Cách chữa vảy nến bằng thuốc đông y theo 9 thể bệnh

Khác với Tây y, Đông y chia bệnh lý theo từng thể và áp dụng các phương pháp luận trị riêng biệt. Vì vậy cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Đông y có thể tác động đến căn nguyên cụ thể, giúp cải thiện các triệu chứng trên da và toàn thân.

thuốc đông y điều trị vảy nến
Tìm hiểu cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc đông y

Bệnh vảy nến theo Đông y

Vảy nến là một dạng tổn thương da mãn tính có xu hướng di truyền. Bệnh không có khả năng lây nhiễm và khá lành tính. Tuy nhiên tổn thương da do vẩy nến gây ra có xu hướng tái phát nhiều lần, gây khó chịu và bứt rứt.

Trong Đông y, bệnh vảy nến hay còn gọi là chứng tùng bì tiễn, tùng hoa tiễn, ngân tiêu bệnh, chủy phong,… Biểu hiện đặc trưng của bệnh là có vẩy trắng như nến, các nốt hồng ban có giới hạn rõ rệt so với vùng da thông thường.

Triệu chứng xuất hiện chủ yếu ở những vùng da dễ ma sát như đầu gối, khuỷu tay, xương cùng,… có khi tổn thương da xuất hiện ở đầu và mặt. Sau một thời gian hình thành, lớp vảy trắng sẽ bong ra và gây rướm máu nhẹ, có thể đi kèm với tình trạng tiết dịch.

thuốc đông y trị vảy nến
Tùng tiễn bì là chứng bệnh khá lành tính, không gây nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa dữ dội

Tùng tiễn bì là bệnh lành tính song triệu chứng của bệnh có thể gây ngứa ngáy dữ dội. Cơn ngứa có thể tiến triển hoặc thuyên giảm tùy theo điều kiện thời tiết.

Đông y chia chứng tùng tiễn bì thành 9 thể bệnh, tương ứng với các triệu chứng cụ thể.

  • Thể phong nhiệt: Biểu hiện bởi sự xuất hiện của nhiều nốt chấm, mọc ở tay chân hoặc ở đầu. Nốt chấm có xu hướng to dần, hình thành vảy, chuyển sang màu trắng bạc và gây ngứa nhiều. Sau đó có thể gây hoại tử da kèm theo xuất huyết, sốt, khát, lưỡi đỏ sậm, đau nhức, họng khô, ngứa ngáy,…
  • Thể phong huyết táo: Các nốt thường có màu đỏ, mặt da hơi khô và ngứa, rêu lưỡi hơi vàng, lưỡi ít tân dịch.
  • Thể phong hàn: Tùng tiễn bì thể phong hàn đặc trưng bởi các vết chấm có hình dạng như đồng tiền hoặc mọc thành từng mảng. Triệu chứng trên da có nguy cơ bùng phát quanh năm và giảm bớt khi vào mùa hè. Tổn thương da thường đi kèm với các triệu chứng như lưỡi màu hồng nhạt, mạch phù khẩn, rêu lưỡi có màu trắng nhạt.
  • Thể thấp nhiệt: Xuất hiện các nốt chấm như nước ở khuỷu tay, vùng sinh dục, bầu ngực,… thường mọc thành từng đám, da có màu hồng xám, hơi ngứa nhẹ và có xu hướng chảy nước màu trắng đục. Bên cạnh đó người bệnh còn nhận thấy các triệu chứng như cơ thể nóng nhưng không khát, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng và mệt mỏi.
  • Thể huyết nhiệt: Thể huyết nhiệt chỉ bệnh vừa mới phát hoặc phát chưa lâu. Các nốt sần xuất hiện có dạng như đồng tiền, kích thước to nhỏ không đều, mọc chủ yếu ở tay chân và có màu hồng tươi. Khi bề mặt các vết sần khô lại có màu trắng đục, vỡ ra thì thấy có rướm máu. Bên cạnh triệu chứng trên da, thể huyết nhiệt còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như lưỡi đỏ sậm, tiểu ít, nước tiểu vàng, tâm phiền, táo bón,…
  • Thể huyết ứ: Thể huyết ứ đặc trưng bởi các nốt ban có màu tím hoặc đỏ đậm, kích thước không đều, không bong vảy trắng và có bề mặt hơi lõm nhẹ. Triệu chứng có thể không gây ngứa hoặc chỉ gây ngứa nhẹ, lưỡi đỏ tối, rêu màu trắng, miệng khô và lười uống nước.
  • Thể huyết hư: Thể huyết hư xuất hiện ở người có cơ thể hư yếu khiến bệnh kéo dài. Xuất hiện những vết ban có màu hồng nhạt hoặc nhạt tối, mọc thành từng mảng hoặc phát ra toàn thân. Triệu chứng ngứa thường xuất hiện ở những vết ban mới mọc, các vết ban cũ hầu như không gây ngứa hoặc chỉ ngứa nhẹ. Ngoài ra, thể huyết hư còn gây ra các triệu chứng toàn thân như ăn uống kém, chóng mặt, lưỡi hồng nhạt, ngủ ít,…
  • Thể mạch xung nhâm không điều hòa: Thể bệnh này chủ yếu gặp ở người đang mang thai hoặc trong thời kì kinh nguyệt. Ở một số trường hợp, bệnh có thể phát sau khi kết thúc kỳ kinh hoặc sau khi sinh con. Đặc điểm nhận biết là các vết ban mọc thành từng đám, xuất hiện toàn thân và có màu đỏ tươi. Sau một thời gian, vết ban chuyển sang màu trắng đục và có đi kèm xuất huyết. Toàn thân mệt mỏi, tâm phiền, hơi ngứa nhẹ, lưỡi có rêu trắng, miệng khô, có thể đi kèm với triệu chứng đau lưng.
  • Thể nhiệt độc thương doanh: Ở thể này, triệu chứng bùng phát nhanh khiến toàn thân xuất hiện ban đỏ, gây nóng và sốt. Người sợ lạnh, khát, tay chân bủn rủn, lưỡi đỏ sẫm và uể oải.

Với từng thể, Đông y sẽ áp dụng phương pháp luận trị riêng biệt để tác động đến nguyên nhân cụ thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc đông y theo từng thể bệnh

Theo từng thể bệnh vảy nến, Đông y điều trị chuyên sâu qua các bài thuốc sau:

1. Bài thuốc theo thể phong nhiệt

Với thể bệnh này, cần áp dụng phương pháp lương huyết, thanh nhiệt bằng các thảo dược có đặc tính bổ huyết, sinh tân, giải nhiệt, chỉ khát để làm giảm tổn thương da và các triệu chứng đi kèm.

chữa vảy nến bằng thuốc đông y
Để giải chứng tùng tiễn bì ở thể phong nhiệt, nên áp dụng bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt và lương huyết

Bài thuốc 1 (Hòe hoa thang gia giảm)

Chuẩn bị:

Thực hiện:

  • Đem sắc uống

Bài thuốc 2 (Tiêu phong tán gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Ngưu bàng 10g
  • Hồng hoa 4.5g
  • Thuyền thoái 6g
  • Đan bì 6g
  • Tri mẫu 6g
  • Hoàng cầm 10g
  • Lăng tiêu hoa 4.5g
  • Sinh địa 6g
  • Phòng phong 6g
  • Khổ sâm 6g
  • Kinh giới 6g

Thực hiện:

  • Đem sắc uống

2. Bài thuốc theo thể phong huyết táo

Với chứng tùng tiễn bì ở thể huyết táo, cần áp dụng bài thuốc có khả năng khu phong, dưỡng huyết và nhuận táo.

Bài thuốc 1 (bài thuốc Lương huyết)

Chuẩn bị:

  • Sinh địa 12g
  • Huyền sâm 12g
  • Hỏa ma nhân 12g
  • Ké đầu ngựa 12g
  • Hà thủ ô 12g
  • Kim ngân hoa 12g

Thực hiện:

  • Đem sắc uống

Bài thuốc 2 (bài Dưỡng huyết nhuận phu ẩm gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Bắc đậu căn 12g
  • Qui đầu 12g
  • Thiên môn 12g
  • Sinh địa 10g
  • Đan bì 12g
  • Bạch tiễn bì 15g
  • Xích thược 10g
  • Tật lê 15g
  • Hà thủ ô 10g
  • Đan sâm 12g
  • Thảo hà xa 15g
  • Thục địa 12g

Thực hiện:

  • Đem sắc uống

Bệnh nhân ở thể phong huyết táo cần kết hợp với bài thuốc rửa để cải thiện tổn thương và các triệu chứng trên da.

Bài thuốc rửa ngoài

Chuẩn bị:

  • Khô phàn
  • Hỏa tiêu
  • Dã cúc hoa
  • Phác tiêu

Thực hiện:

  • Nấu với nước cho sôi
  • Sau đó dùng nước rửa lên vùng da tổn thương

3. Bài thuốc theo thể phong hàn

Thể phong hàn là thể bệnh do gió lạnh xâm nhập, gây ứ trệ khiến khí huyết bị uất kết và sinh ngứa trên da. Để giải thể bệnh này, cần dùng bài thuốc có tác dụng tán hàn, điều doanh, sơ phong và hoạt huyết.

Bài thuốc uống (Tứ vật ma hoàng thang gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Ma hoàng 15g
  • Sa sâm 12g
  • Qui đầu 12g
  • Bạch thược 12g
  • Sinh địa 12g
  • Quế chi 15g

Thực hiện:

  • Sắc uống

4. Bài thuốc theo thể thấp nhiệt

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh tùng tiễn bì ở thể thấp nhiệt, cần sử dụng bài thuốc có khả năng hoạt huyết, giải độc và thanh nhiệt lợi thấp.

chữa bệnh vảy nến bằng thuốc đông y
Các triệu chứng của thể thấp nhiệt thường khu trú ở khuỷu tay và đầu gối

Bài thuốc uống (Tiêu ngân nhị hiệu thang gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Thương truật 6g
  • Long đởm thảo 6g
  • Thảo hà xa 15g
  • Trạch tả 10g
  • Hoàng cầm 6g
  • Đan bì 12g
  • Bắc đậu căn 10g
  • Phục linh 6g
  • Khổ sâm 6g
  • Thổ phục linh 15g
  • Tỳ giải 10g

Thực hiện:

  • Đem sắc uống

5. Bài thuốc theo thể huyết nhiệt

Người bệnh vảy nến ở thể huyết nhiệt nên áp dụng phương pháp luận trị lương huyết giải độc và hoạt huyết thoái ban để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Bài thuốc uống (Ngân hoa hổ trượng thang gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Đan bì 10g
  • Xích thược 12g
  • Hồ trượng 15g
  • Bắc đậu căn 10g
  • Đại thanh diệp 10g
  • Qui vĩ 12g
  • Ngân hoa 15g
  • Tử thảo 10g
  • Hòe hoa 12g
  • Sinh địa 12g

Thực hiện:

  • Đem sắc uống

6. Bài thuốc theo thể huyết ứ

Đối với thể huyết ứ, Đông y áp dụng bài thuốc Hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm để hoạt huyết, hóa ứ và tán kết thông lạc.

Bài thuốc uống (Hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Trần bì 10g
  • Đan sâm 15g
  • Xích thược 6g
  • Hương phụ 10g
  • Ô xà 6g
  • Thanh bì 10g
  • Nga truật 6g
  • Hoạt huyết đằng 15g
  • Lăng tiêu hoa 6g
  • Hoàng kỳ 10g
  • Thỏ ti tử 6g
  • Trạch lan 15g
  • Tam lăng 6g
  • Tây thảo 15g

Thực hiện:

  • Đem sắc uống

7. Bài thuốc theo thể huyết hư

Chứng tùng tiễn bì theo thể huyết hư không chỉ gây triệu chứng trên da mà còn khiến người bệnh ăn ngủ kém. Để giải chứng bệnh này, cần áp dụng bài thuốc ích khí khu phong, dưỡng huyết và hòa doanh.

Chuẩn bị:

  • Kê huyết đằng 12g
  • Hoàng kỳ 12g
  • Mạch môn 12g
  • Bạch thược 12g
  • Qui đầu 12g
  • Bạch chỉ 6g
  • Ma nhân 10g
  • Tật lê 6g
  • Huyền sâm 12g
  • Đẳng sâm 12g
  • Bạch tiễn bì 15g
  • Thục địa 15g

Thực hiện:

  • Sắc uống

8. Bài thuốc theo thể mạch xung nhân không điều hòa

Mạch nhâm xung có nguy cơ rối loạn vào thời kì mang thai hoặc hành kinh. Để giảm triệu chứng của thể bệnh này, cần điều nhiếp mạch xung nhâm bằng bài thuốc Nhị tiên thang gia giảm.

trị vảy nến bằng đông y
Thể mạch xung nhân không điều hòa thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc đang hành kinh

Bài thuốc uống (Nhị tiên thang gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Dâm dương hoắc 12g
  • Tiên mao 6g
  • Nữ trinh tử 15g
  • Sinh địa 12g
  • Tri mẫu 12g
  • Qui đầu 12g
  • Thỏ ti tử 12g
  • Hoàng bá 6g
  • Hạn niên thảo 15g
  • Thục địa 12g

Thực hiện:

  • Đem sắc uống

9. Bài thuốc theo thể nhiệt độc thương doanh

Thể nhiệt độ thương doanh gây triệu chứng toàn thân nên cần áp dụng cả bài thuốc uống và điều trị tại chỗ.

Bài thuốc uống (Linh dương hóa ban thang gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Huyền sâm 10g
  • Linh dương giác 3g
  • Sa sâm 10g
  • Đan bì 10g
  • Thạch cao 10g
  • Xích thược 10g
  • Tử thảo 15g
  • Hoàng liên 6g
  • Bạch hoa xà 15g
  • Tri mẫu 6g
  • Sinh địa 30g
  • Liên kiều 10g
  • Ngân hoa 15g
  • Hoàng cầm 10g

Thực hiện:

  • Đem sắc uống

Bài thuốc bôi ngoài

Khi điều trị tại chỗ cho chứng nhiệt độc thương doanh, phải căn cứ vào giai đoạn phát triển trên da để áp dụng bài thuốc phù hợp.

  • Giai đoạn mới bùng phát: Dùng cao hoàng bá sương và lưu hoàng 5%, ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Giai đoạn ổn định: Thoa cao mềm lưu hoàng 10% và cao mềm hùng hoàng, ngày dùng 2 – 3 lần.

Kết hợp với bài thuốc ngâm rửa:

Chuẩn bị:

  • Mang tiêu 500g
  • Cúc hoa dại 240g
  • Xuyên tiêu 120g
  • Khô phàn 120g

Thực hiện:

  • Đem nấu nước rồi đem tắm/ ngâm mỗi ngày
  • Dùng cho bệnh nhân có tổn thương da lan rộng

Khi thực hiện cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc đông y, nên kiên trì thực hiện đều đặn để thuốc phát huy tác dụng tối đa. Bên cạnh đó, người bệnh cần phối hợp với chế độ chăm sóc và sinh hoạt phù hợp. Thuocdantoc không đưa ra chuẩn đoán hay bất kỳ lời khuyên nào. Trước khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh vẩy nến có di truyền không? Các yếu tố thúc đẩy

Các nhà nghiên cứu cho rằng gen đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán một người có thể...

Vẩy nến ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh vẩy nến là một bệnh rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến da. Nó có thể tấn công bất...

Bệnh vảy phấn trắng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn trắng là một bệnh mãn tính xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị...

Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không đơn giản tại nhà

Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không là cách chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng. Bạn...

Lợi ích của vitamin D trong vai trò cải thiện bệnh vẩy nến

Thông thường, người bị bệnh vẩy nến cần kết hợp nhiều loại thuốc điều trị khác nhau cải thiện bệnh....

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê văn duyLê văn duy says: Trả lời

    E muốn mua thuốc thể phong nhiệt ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *