Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là gì? – Thông tin không thể bỏ qua
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là tình trạng viêm tuyến tiền liệt kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Khi xảy ra hiện tượng viêm, bệnh thường gây đau, có thể ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu và chức năng tình dục. Vì vậy, nam giới nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm, tránh bệnh chuyển nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ tạo thành một phần đường tiết niệu dưới ở nam giới. Chức năng chính của nó là thực hiện việc sản xuất tinh dịch, giúp nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Bên cạnh đó, tuyến tiền liệt cũng giúp kiểm soát nước tiểu và sản xuất chất có trong tinh dịch. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm mãn tính, tuyến tiền liệt có thể gây tác động xấu đến việc đi tiểu và ảnh hưởng đến chứ năng tình dục.
→Xem thêm: Viêm tuyến tiền liệt có gây ung thư hay không?
I. Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do nhiễm khuẩn
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể là do nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt gây ra. Ở một số bệnh nhân, nhiễm khuẩn thường phát triển sau khi bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn cấp tính hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra. Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính do nhiễm khuẩn thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn cấp tính. Tuy nhiên, ở một số đối tượng, tình trạng nhiễm trùng có thể tồn tại trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn kháng điều trị bằng kháng sinh hoặc cũng có thể là do thời gian điều trị bằng kháng sinh quá ngắn
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do nhiễm khuẩn
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do nhiễm khuẩn là loại bệnh không tìm thấy vi khuẩn trong nước tiểu hay trong dịch tuyến tiền liệt. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chẳng hạn như, viêm do hội chứng đau vùng chậu mãn tính gây nên. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là do yếu tố tâm lý. Một số nghiên cứu chỉ rõ, tâm trạng không thoải mái, căng thẳng thường xuyên kéo dài chính là nguyên nhân khiến bệnh chuyển từ cấp sang mãn tính. Bên cạnh đó, viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể là do đường tiết niệu bị tổn thương do chân thương thực thể hoặc phẫu thuật.
II. Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính
Đau ở bộ phận sinh dục hoặc đau ở vùng chậu là một trong những triệu chứng nhận biết chính của bệnh viêm tuyến tiền liệt. Thông thường, ở một số trường hợp, đau thường có cảm giác như gặm nhấm. Thế nhưng, ở một số đối tượng khác, đau thường diễn ra dữ dội. Đau có thể đến và biến mất nhanh chóng nhưng đôi khi kéo dài.
Bên cạnh triệu chứng đau, bệnh còn kèm theo các biểu hiện khác như:
- Người bệnh thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm
- Cảm thấy đau khi tiểu
- Khó tiểu
- Tiểu gấp
- Đau ở đáy chậu
- Đau ở trực tràng, lưng dưới, dương vật hoặc tinh hoàn
- Khó xuất tinh hoặc đau khi xuất tinh
- Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như nôn, ớn lạnh, buồn nôn,…
- Ở một số đối tượng bệnh, người bệnh bị hoại tử hoặc bị vôi hóa tuyến tiền liệt ở chỗ bị viêm nhiễm gây xuất tinh ra máu trong khi quan hệ tình dục.
III. Chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt mãn tính
Thông thường, để chẩn đoán bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính, bác sĩ thường bắt đầu chẩn đoán bệnh bằng cách xem tiền sử bệnh của người đó. Bên cạnh đó, họ cũng có thể kiểm tra trực tràng bằng cách dùng ngón tay đưa vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra xem có bị viêm hoặc sưng hay không. Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra dương vật hoặc sưng hạch bạch huyết để xác định dấu hiệu nhiễm trùng. Đồng thời, để có kết quả chẩn đoán chính xác, họ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết sau đây:
Xét nghiệm tinh dịch, xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt.
- Thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt
- Siêu âm niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt
- Nội soi bàng quang hoặc niệu đạo
IV. Điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn gây ra có thể lây lan. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. Theo các chuyên gia, để điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính dứt điểm, bệnh nhân cần chấm dứt căn nguyên gây bệnh. Chẳng hạn, đối với người bệnh do vi khuẩn, bác sĩ tiết niệu thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường uống để điều trị.
Thông thường, các loại thuốc kháng sinh đưa vào cơ thể thì chỉ có 20 – 30% thuốc được đưa đến tuyến tiền liệt. Chính vì vậy, tác dụng điều trị bệnh thường kéo dài khoảng 12 tuần. Và để tăng tác dụng điều trị bệnh của thuốc, bác sĩ phải tiến hành xoa bóp hậu môn để cho dịch mủ chảy ra ngoài rồi bơm nitrate bạc vào niệu đạo. Cách làm này giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, tăng khả năng hồi phục bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và khả năng phục hồi của mỗi người mà liều lượng và thời gian chữa trị bệnh có thể ngắn hoặc kéo dài. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng bệnh không được cải thiện khi dùng kháng sinh đường uống, bệnh nhân có thể thay thế những lựa chọn điều trị dưới đây.
- Sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để điều trị nhiễm trùng nặng
- Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
- Thuốc chẹn alpha để điều trị chứng khó tiểu
- Thực hiện liệu pháp giảm căng thẳng và lo lắng
- Dùng thuốc giãn cơ để làm giảm co thắt xương chậu
- Tiến hành làm phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo ở niệu đạo, giúp cải thiện tình trạng khó tiểu
Biện pháp thay thế
Ngoài các biện pháp nêu trên, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp thay thế sau đây để cải thiện triệu chứng bệnh: viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
Sử dụng bài tập Kegel: Còn được gọi là bài tập sàn chậu, giúp cải thiện triệu chứng tiểu khó ở người bệnh bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Các bài tập này hoạt động bằng cách tăng cường các cơ xung quanh dương vật và bàng quang, giúp tăng cường chức năng đường tiểu.
Cách thực hiện như sau:
- Để thực hiện các bài tập này, người bệnh hãy ngồi trong tư thế thoải mái nhất.
- Sau đó, bạn siết chặt và thư giãn các cơ vùng xương chậu 10 – 15 lần liên tiếp.
- Lặp lại bài tập này nhiều lần trong ngày để có kết quả điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp giảm triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính như
- Châm cứu
- Ngâm mình trong nước ấm
- Sử dụng túi chườm nóng để chườm lên vùng trực tràng hoặc đáy chậu
V. Phòng ngừa bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính
Bệnh viêm tuyến tiền liệt nói chung và bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính nói riêng thường có tái phát. Vì vậy, để kiểm soát và phòng ngừa, người bệnh nên chú ý những điểm này:
- Nên thường xuyên uống nước. Đặc biệt không nên nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu.
- Bệnh nhân nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Bởi theo một số nghiên cứu cho thấy, thể thao giúp mang lại nhiều lợi ích hỗ trợ điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt cho phái mạnh. Người bệnh chỉ cần tập 10 – 15 phút mỗi ngày để giúp cải thiện bệnh. Tuy nhiên, không nên tập những bộ môn thể thao mạnh, tốt nhất bệnh nhân nên tập các bộ môn nhẹ nhàng như đứng thẳng hoặc ngồi thẳng. Tuyệt đối không nên đạp xe đạp với quãng đường xa.
- Sinh hoạt tình dục điều độ. Và để đề phòng viêm nhiễm bộ phận sinh dục, người bệnh không nên thủ dâm thường xuyên.
- Để đề phòng bệnh tái phát, người bệnh nên tắm bằng nước nóng để cải thiện việc cung cấp máu cho tuyến tiền liệt.
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể dẫn đến đau nhức và gây khó khăn trong việc tiểu tiện. Bên cạnh đó, căn bệnh này rất dễ tái phát. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên thăm khám định kỳ và điều trị đúng thuốc bác sĩ yêu cầu.
ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm tiền liệt tuyến uống thuốc gì để điều trị?
- Điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng thuốc nam của người xưa
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!