Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi? Bao lâu?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những bệnh lý thường gặp ở nam giới. Vì căn bệnh này xuất hiện ở vùng nhạy cảm nên nhiều nam giới thường mang tâm lý e ngại, xấu hổ nên không ít người chần chừ trong việc thăm khám. Phần đông nam giới đang mắc phải bệnh đều có chung thắc mắc bệnh giãn tĩnh mạch có khả năng tự khỏi không, bài viết dưới đây sẽ cho nam giới đang mắc bệnh có câu trả lời chính xác nhất.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng tĩnh mạch ở tinh hoàn bị giãn rộng và xoắn lại, tình trạng này có thể gặp ở một hoặc cả hai bên. Khi đó, sự ứ đọng của máu khiến nhiệt độ của bìu tăng cao, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tăng tiết hormone testosterone.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có những biểu hiện rõ ràng ở những giai đoạn đầu, đôi khi chỉ là những cơn đau nhẹ nên người bệnh có thể sẽ gặp không ít khó khăn khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác có thể xuất hiện một số triệu chứng như bìu sưng, đau khi đứng, ngồi hoặc vận động mạnh, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Theo nhận định của chuyên gia, giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những căn bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nam giới mà còn làm gia tăng nguy cơ vô sinh do chất lượng và số lượng bị suy yếu. Để tránh gặp phải những trường hợp trên, nam giới cần phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị đúng cách.
Đối với vấn đề “Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không?”, các chuyên gia nam khoa hàng đầu khẳng định, căn bệnh này hoàn toàn không có khả năng tự khỏi nếu như không được phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hay đang mắc phải căn bệnh này, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt.
Bạn nên biết: Các Cấp Độ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh (0-1-2-3-4)
Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến
Như vừa được đề cập, giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh không có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng để làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi mắc phải căn bệnh này. Theo các chuyên gia, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn và khả năng có con là khá cao nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách.
Hiện nay, có hai phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến là điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Chi tiết hơn:
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng thuốc thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh vừa mới khởi phát và chưa chuyển qua giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, biểu hiện của bệnh chưa thực sự rõ ràng, đồng thời, nam giới ít có cảm giác đau khi hoạt động hay vệ sinh bộ phận sinh dục.
Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau để khắc phục những triệu chứng của bệnh, từ đó giúp làm nhỏ tĩnh mạch và ngăn ngừa tình trạng lây lan. Tùy vào tình trạng của mỗi đối tượng, thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài từ 2 – 3 đợt.
Trong quá trình điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như phòng ngừa một số tác dụng phụ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý ngưng sử dụng thuốc đột ngột khi chưa có sự cho phép.
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phương pháp phẫu thuật
Đối với các trường hợp nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh ở mức độ nặng (mức độ 3 và 4), bác sĩ thường chỉ định điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật (mổ). Thủ thuật này được thực hiện nhằm mục đích cắt và thắt những tĩnh mạch bị giãn nở, từ đó giúp làm tan máu ứ đọng tại tĩnh mạch ngoại vi. Bên cạnh đó, phương pháp mổ tĩnh mạch thừng tinh còn giúp cải thiện hiệu quả chức năng của tinh hoàn và hạn chế nguy cơ vô sinh.
Tuy nhiên, để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra, quá trình phẫu thuật cần đảm bảo được tiến độ, kỹ thuật và tránh làm tổn thương tinh và bạch mạch. Để có được những yếu tố trên, người bệnh nên lựa chọn đơn vị khám và điều trị bệnh uy tín, có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đang công tác và trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị cần thiết.
Thông thường, một cuộc phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ trải qua 60 phút hoặc có thể hơn tùy vào thể trạng và mức độ bệnh lý của từng đối tượng. Sau 48 giờ, người bệnh có thể hoạt động nhẹ nhàng nhưng cần tránh lao động nặng, khiêng vác nặng hay quan hệ tình dục. Người bệnh hoàn toàn có thể trở lại với cuộc sống thường ngày sau 25 – 30 ngày.
Xem ngay: Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh ở đâu? Top 10 tốt nhất cả nước
Lời khuyên của chuyên gia dành cho nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bên cạnh việc tiến hành điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh theo chỉ định của bác sĩ, nam giới cũng cần quan tâm đến chế độ chăm sóc sức khỏe để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gian dành cho các đối tượng đang mắc phải căn bệnh này:
- Thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục và luôn giữ cho vùng kín được sạch sẽ. Có thể sử dụng một số dung dịch vệ sinh nếu cần thiết;
- Người bệnh không được tắm nước nóng hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao;
- Mặc những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi và sạch sẽ. Đặc biệt là quần lót, tuyệt đối không được mặc quần lót có chất liệu sợi tơ tổng hợp, quần lót có kích thích không vừa cơ thể, đồng thời không nên mặc chúng khi chưa thực sự cần thiết;
- Người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục trong quá trình trị bệnh hoặc khi bệnh chưa khỏi hoàn toàn. Bởi việc “yêu” có khả năng khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn;
- Tăng cường vận động cơ thể bằng với động tác đơn giản hay tham gia các bộ môn chỉ cần vận động nhẹ nhàng như: đi bộ nhẹ nhàng, yoga, ngồi thiền,… Đồng thời, không chơi một số môn thể thao cần nhiều sức lực, vận động mạnh như: bóng đá, bóng chuyền, chạy bộ, cầu lông,…;
- Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là các thực phẩm có hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C. Một số thực phẩm tốt cho người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh như: dưa leo, cam, bưởi, đậu tương, đậu xanh,…;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ ăn thức uống có nguy cơ khiến tình trạng giãn nở thừng tinh nghiêm trọng hơn, điển hình là bia rượu, thuốc lá, đồ cay nhiều dầu mỡ, dầu mỡ cay nóng, thức ăn đóng hộp,…;
- Thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình khôi phục bệnh và phát hiện một số biến chứng có thể xảy ra.
Bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề “Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không?” và chia sẻ thêm một số thông tin hữu ích khác. Thông qua bài viết, hy vọng người bệnh sẽ biết thêm những kiến thức bổ ích khác trong việc điều trị bệnh và hồi phục sức khỏe cũng như phòng tránh một số biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động sắp xếp thời gian để thăm khám và điều trị bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa nam học uy tín.
Có thể bạn quan tâm:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng gì? (sinh hoạt, ăn uống)
- Bị Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Có Nên Chơi Thể Thao? Bác sĩ chia sẻ
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!