Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào? Điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh là biện pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không biết thời điểm nào nên thực hiện phương pháp này. Bởi, giãn tĩnh mạch thừng tinh không phải là bệnh lý cấp tính nguy hiểm tính mạng. 

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý phổ biến ở nam giới, có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua sự thay đổi hình dạng của bìu. Tình trạng này thường xuất hiện ở tinh hoàn trái do tập nhiều mạch máu hơn tinh hoàn phải.

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào?
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào?

Trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh giai đoạn nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các biện pháp nội khoa như uống thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng, dự đoán có thể nguy hại đến khả năng sinh sản, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh cho bệnh nhân.

Biện pháp này được thực hiện khi người bệnh có biểu hiện đau nhức và khó chịu dữ dội, hai tinh hoàn khác nhau rõ rệt về kích thước. Ngoài ra, trường hợp cần nhanh chóng tiến hành phẫu thuật khi nam giới có hiện tượng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,…ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản.

Sau khi phẫu thuật, chất lượng và số lượng tinh trùng sẽ được cải thiện đáng kể. Theo thống kê, có tới 69% nam giới có thể tiến hành thụ thai tự nhiên sau mổ 2 năm, trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh dẫn đến không sản xuất tinh trùng có tỷ lệ người bệnh cải thiện chiếm đến 50%.

Các phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hiện nay, dưới sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh cho nam giới. Trong đó, phương pháp phẫu thuật được xem là biện pháp hiệu quả và nhanh chóng nhất. Nam giới có thể thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhiều cơ sở bệnh viện, giúp cải thiện bệnh, đáp ứng được một số yêu cầu như:

  • Giải quyết các vấn đề bên trong hệ thống tĩnh mạch thừng tinh cho nam giới.
  • Bảo tồn hoạt động của động mạch tinh trong, động mạch ống dẫn tinh, hạn chế hiện tượng teo tinh hoàn sau mổ.
  • Ống dẫn tinh của nam giới được bảo tồn nguyên vẹn.
  • Ngoài ra, phẫu thuật còn giúp bảo tồn bạch mạch.

Có nhiều biện pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh, các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định tùy theo tình trạng bệnh và nhu cầu của bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:

  • Phẫu thuật nội soi thắt tĩnh mạch thừng tinh: Đây là biện pháp có tác dụng tăng chất lượng tinh trùng, tinh hoàn, tăng tỉ lệ mang thai cho các đối tượng vợ chồng vô sinh do bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. 
  • Tắc mạch: Biện pháp phẫu thuật này có chi phí khá cao, đồng thời vẫn có tỷ lại tái phát bệnh từ 4% – 11%.
  • Mổ mở: Phương pháp phẫu thuật thắt tĩnh mạch trong sau phúc mạc, tỷ lệ tái phát khi thực hiện phẫu thuật này khá cao từ 7% – 33% ở người trưởng thành, 15% – 45% ở trẻ em.
  • Phẫu thuật truyền thống: Phẫu thuật được tiến hành qua đường bẹn, bìu. Thao tác thực hiện đơn giản, ít phức tạp hơn so với các biện pháp trên. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát lại cao nhất.
  • Vi phẫu thuật đường bẹn: Biện pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ cao, trang thiết bị hiện đại, thời gian giải phẫu kéo dài trong 2 – 3 tiếng, nhưng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh và có tỷ lệ tái phát thấp.

    Các phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh
    Có nhiều phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Thực tế, hầu hết các bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện phương pháp can thiệp nội mạch. Bởi phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Không tác động xâm lấn đến vùng bẹn hoặc bìu.
  • Ống dẫn tinh được bảo tồn, không gây tổn thương.
  • Phương pháp này cho hiệu quả tương tự như phẫu thuật, điều trị tại chỗ tình trạng giãn tĩnh mạch và khắc phục được hiện tượng vô sinh.
  • Người bệnh không tốn nhiều thời gian nằm viện, có thể trở lại sinh hoạt chỉ trong khoảng 24 tiếng.
  • Can thiệp được 2 bên nút mạch bằng 1 đường đi vào tĩnh mạch, không sử dụng chỉ khâu da.
  • Gây tê tại vùng tĩnh mạch đùi chung thay vì gây mê toàn thân hay gây mê tủy sống, ít gây đau đớn và để lại di chứng.

Các thắc mắc về phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nhiều nam giới mắc chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh cảm thấy lo lắng khi được yêu cầu phẫu thuật. Một số vấn đề xuất hiện xoay quanh biện pháp can thiệp này như:

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể sinh con không?

Người bệnh đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, bởi vị trí giải phẫu liên quan mật thiết đến con đường sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, việc phẫu thuật sẽ giúp người bệnh cải thiện được chứng bệnh này và rút ngắn thời gian có con cho “đấng mày râu”.

Theo thống kê thế giới, nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có tỷ lệ 40% gặp tình trạng hiếm muộn nguyên phát và 69% – 81% gặp tình trạng vô sinh thứ phát. Bệnh lý này khiến cho nam giới suy giảm chức năng sinh lý, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng kéo theo khả năng thụ thai tự nhiên thấp.

Hoạt động di chuyển của tinh trùng kém hơn chiếm đến 90% trong các trường hợp nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bên cạnh đó, khi mắc phải căn bệnh này, một số lượng đáng kể nam giới bị suy giảm mật độ tinh trùng, cụ thể là 65% trường hợp có lượng tinh trùng ít hơn 20 triệu/ml.

Tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh. Có ít nhất 38% nam giới có thể có con tự nhiên hoặc dùng biện pháp hỗ trợ sinh sản và 21% không dùng các biện pháp hỗ trợ sau khi thực hiện phương pháp điều trị này.

Chất lượng và mật độ tinh trùng được cải thiện đáng kể. Qua thống kê, có đến 21% – 55% người bệnh không có tinh trùng khi phẫu thuật đã có lại tinh trùng trong tinh dịch. Chính vì thế, nam giới có thể yên tâm vì sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khả năng có con tự nhiên vẫn được đảm bảo.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không?

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh là biện pháp ít xâm lấn, bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường nhanh chóng sau khi tiến hành giải phẫu. Thông thường thời gian nghỉ ngơi sau mổ của người bệnh là từ 5 – 7 ngày. 

Bệnh nhân lúc này có thể tham gia các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập luyện thể dục vừa sức để tăng cường trao đổi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu (1 tháng sau mổ) người bệnh tuyệt đối không tham gia các hoạt động yêu cầu nhiều thể lực như bóng chuyền, nhảy xa, chạy, đá bóng,…để đảm bảo vết mổ được hồi phục an toàn.

Lưu ý sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Bên cạnh biện pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và an toàn nhất:

Lưu ý sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh
Lưu ý sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, sữa,…bổ sung hoa quả, rau xanh. Hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu, tránh bị đầy bụng.
  • Bìu nếu sau phẫu thuật gặp tình trạng đỏ, bầm tím thì người bệnh nên nằm im trên giường trong 24 tiếng và sử dụng biện pháp chườm mát cho bộ phần này trong 1 – 2 ngày đầu.
  • Sau khi mổ 24 tiếng, bệnh nhân có thể tắm rửa, sau 48 tiếng có thể học tập và lao động bình thường.
  • Vệ sinh vết mổ cẩn thận, sử dụng bông băng hoặc gạc đậy lên vết mổ khi thấy có dịch rỉ ra, sưng và đau nhẹ ở bìu.
  • Bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm sạch để bồi bổ cơ thể sau khi phẫu thuật.
  • Nếu sử dụng thuốc giảm đau chỉ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, không mặc quần bó sát gây ảnh hưởng đến vết thương.
  • Tạm thời kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị cho đến khi cơ thể bình phục.
  • Không nên vận động mạch trong 48 giờ sau khi mổ, không ngâm nước hoặc tiếp xúc với xà bông ở vị trí vết mổ trong khoảng 5 ngày đầu để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Không chơi thể thao trong 1 tháng sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh.
  • Tái khám sau 2 tuần để bác sĩ kiểm tra tình trạng vết mổ. Trường hợp xuất hiện sốt, co giật, buồn nôn, ngứa, phát ban, vết mổ sưng và có mùi hôi,…bệnh nhân cần nhanh chóng tái khám để được chẩn đoán và xử lý.

Phẫu thuật tĩnh mạch thừng tinh là biện pháp điều trị mang lại hại quả nhanh chóng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được thực hiện đối với trường hợp bệnh tiến triển nặng, bởi vì sau phẫu tiềm ẩn nhiều nguy cơ và vẫn còn khả năng tái phát. Chính vì thế, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị tiến hành thuận lợi và an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tinh hoàn bị đau – Cảnh giác đi khám sớm kẻo nguy!

Nguyên nhân khiến tinh hoàn bị đau ở hầu hết các trường hợp đều đáng báo động. Cụ thể như giãn tĩnh mạch thừng tinh, thoát vị bẹn, chấn thương...
Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, chức năng bình thường của nó

Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, chức năng bình thường của nó

Tinh hoàn là bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nam, nằm giữa dương vật và hậu môn. Tinh hoàn...

Đau tinh hoàn, tiểu buốt: Nguyên nhân, cách xử lý

Đau tinh hoàn, tiểu buốt: Nguyên nhân, cách xử lý

Đau tinh hoàn, tiểu buốt xuất hiện khi cơ thể nam giới chịu tác động từ các yếu tố bên...

Tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh được không?

Tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh được không?

Tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh được không hiện đang là chủ đề được nam giới quan tâm. Cũng...

Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên chơi thể thao?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có được chơi thể thao không đang là thắc mắc của nhiều nam giới mắc...

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi? Bao lâu?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những bệnh lý thường gặp ở nam giới. Vì căn bệnh này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.