Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, chức năng bình thường của nó

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tinh hoàn là bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nam, nằm giữa dương vật và hậu môn. Tinh hoàn khá nhạy cảm và có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Để phòng tránh các nguy cơ, đấng mày râu nên tìm hiểu và có biện pháp chăm sóc bộ phận quan trọng này.

Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, chức năng bình thường của nó
Tinh hoàn là gì?

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

Tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn có hình dạng như quả trứng, nằm trong cơ quan sinh dục của nam giới. Có hai tinh hoàn và chúng được bao bọc bởi một lớp da gọi là bìu. Bộ phần này nằm treo bên ngoài cơ thể, vị trí ở trước khu vực xương chậu và gần với đùi trên, giữ vai trò sản xuất tinh trùng lẫn tiết ra hormone quy định sự nam tính của nam giới là testosterone.

Tinh hoàn có cấu tạo và chức năng gì?

Tinh hoàn nam giới được cấu tạo bởi nhiều mạch máu và ống sinh tinh. Có hai tinh hoàn nằm ở hai bên trái và phải. Trọng lượng của bộ phận này ở người trưởng thành là khoảng 20g, chiều dài từ 4 đến 5 cm. Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, màu trắng hay còn được gọi là cân trắng.

Trong bao cân trắng, có tới 200 – 400 thùy nhỏ, mỗi thùy sẽ chứa khoảng 2 đến 4 ống sinh tinh. Chúng cuộn xoắn lại với nhau và được phân cách bởi các vách cơ. Nơi đây sẽ là nơi tinh trùng được hình thành. 

Theo các chuyên gia, mỗi tinh hoàn của nam giới sẽ có khoảng 400 cho đến 600 ống sinh tinh. Các ống sinh tinh này sẽ xếp thành vòng cung và nằm nối với nhau tại một đầu. Tất cả đầu còn lại của ống sinh tinh sẽ đổ về mào tinh.

Các mạch máu thần kinh, tế bào leydig nằm ở giữa các ống sinh tinh. Chúng có nhiệm vụ sản sinh ra hormone testosterone giúp ổn định quá trình hình thành và phát triển của tinh trùng. Đồng thời, chúng còn điều hòa hoạt động của tuyến sinh dục phụ.

Tinh hoàn có cấu tạo và chức năng gì?
Tinh hoàn có cấu tạo và chức năng gì?

Như đã đề cập, tinh hoàn có nhiệm vụ sản xuất tinh trùng và tiết hormone sinh dục nam. Trong đó, tinh trùng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với vấn đề sinh sản, còn hormone testosterone giúp quyết định đặc tính sinh dục của nam giới.

Một số bệnh lý về tinh hoàn

Như đã đề cập, do là bộ phận rất dễ bị tác động nên tinh hoàn có thể mắc phải các bệnh lý mà không nam giới nào mong muốn. Dưới đây là một số bệnh thường gặp:

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là bệnh lý phổ biến khi bộ phận này bị vi khuẩn, virus tấn công. Ngoài ra, nếu cơ địa nam giới dễ bị dị ứng hoặc xảy ra chấn thương cũng rất dễ gặp phải tình trạng biên này. Bệnh xuất hiện phổ biến ở nam giới đã dậy thì có đời sống tình dục quá độ. Khi bị viêm tinh hoàn, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:

  • Đau và sưng bìu.
  • Khi sờ hoặc chạm vào bìu cơn đau bùng phát dữ dội hơn.
  • Quan hệ tình dục có cảm giác đau rát, gặp nhiều khó khăn.
  • Khu vực hạ vị có dấu hiệu những con đau âm ỷ.
  • Tinh dịch có lẫn máu hoặc mủ.

    Một số bệnh lý về tinh hoàn
    Tinh hoàn có thể bị viêm nhiễm bởi nhiều nguyên nhân

Bên cạnh đó, người bệnh còn có các dấu hiệu kèm theo khác như buồn nôn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sốt, tiểu khó, tiểu buốt,…Bệnh tuy không quá nguy hiểm và có thể điều trị. Thế nhưng nếu chủ quan và để bệnh kéo dài, người bệnh có nguy cơ đối mặt với tình trạng vô sinh – hiếm muộn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh khá phổ biến ở nam giới, hình thành bởi các đám rối tĩnh mạch. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất có thể kể đến là do sự suy yếu của ven tĩnh mạch. Lúc này, máu không lưu thông như bình thường mà bắt đầu đổ ngược về vùng tĩnh mạch dưới, gây ứ huyết.

Giai đoạn khởi phát, giãn tĩnh mạch thừng tinh hầu như không có triệu chứng nào cụ thể. Chỉ đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo thì người bệnh mới cảm nhận được cơn đau nhức tại tinh hoàn. Chúng sẽ tăng dần lên nếu người bệnh vận động mạnh hoặc thay đổi đột ngột tư thế.

Teo tinh hoàn

Teo tinh hoàn và hiện tượng co giãn tinh hoàn khi thay đổi nhiệt độ là hai trường hợp khác nhau. Teo tinh hoàn là bệnh lý đặc trưng, biểu hiện bởi sự co và thu nhỏ kích thước cũng như trọng lượng bộ phận này một cách đáng kể. Bệnh hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong đó, việc mất cân bằng hormone, vấn đề tuổi tác, thói quen uống rượu, sử dụng thuốc hoặc bổ sung estrogen quá mức là những yếu tố điển hình gây bệnh. Ngoài ra, căn bệnh này còn xuất hiện khi tinh hoàn bị viêm, xoắn hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như giảm ham muốn tình dục, cơ bắp suy yếu, lông mu, lông mặt và cơ thể, râu kém phát triển, tinh hoàn mềm. Trường hợp bệnh khởi phát do bệnh lý, nam giới sẽ có các dấu hiệu bất thường như đau tức, sưng viêm, sốt,…Người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và điều trị.

Xoắn tinh hoàn

Khi dây thừng tinh bị xoắn lại sẽ gây nên hiện tượng xoắn tinh hoàn, khiến lượng máu vận chuyển đến cơ quan này bị cản trở. Bệnh xuất hiện phổ biến ở nam giới độ tuổi từ 12 – 18, người ta thống kê được con số bệnh nhân nằm trong độ tuổi này lên đến 65%.

Một số bệnh lý về tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn cũng là hiện tượng thường gặp ở nam giới

Xoắn tinh hoàn có thể do bẩm sinh, di truyền hoặc bị tác động bởi các yếu tố khác. Người bệnh sẽ có những biểu hiện, triệu chứng như đau một bên tinh hoàn, sưng bìu, có khối u ở bìu, tinh dịch có lẫn máu, bụng đau, muốn nôn,…

Đây được xem là bệnh khá nguy hại đối với nam giới, cần được điều trị ngay. Bởi, nếu kéo dài có thể gây mất tinh hoàn, thậm chí là vô sinh. Đặc biệt, trường hợp vòng xoắn quá nhiều còn khiến cho máu đang lưu thông bị đùn ú, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc cũng là một trong số các vấn đề thường xảy ra ở tinh hoàn. Tình trạng này hình thành khi chất lỏng tích tụ trong các khoang xung quanh quá nhiều. Người bệnh có thể mắc tràn dịch tinh mạc từ khi sinh ra hoặc do viêm nhiễm, chấn thương. Các triệu chứng thường gặp như sưng tinh hoàn, đau bìu âm ỉ, nặng bìu.

Tuy nhiên, đa số trường hợp người bệnh tràn dịch tinh mạc không cần phải can thiệp điều trị mà bệnh có thể tự cải thiện sau một thời gian. Chỉ với các trường hợp nặng, lúc này người bệnh cần có sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa. Biện pháp phẫu thuật điều trị sẽ được cân nhắc đối với những trường hợp không còn khắc phục bằng phương pháp nội khoa.

Sa tinh hoàn

Sa tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn nam giới bị xệ hơn so với bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt già trẻ, lớn bé. Bệnh có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó yếu tố nhiệt độ và tuổi tác được xem là nguyên nhân chính hình thành bệnh.

Ngoài ra, sa tinh hoàn cũng có thể do một số bệnh lý liên quan gây nên như xoắn, viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh,…Ở trạng thái bình thường, chiều dài của dương vật và tinh hoàn sẽ tương đương nhau. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát thấy sự thay đổi của da bìu thì nguy cơ cao bạn đang mắc phải chứng sa tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn được xem là vấn đề nguy hiểm nhất về tinh hoàn, tuy nhiên lại khá hiếm gặp. Bệnh hình thành khi một trong hai tinh hoàn có khối u ác tính. Thường chỉ xuất hiện một bên, rất hiếm trường hợp người bệnh có khối u ở cả hai bên.

Một số bệnh lý về tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Ung thư tinh hoàn đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Qua nghiên cứu, chuyên gia cho rằng, tình trạng hình thành khối u là do một số tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành gây nên. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như:

  • Bìu nặng và sưng to
  • Bụng dưới đau
  • Nổi hạch ở bẹn
  • Bìu nóng rát, đau âm tỉ, đôi khi có dịch mủ
  • Đau nặng nề hơn khi sờ và quan hệ tình dục
  • Đau lưng, cơ thể mệt mỏi

Ung thư tinh hoàn cũng giống như một số dạng ung thư khác, có thể di căn nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số biến chứng mà nó gây ra có thể đe dọa sức khỏe sinh sản, thậm chí là tính mạng người bệnh. Vì thế, ngay khi cảm nhận những dấu hiệu bất ổn của cơ thể, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Vậy, khi nào nên đến thăm khám nam khoa? Dưới đây là các trường hợp nam giới cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ:

  • Tinh hoàn đau âm ỉ, dai dẳng không khỏi
  • Tinh hoàn bị sưng một hoặc cả hai bên
  • Bụng dưới và lưng đau mỏi bất thường
  • Tiểu buốt, mắc tiểu thường xuyên
  • Mô vú phát triển bất thường

Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng và đưa ra hướng điều trị cho nam giới. Việc thăm khám nam khoa cũng giống như việc thăm khám phụ khoa định kỳ ở nữ giới. Do đó, đấng mày râu không nên ngại ngùng khiến các vấn đề tại cơ quan sinh dục phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chăm sóc, bảo vệ tinh hoàn đúng cách

Tinh hoàn của nam giới là bộ phận nhạy cảm, dễ bị tác động nếu gặp tác nhân gây hại hoặc chấn thương. Tình trạng tinh hoàn đau nhức có thể kéo theo nhiều vấn đề, nhất là tình trạng đau lan sang khoang bụng, hông và lưng. Chúng xuất hiện đột ngột và dần biến mất sau đó vài phút.

Tuy nhiên, nếu những bệnh lý tiềm ẩn ở tinh hoàn không được điều trị khắc phục, về lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Đặc biệt, tinh hoàn là cơ quan sản sinh tinh trùng, nếu gặp vấn đề nguy hại có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản về sau.

Chăm sóc, bảo vệ tinh hoàn đúng cách
Nam giới nên chăm sóc tốt cơ thể, có thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý

Do đó, nam giới cần tìm hiểu, nhận biết những vấn đề sức khỏe để sớm can thiệp, phòng tránh những nguy cơ. Một số lưu ý cho nam giới trong việc chăm sóc và bảo vệ tinh hoàn:

  • Kiểm tra tinh hoàn hàng tháng, nam giới sử dụng tay để kiểm tra từng tinh hoàn. Nếu phát hiện khối u nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp giảm nguy cơ vi khuẩn, virus tấn công gây hại. Sau khi tắm nên dùng khăn bông mềm thấm khô dương vật, bìu, tránh tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thấm hút tốt, nhất là quần lót. Không nên mặc quá bó sát làm nhiệt độ ở bìu tăng cao ảnh hưởng đến tinh hoàn và quá trình sinh tinh.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng biện pháp phòng tránh thai an toàn.
  • Xây dựng lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe nói chung. Từ đó cơ quan sinh dục cũng được năng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Tinh hoàn thuộc bộ phận sinh dục của nam giới. Đây là cơ quan có vai trò quan trọng giúp sản sinh tinh trùng và hormone. Nếu nhận thấy tinh hoàn có bất kỳ thay đổi bất thường nào, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng giải quyết an toàn, phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm: Tinh hoàn bên to bên nhỏ: Nguyên nhân, cách chữa trị

Cách chăm sóc sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Cách chăm sóc sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp điều trị vấn đề về cơ quan sinh dục phổ biến của nam giới. Vậy, sau khi đã tiến hành phẫu...

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh ở đâu tốt nhất?

Có lẽ, không quá khó khăn để bạn tìm kiếm địa chỉ khám và phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng...

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi? Bao lâu?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những bệnh lý thường gặp ở nam giới. Vì căn bệnh này...

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào?

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh là biện pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay....

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y

Hiện có khá nhiều người lựa chọn điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phương pháp Đông y,...

Cách chăm sóc sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Cách chăm sóc sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp điều trị vấn đề về cơ quan sinh dục phổ biến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.