được giải mã thành công

Thông tin về căn bệnh ung thư tinh hoàn

Tinh hoàn là cơ quan sinh sản hình bầu dục nằm trong túi bìu phía dưới gốc dương vật. Đây là cơ quan có trách nhiệm tạo ra tinh trùng kết hợp với trứng của phái nữ giới nhằm tạo ra em bé. Ngoài ra, tinh hoàn còn có chức năng tạo ra các hormone sinh lý như testosterone để đảm bảo các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.

Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là tình trạng tế bào ung thư tấn công một hoặc cả hai tinh hoàn ở nam giới

Chứng ung thư tinh hoàn có nhiều nguyên nhân gây nên. Tùy theo điều kiện thể chất, thói quen sinh hoạt của từng nam giới mà nguyên nhân phát sinh bệnh cũng không giống nhau.

1. Những nguyên nhân gây tình trạng ung thư tinh hoàn

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh ung thư tinh hoàn vẫn chưa được công bố cụ thể. Nhưng các chuyên gia vẫn lưu ý nam giới một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này:

  • Tiền sử mắc bệnh: Những nam giới trước đây đã từng bị ung thư ở một bên tinh hoàn có khả năng phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại đến 25%.
  • Tổn thương tế bào tinh hoàn: Thường là tế bào mầm nội bào. Đây vốn là tiền thân của các tế bào mầm tinh hoàn, bị tổn thương xâm lấn khi đang độ tuổi dậy thì ở các thanh thiếu niên và thanh niên.
  • Di truyền: Có khoảng 2% nam giới bị chứng ung thư tinh hoàn do trong gia đình có người từng bị mắc bệnh này. Bạn nên thăm khám với chuyên gia nam khoa hoặc với nhà di truyền học nếu trong gia đình bạn có cha hoặc anh/em trai đã từng mắc bệnh này.
  • Tinh hoàn không di chuyển: Thông thường, tinh hoàn của sẽ hạ xuống hoàn toàn vào túi bìu khi bé trai được một tuổi. Nếu tinh hoàn không tự hạ xuống, cần phải có một quy trình phẫu thuật để đưa chúng về vị trí vốn có. Tuy nhiên, có không ít trường hợp đàn ông không phát hiện tinh hoàn có di chuyển xuống dưới túi bìu hay không. Điều này khiến khả năng ung thư tinh hoàn cao hơn người bình thường khoảng 16 lần.
  • Vô sinh ở nam giới: Một số nam giới mà tinh hoàn không thể sản xuất tinh trùng, gây nên những bất thường ở tế bào mầm nội bào… cũng là một trong những yếu tố gây chứng ung thư tinh hoàn.
  • Bất thường ở cơ quan sinh dục: Những nam giới có sự bất thường bẩm sinh ở dương vật, khiến cho niệu đạo bị nông rộng dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập, gây nguy cơ gia tăng ung thư tinh hoàn gấp đôi.
  • Bị bệnh HIV/AIDS: Nhiều nhà khoa học cho rằng, những người đàn ông bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn.
  • Chủng tộc: Nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn ở đàn ông da trắng gấp khoảng 4 – 5 lần so với đàn ông da đen và người gốc Á. Lý do cho số liệu này chưa được biết đến, chỉ là những con số được thống kê từ các tổ chức y tế qua báo cáo hàng năm. Trên toàn thế giới, nguy cơ mắc căn bệnh này cao nhất là những người đàn ông sống ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Thấp nhất là nam giới sống ở Châu Phi hoặc Châu Á.
người da trắng
Chưa rõ nguyên nhân, nhưng người da trắng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người Châu phi và gốc Á

2. Triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư tinh hoàn

Không phải nam giới nào bị chứng ung thư tinh hoàn cũng có triệu chứng rõ rệt nhất định. Đôi khi bệnh nhân thường gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

  • Túi bìu có cảm giác căng tức, nặng nề
  • Xuất hiện bướu hoặc sưng ở tinh hoàn, thường là không đau
  • Đau ở bìu, tinh hoàn hoặc bụng dưới
  • Thay đổi hình dạng hoặc kích thước của tinh hoàn
  • Đau hoặc nở rộng các mô tuyến vú
  • Cảm giác độ lớn giữa hai tinh hoàn không đồng đều
  • Đau bụng, đau lưng dưới và tức ngực.

Nam giới nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số các dấu hiệu kể trên thì nên tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ chuyên gia. Từ đó nhận được sự thăm khám và có phương hướng chỉ định hiệu quả.

II. Chẩn đoán và xét nghiệm ung thư tinh hoàn

Đây là căn bệnh nằm trong nhóm có nguy cơ cao mà nam giới có thể mắc phải. Bạn có thể không gặp các triệu chứng bất thường nhưng vẫn có thể bị ung thư tinh hoàn nếu không kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

1. Phát hiện nguy cơ ung thư tinh hoàn

Thông thường, bạn có thể tự kiểm tra những bất thường của tinh hoàn như có khối u, sưng, cứng hoặc đau hay không:

  • Đứng thẳng người, nhẹ nhàng dùng ngón tay sờ vào từng tinh hoàn của bạn và cảm nhận bất cứ điều gì bất thường. Nếu bạn thấy ở tinh hoàn có một cục u nhỏ, cứng, đau hoặc sưng, hãy đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra với bác sĩ.
  • Bạn sẽ cảm thấy tinh hoàn được gắn một sợi dây ở trên. Bộ phận này được gọi là mào tinh và khá nhạy cảm nhưng không gây đau khi chạm vào. Bạn đừng nhầm bộ phận này với một khối u ở tinh hoàn.
  • Nên thực hiện kiểm tra khi tắm bằng nước ấm để túi bìu thư giãn và bạn dễ cảm nhận những bất thường ở tinh hoàn.
  • Đôi khi, bạn có thể không gặp khối u hoặc sưng to ở tinh hoàn, nhưng nếu bị ung thư tinh hoàn thì túi bìu luôn có cảm giác nặng nề hoặc đau tức bụng dưới. Điều này là do chất lỏng của chứng ung thư tích tụ quá nhiều trong túi bìu của bạn.
  • Nên theo dõi những bất thường ở bé trai trong giai đoạn phát triển và dậy thì. Nhất là những dấu hiệu như phát triển lông mặt, giọng nói trầm…

2. Xét nghiệm nguy cơ ung thư tinh hoàn

Các bác sĩ bằng vào chuyên môn sẽ nhận ra những bất thường ở tinh hoàn của nam giới. Khi đó nam giới sẽ được chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán để xác định chính xác tình trạng bệnh:

xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra những hoạt chất bất thường từ ung thư tinh hoàn
  • Siêu âm: Nam giới được thăm khám bằng sóng siêu âm để “phác họa” nên tình trạng tinh hoàn trong túi bìu. Nó tương tự như khi phụ nữ tiến hành thăm khám thai nhi. Nam giới sẽ nằm ngửa trên bàn dài, kỹ thuật viên tiến hành bôi một lớp gel lên bìu của bạn, sau đó di chuyển thiết bị siêu âm để tiến hành thăm khám.
  • Xét nghiệm máu: Trong nhiều trường hợp, ung thư tinh hoàn sẽ tạo ra các protein hoặc enzyme đặc thù có thể tìm thấy trong máu. Các bác sĩ có thể dựa vào những hoạt chất này nhằm xác định loại ung thư bạn đang mắc phải và liệu nó có đang lan rộng không.
  • Sinh thiết: Trong một vài trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ một mảnh nhỏ của khối u trong tinh hoàn và kiểm tra xem nó có phải là tế bào ung thư hay không. Đó được gọi là kỹ thuật sinh thiết và thường cho bệnh nhân kết quả nhanh chóng.

Sau khi chẩn đoán và làm xét nghiệm kết thúc. Nếu có những bất thường về tinh hoàn, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho mình.

Thông tin chia sẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên khoa.

Tin bài nên đọc:

cách làm tăng chất lượng tinh trùng

15 cách tăng chất, số lượng tinh trùng và khả năng thụ thai

Tinh trùng yếu là nguyên nhân chính khiến cho khả năng thụ thai suy giảm. Hơn nữa trong nhiều trường...

Những vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn

Ngày xưa, việc gối chăn của các cụ đơn giản chỉ là cách để giúp duy trì nòi giống. Nhưng...

Thận yếu ảnh hưởng đến sinh lý, đời sống sinh hoạt tình dục của nam giới.

Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Thận yếu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cản trở người bệnh trong sinh hoạt đời sống. Điều quan...

Cách nhận biết tinh trùng khỏe mạnh qua màu sắc, mắt thường

Tinh trùng khỏe mạnh chính là điều kiện tiên quyết giúp quá trình thụ thai được thành công. Để đánh...

Quan hệ mạnh, sâu có ảnh hưởng gì không?

Việc đẩy nhanh nhịp độ và đưa cậu nhỏ vào sâu bên trong khi ấn ái sẽ mang lại cảm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.