Xoắn tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thằng tinh có dấu hiệu đan lại với nhau hơn một vòng. Điều này khiến lưu lượng máu cung cấp cho tinh hoàn bị ngưng đột ngột, khiến nam giới bị đau dữ dội, túi bìu có dấu hiệu sưng to.

Xoắn tinh hoàn kéo dài và không được điều trị sớm khiến cho cơ quan này mất lưu lượng máu đáng kể. Điều này có thể dẫn đến “cái chết” của tinh hoàn và các mô xung quanh.

Những điều cần biết về xoắn tinh hoàn ở nam giới

Mỗi tinh hoàn được gắn vào thừng tinh và bao bọc bên ngoài là túi bìu. Xoắn tinh hoàn xảy ra nếu tinh hoàn quay trên dây thừng tinh nối từ tinh hoàn đến khoang bụng.

xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn xoay quanh dây thừng tinh gây đau đớn cho nam giới

1. Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Vòng xoắn dây tinh hoàn làm giảm lưu lượng máu. Nếu tinh hoàn quay nhiều lần, lưu lượng máu có thể bị chặn hoàn toàn, gây tổn thương nhanh hơn. Nam giới bị xoắn tinh hoàn có thể là một đặc điểm di truyền cho phép một hoặc cả hai tinh hoàn xoay tự do bên trong túi bìu.

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong khi đứng, ngồi, ngủ, tập thể dục… và không có dấu hiệu rõ ràng ở những người dễ mắc bệnh. Đôi khi, xoắn tinh hoàn còn do bản thân nam giới gặp một chấn thương hoặc sự phát triển quá nhanh trong giai đoạn dậy thì. Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng khả năng xoắn tinh hoàn là:

  • Tuổi: Xoắn tinh hoàn phổ biến nhất ở nam giới từ 10 – 25 tuổi. Tuy nhiên, mọi lứa tuổi khác cũng có nguy cơ gặp trường hợp này nhưng hiếm khi thấy ở nam giới trên 30 tuổi. Khoảng 65% các trường hợp xoắn tinh hoàn xảy ra ở thanh thiếu niên từ 12 – 18 tuổi. Tình trạng này ảnh hưởng chỉ chiếm 1/4.000 nam giới từ 18 đến trước 25 tuổi.
  • Đã từng xoắn tinh hoàn: Nếu tình trạng xoắn xảy ra một lần và tự khỏi mà không cần điều trị thì khả năng nam giới bị xoắn tinh hoàn ở một hoặc cả hai tinh hoàn lần nữa là rất cao. Trừ khi bạn tiến hành phẫu thuật để khắc phục vấn đề tiềm ẩn này.
  • Khí hậu: Xoắn tinh hoàn còn được gọi là “hội chứng mùa đông”, vì chúng thường xảy ra khi thời tiết lạnh. Da bìu của nam giới khi còn nằm trong chăn nệm ấm áp sẽ được thư giãn và co lại. Nhưng nếu bạn rời khỏi giường, túi bìu tiếp xúc với không khí lạnh hơn thì sẽ nới lỏng, thừng tinh bị co thắt do thay đổi nhiệt độ đột ngột gây nên chứng xoắn tinh hoàn.

Đôi khi, xoắn tinh hoàn xảy ra trong giai đoạn thai kỳ. Trong trường hợp này, tinh hoàn cần được phẫu thuật chỉnh hình để ngăn ngừa các vấn đề sinh sản trong tương lai.

2. Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Nam giới khi bị xoắn tinh hoàn thường gặp các triệu chứng sau đây:

  • Đau đột ngột hoặc dữ dội ở một bên tinh hoàn
  • Sưng và lỏng lẻo túi bìu
  • Xuất hiện khối u ở bìu
  • Buồn nôn
  • Máu trong tinh dịch
  • Nôn
  • Đau bụng.

Nam giới cũng có thể nhận thấy một tinh hoàn sẽ có vị trí cao hơn so với bên còn lại. Tinh hoàn bị xoắn có thể trở nên lớn hơn và có màu đỏ bầm hoặc tím đen. Các triệu chứng xoắn tinh hoàn thường xuất hiện đột ngột và phát triển trong vài ngày.

Điều quan trọng là bạn cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp khi đau tinh hoàn đột ngột và ngày càng nghiêm trọng. Việc điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng hoặc mất tinh hoàn.

Điều trị xoắn tinh hoàn

Nếu cơn đau tinh hoàn đột ngột biến mất mà không cần điều trị thì rất có thể là tinh hoàn bị xoắn đã trở lại vị trí ban đầu. Bạn cũng nên kiểm tra y tế kịp thời, tiến hành phẫu thuật cần thiết để ngăn chặn vấn đề xoắn tinh hoàn xảy ra lần nữa.

1. Chẩn đoán xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn thường là một trường hợp khẩn cấp. Nên nam giới cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Bác sĩ sẽ kiểm tra bìu, tinh hoàn, bụng, háng… và sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng để tìm hiểu xem đó có phải là vấn đề xoắn tinh hoàn hay tình trạng khác.

khám bác sĩ
Khi bị đau đớn do xoắn tinh hoàn, nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt

Bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ của bệnh nhân bằng cách xoa nhẹ hoặc véo vào bên trong đùi ở bên bị đau tinh hoàn. Điều này thường làm cho tinh hoàn co lại và sẽ không xảy ra nếu bạn bị xoắn tinh hoàn. Nếu chẩn đoán không chắc chắn, bác sĩ sẽ tư vấn làm xét nghiệm ngay lập tức để điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của tinh hoàn:

  • Xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để kiểm tra nhiễm trùng
  • Siêu âm bìu để đánh giá lưu lượng máu (giảm lưu lượng máu có thể là dấu hiệu của xoắn tinh hoàn)
  • Quét hạt nhân tinh hoàn bằng cách bơm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu.

Phẫu thuật thăm dò có thể sẽ được tiến hành để xác định liệu các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải là do xoắn tinh hoàn hay một tình trạng khác. Bác sĩ phẫu thuật có thể gắn tinh hoàn vào thành bìu, để ngăn ngừa vấn đề này phát sinh trong tương lai.

Nếu cơn đau kéo dài trong vài giờ và kết quả kiểm tra thể chất cho thấy xoắn tinh hoàn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mà không cần xét nghiệm bổ sung để ngăn ngừa tình trạng tinh hoàn hoại tử.

2. Điều trị xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn thường phải phẫu thuật khẩn cấp. Nếu được điều trị trong vòng 4 – 6 giờ khi bắt đầu có dấu hiệu đau, tinh hoàn có thể được cứu. Nhưng nếu nam giới chần chừ, ngại ngùng có thể gây tổn thương vĩnh viễn và có thể ảnh hưởng đến khả năng làm cha sau này.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ tháo dây tinh trùng để giúp tinh hoàn khôi phục nguồn cung cấp máu. Việc phẫu thuật thường được tiến hành dưới dạng gây mê toàn thân và người bệnh thường không cần phải ở lại bệnh viện:

  • Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt ở bìu
  • Tháo dây tinh trùng (nếu cần thiết)
  • Khâu một hoặc cả hai tinh hoàn vào bên trong bìu để tránh tiếp diễn tình trạng xoay thừng tinh.

Tinh hoàn càng sớm được điều trị khi bị đau, thì cơ hội điều trị thành công càng lớn. Sau 12 giờ không điều trị xoắn thừng tinh, có đến 75% khả năng mất tinh hoàn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tránh làm việc gắng sức và hoạt động tình dục trong vài tuần để tinh hoàn được hồi phục hoàn toàn.

phãu thuật xoắn tinh hoàn
Điều trị xoắn tinh hoàn thường là phẫu thuật để may thừng tinh vào thành túi bìu ngăn tái phát

Độc giả tìm hiểu: Ung thư tinh hoàn: sát thủ âm thầm đối với nam giới

3. Phòng ngừa xoắn tinh hoàn

Tinh hoàn có thể xoay hoặc di chuyển qua lại tự do trong bìu là một đặc điểm di truyền. Một số nam giới có đặc tính này và những người khác thì không.

Cách duy nhất để ngăn ngừa xoắn tinh hoàn cho phái mạnh là thông qua phẫu thuật gắn cả hai thừng tinh nối với tinh hoàn vào bên trong thành túi bìu để chúng không thể xoay tự do.

Hiếm khi tình trạng xoắn tinh hoàn xảy ra ở cả hai bên. Nếu không cứu chữa kịp thời và một tinh hoàn bị cắt bỏ, điều đó không có nghĩa là nam giới không thể có con. Vì tinh hoàn còn lại vẫn có thể sản xuất đủ tinh trùng để tiến hành thụ thai. Tuy nhiên, số lượng và mật độ tinh trùng sẽ thấp hơn bình thường. Ngoài ra, việc cắt bỏ tinh hoàn có thể thay đổi việc sản xuất hormone ở trẻ sơ sinh.

Đôi khi sau phẫu thuật, tinh hoàn còn lại sẽ phát triển lớn hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt trong túi bìu. Nam giới nên cân nhắc mặc quần áo bảo hộ khi chơi thể thao, lao động và các hoạt động khác để bảo vệ tinh hoàn thứ hai.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Dấu hiệu suy giảm nồng độ hormone testosterone ở nam giới

Testosterone là hormone sinh lý rất quan trọng đối với phái mạnh để phát triển các đặc tính nam, xây dựng cơ bắp và thúc đẩy ham muốn tình dục....
Tìm hiểu các món ăn trị thận yếu

Các món ăn trị thận yếu vừa ngon lại dễ làm

Canh bí đao, nước uống đậu tằm, cháo rau hẹ,... là các món ăn trị thận yếu bạn nên sử...

Đôi nét về vấn đề thủ dâm ở nam giới

Xuất tinh sớm do thủ dâm chữa được không? Điều cần biết

Xuất tinh sớm do thủ dâm là tình trạng thường gặp của cánh mày râu. Mặc dù có khá nhiều...

Cà gai leo có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Nhưng có làm yếu sinh lý nam giới?

Uống nước cà gai leo có tốt không, có làm yếu sinh lý nam không?

Cây cà gai leo là một loại dược liệu có tác dụng chống ung thư, điều trị các bệnh ác...

Cách tăng cường chức năng thận – Để luôn khỏe mạnh

Chức năng thận suy yếu dẫn đến quá trình lọc máu và loại bỏ chất cặn bã không diễn ra...

Tìm hiểu các bài tập có tác dụng khắc phục tình trạng liệt dương ở nam giới

Bài tập cải thiện rối loạn cương dương hiệu quả chỉ 30p mỗi ngày

Bơi lội, tập Kegel, tập gym, đi bộ nhanh... là những bài tập cải thiện rối loạn cương dương mà...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *