Tinh hoàn bên to bên nhỏ: Nguyên nhân, cách chữa trị
Tinh hoàn bên to bên nhỏ khiến cánh mày râu lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải là vấn đề đáng quan ngại. Chỉ khi sự chênh lệch biểu hiện quá nhiều, kèm theo đó là tình trạng đau nhức khó chịu thì nam giới mới phải can thiệp. Bởi, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nam khoa nguy hiểm.
Thế nào là tinh hoàn bên to bên nhỏ?
Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục nam giới. Đây là nơi có nhiệm vụ sản xuất tinh trùng cũng như tiết ra hormone testosterone quyết định sự nam tính. Theo cấu tạo, tinh hoàn nằm trong bìu. Người trưởng thành sẽ có tinh hoàn dài khoảng 4.5 cm, rộng 2.5 cm, dày 1.5 cm và nặng 20g.
Tinh hoàn không đều, bên to bên nhỏ là tình trạng khá phổ biến. Thông thường, xu hướng tinh hoàn bên phải sẽ to hơn so với bên còn lại. Ngoài ra, một trong hai tinh toàn của nam giới còn có hiện tượng bên treo cao, bên treo thấp hơn một chút. Tình trạng này xuất hiện ở cả trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành.
Vậy, tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không? Nếu trường hợp sự khác nhau về kích thước không quá lớn, nam giới không có biểu hiện bất thường thì không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu sự sai lệch kích thước quá lớn kèm theo những triệu chứng khó chịu khi nam giới ngồi hoặc đứng, điển hình là cảm giác đau âm ỉ, lúc này nam giới cần kiểm tra và tìm nguyên nhân.
Nguyên nhân khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tinh hoàn của cánh mày râu bị bên to bên nhỏ. Dưới đây là một số yếu tố bao gồm sinh lý lẫn bệnh lý:
Tinh hoàn bên to bên nhỏ do bẩm sinh
Như đã đề cập, tình trạng tinh hoàn không đều có thể xuất hiện ở trẻ em. Và ngay cả những em bé sơ sinh khi chào đời cũng có thể gặp phải tình trạng này. Bạn có thể quan sát sự chênh lệch về kích thước của chúng rõ ràng bằng mắt thường và khi sờ vào bìu. Đây là yếu tố bẩm sinh quyết định tinh hoàn có phát triển ổn định như nhau hay không.
Tham khảo thêm: Ung thư tinh hoàn: sát thủ âm thầm đối với nam giới
Do chấn thương khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ
Một số trường hợp nam giới gặp phải những chấn thương vùng kín khiến cho tinh hoàn bị tổn thương. Khi đó, tinh hoàn có thể bị chảy máu, đóng cục khiến cho tinh hoàn gặp vấn đề và dần thu nhỏ lại. Nam giới có thể quan sát thấy sự thay đổi kích thước giữa hai bên tinh hoàn.
Tinh hoàn không đều do bị ứ dịch
Thông thường, tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ được xác định là do ứ dịch màng tinh hoàn xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh. Lúc này, trẻ sẽ có bộ phận sinh dục to và có màu đỏ. Sự chênh lệch kích thước hai tinh hoàn được cho là do yếu tố di truyền từ mẹ. Đây là hiện tượng nhất thời và có thể tự biến mất sau 3 tháng tuổi mà không cần điều trị.
Xoắn tinh hoàn khiến bên to bên nhỏ
Giai đoạn sơ sinh hoặc ở tuổi dậy thì từ 10 – 15 tuổi thường gặp tình trạng này. Các chuyên gia lý giải rằng, hiện tượng này hình thành là do nồng độ nội tiết tố trong cơ thể các bé trai bị thay đổi đột ngột, nhất là khi bé bắt đầu “vỡ giọng”. Ngoài ra, một số bệnh lý bẩm sinh cũng khiến tinh hoàn không đều như tinh hoàn quá di động, tinh hoàn ẩn,…
Người mắc phải bệnh xoắn tinh hoàn sẽ có một số biểu hiện bất thường kèm theo sự sai lệch kích thước tinh hoàn như: Cơn đau xuất hiện đột ngột ở một bên bìu, bìu bị sưng to, người bệnh kèm theo nôn ói,…Trong khoảng 6 giờ đầu tiên khi cơ thể xuất hiện triệu chứng, cần phải can thiệp ngoại khoa, tránh tình trạng nhiễm khuẩn hoặc teo tinh hoàn xảy ra.
Tham khảo thêm: Những điều nam giới cần biết về ung thư tinh hoàn
Tinh hoàn bên to, bên nhỏ do có nang
Nang xuất hiện ở mào tinh hoàn khiến cho một bên to một bên nhỏ. Mào tinh hoàn là bộ phận nằm ở phía sau của tinh hoàn. Đây là vị trí tinh trùng trú ngụ và phát triển. Tình trạng ứ nước lây ngày trong mào tinh hoàn khiến các nang hình thành. Ngoài sự khác biệt kích thước hai tinh hoàn, người bệnh còn bị sốt hoặc nguy hiểm hơn là xuất huyết dương vật.
Tinh hoàn to nhỏ không đều do lạc tinh hoàn
Lạc tinh hoàn hay tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường. Trên đường di chuyển từ ổ bụng xuống dưới bìu, tinh hoàn sẽ dừng lại trên đường di chuyển. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ từ 3% đến 5%.
Ngoài ra, trẻ em 3 tuổi cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng lạc tinh hoàn, tỷ lệ thống kê có khoảng 0,8%. Nam giới từ 18 tuổi có tỷ lệ khá thấp, chỉ 0,1% đến 0,25%. Lạc tinh hoàn thường diễn ra ở một bên, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp cả hai bên tinh hoàn không xuất hiện như bình thường.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tinh hoàn không đều
Tình trạng các tĩnh mạch bên trong bìu bị rối sau đó phình to ra khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ. Bệnh lý này cũng là căn bệnh khá phổ biến ở nam giới. Người ta thống kê được rằng, có khoảng 15% nam giới gặp vấn đề về giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, thông thường gặp ở người đã qua độ tuổi dậy thì. Người bệnh có thể điều trị căn bệnh này hoặc không tùy theo tình trạng và cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể làm giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Do đó bạn nên thăm khám để xác định tình trạng bệnh.
Tham khảo thêm: 5 cách giảm đau tức tinh hoàn nhanh chóng, hiệu quả
Tinh hoàn không đều do bệnh quai bị
Quai bị là bệnh có thể biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Bởi, virus quai bị có thể tiêu diệt tế bào biểu mô có trong ống sinh tinh gây nên hiện tượng teo tinh hoàn. Đây được cho là một trong số các nguyên nhân khiến tinh hoàn bên to bên nhỏ.
Viêm tinh hoàn khiến bên to bên nhỏ
Viêm tinh hoàn là hệ lụy do bệnh quai bị hoặc viêm tuyến nước bọt mang tai gây ra. Thường gặp ở người trong độ tuổi vị thành niên. Thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 14 – 28 ngày. Sau thời gian này, tuyến nước bọt mang tai có hiện tượng sưng hoặc bệnh quai bị bắt đầu gây ra di chứng làm tinh hoàn bị viêm.
Tình trạng này phổ biến ở trẻ em hơn so với người trường thành. Nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện như sưng đau bìu, trường hợp bệnh nặng, tinh hoàn sẽ bắt đầu teo ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới về sau.
Ung thư tinh hoàn khiến tinh hoàn không đều
Các tế bào ung thư hình thành bên trong tinh hoàn gây nên các khối u. Hiện tượng này không phổ biến như các vấn đề kể trên. Bệnh có thể xuất hiện ở người thành niên hoặc ở người từ trung niên trở lên. Nếu phát hiện sớm và điều trị, nam giới vẫn có thể chữa được chứng bệnh này. Người bệnh nếu có những biểu hiện sau đây, nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị:
- Có khối u xuất hiện bên trong tinh hoàn nhưng chưa cảm thấy đau.
- Cảm giác đau xuất hiện ở tinh hoàn hoặc trong bìu.
- Tinh hoàn có cảm giác nặng.
- Khu vực háng, bụng và lưng dưới hình thành các cơn đau âm ỉ.
- Bìu bị tích tụ chất lỏng bất thường.
- Có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không thoải mái,…
Tinh hoàn bên to bên nhỏ là tình trạng phổ biến. Sự chênh lệch có thể từ 2 – 5 cm và không gây đau đớn khi đi đứng hoặc ngồi. Kèm theo đó, nam giới không nhận thấy những bất thường ở bìu như không có vết đỏ, sưng thì có thể yên tâm.
Tuy nhiên, nếu cảm nhận một vài bất thường, nhất là xuất hiện khối u bên trong hoặc xung quanh tinh hoàn, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hại, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Tham khảo thêm: Điều gì xảy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn?
Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sinh con được không?
Như đã đề cập, việc tinh hoàn bên to bên nhỏ là tình trạng bình thường, nếu không có các triệu chứng kèm theo. Ngoài ra, quá trình sản xuất tinh trùng hay thụ tinh cũng không bị ảnh hưởng nếu tinh hoàn có kích thước không đều nhau. Chính vì thế, nam giới vẫn có thể sinh con bình thường.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan khi gặp phải vấn đề này. Lúc này, nam giới cần cảm nhận xem cơ thể có những thay đổi bất thường không. Bên cạnh đó, kiểm tra tinh hoàn có xuất hiện khối u lạ không. Vì, một số bệnh lý tiềm ẩn có thời gian ủ bệnh khá lâu. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, nam giới nên thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị, nếu có.
Kiểm tra tinh hoàn bên to bên nhỏ như thế nào?
Nam giới có thể tự kiểm tra tinh hoàn. Việc này giúp phát hiện được sớm những cục u bên trong bìu, tinh hoàn. Đồng thời nhận biết sự thay đổi kích thước của hai tinh hoàn. Tinh hoàn được xem là khỏe mạnh với hình trứng và bề mặt mịn màng. Nếu có khối u, u lồi rất dễ nhận biết. Lúc này bạn nên mau chóng đến bệnh viện. Dưới đây là các bước để tự kiểm tra, bạn đọc có thể tham khảo:
- Sử dụng ngón tay trỏ và ngón cái cuộn tinh hoàn xung quanh. Chú ý lực vừa phải, không ấn mạnh có thể khiến tinh hoàn bị tổn thương.
- Kiểm tra bề mặt mỗi tinh hoàn thật kỹ, quan sát xem có khối u hoặc có cảm giác đau, sưng hoặc thay đổi kích thước hay không.
- Kiểm tra đáy bìu, mào tinh hoàn. Lúc này, nam giới có thể cảm nhận được như có một số ống bị bó lại.
- Thực hiện từng bên tinh hoàn.
Nam giới nên đều đặn áp dụng biện pháp tự kiểm tra tại nhà mỗi tháng. Nếu có những bất thường, nên báo với bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt để được hỗ trợ, điều trị.
Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây teo tinh hoàn mà nam giới cần biết
Tinh hoàn bên to bên nhỏ khi nào cần can thiệp?
Nam giới nên đến các cơ sở y tế uy tín ngay khi cảm nhận thấy một vài thay đổi bất thường của tinh hoàn như:
- Tình trạng đau nhói tinh hoàn hoặc xung quanh tinh hoàn xuất hiện.
- Tinh hoàn bị sưng, da bìu bị đỏ, hoặc chuyển sang nâu.
- Dương vật tiết dịch, thậm chí có một trường hợp tinh hoàn bị rỉ máu.
- Đau rát khi đi tiểu tiện, lưng, bụng dưới cũng bị đau.
- Mô vú đau, sưng.
Khi đó, người bệnh sẽ được bác sĩ thực hiện một số biện pháp kiểm tra thể chất ở bìu và tinh hoàn. Thông qua đó, bác sĩ sẽ biết được sự tăng trưởng, khối u hoặc bất kỳ bất thường nào để cân nhắc biện pháp khắc phục phù hợp.
Cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ
Tinh hoàn là bộ phận quan trọng quyết định vấn đề sinh sản lẫn sản sinh ra nội tiết tố nam giới. Do đó, khi khu vực này xảy ra những bất ổn, bạn nên nhanh chóng thăm khám để kịp thời khắc phục, tránh những hệ lụy không mong muốn.
Nam giới nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp cho từng đối tượng người bệnh dựa trên mức độ chênh lệch của hai tình hoàn. Thông thường, phương pháp chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ gồm hai hướng sau:
Điều trị nội khoa
Trường hợp người bệnh bị sai lệch kích thước tinh hoàn không quá lớn, giai đoạn bệnh nhẹ sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc phù hợp. Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được hướng dẫn của người có chuyên môn. Trường hợp sử dụng sai thuốc có thể làm bệnh nặng nề hơn.
Tham khảo thêm: Đau tinh hoàn, tiểu buốt: Nguyên nhân, cách xử lý
Điều trị ngoại khoa
Trường hợp sự chênh lệch kích thước hai tinh hoàn quá lớn, kèm theo đó người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, biện pháp ngoại khoa sẽ được cân nhắc thực hiện. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật điều trị các chứng bệnh tương ứng gây nên tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ.
Thông thường, người bệnh chỉ phải trải qua một liệu trình ngắn để phục hồi chức năng cũng như kích thước cho tinh hoàn. Biện pháp này cũng giảm thiểu được tối đa nguy cơ tái phát của bệnh. Giai đoạn hậu phẫu, người bệnh nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống để cơ thể phục hồi nhanh hơn. Đồng thời thăm khám, kiểm tra nam khoa định kỳ để theo dõi sức khỏe sinh sản.
Tinh hoàn bên to bên nhỏ nếu không kèm theo triệu chứng bất thường thì nam giới không cần quá lo lắng. Trường hợp bìu, tinh hoàn có những cơn đau bất ngờ, cảm nhận thấy có khối u bên trong, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Chi phí điều trị xuất tinh sớm khoảng bao nhiêu tiền ?
- Điều gì có thể gây ra khối u tinh hoàn ở nam giới?
- Nguyên nhân nào gây ngứa tinh hoàn ở nam giới?
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Em bị viêm tinh hoàn năm 14 tuổi em đã đi viện và chữa khi chữa sống thì tính hoàn phải của em nhỏ đi 1 phần so với bên trái và thấy mào tinh hoàn của em thì nó ko sát với tinh hoàn bị teo và nó to hơn bên trái tí ngoài ra nó ko đau gì cả giờ em rất lo lắng mong bs có thể giúp em giải đáp thắc mắc em cảm ơn
Em bị biên to viên nhỏ joi nó đau mk còn xưng đỏ joi em fai làm sao a chị có thể chi cho em biết dc ko z