Bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?

Bệnh vảy nến là một căn bệnh tự miễn, phát sinh đồng thời với những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, da khô, bong tróc và có vảy. Vì liên quan đến hệ thống miễn dịch nên song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể ăn uống phù hợp để góp phần kiểm soát bệnh vảy nến và các triệu chứng của bệnh. Vậy bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Bệnh vảy nến nên ăn gì giúp giảm nhanh triệu chứng?

Đối với vấn đề “bệnh vảy nến nên ăn gì giúp giảm nhanh triệu chứng?” các chuyên gia khuyên rằng người bị vảy nến nên tăng cường bổ sung vào khẩu phần ăn uống những loại thực phẩm chống viêm để góp phần kiểm soát triệu chứng và cải thiện mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?
Tìm hiểu bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng? Chế độ ăn kiêng cho người bệnh

Điều này được lý giải như sau: Vảy nến là một tình trạng viêm nên việc ăn nhiều thực phẩm chống viêm sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó loại thực phẩm này còn có tác dụng ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, giảm ngứa và giảm bong tróc vảy. Cụ thể người bị vảy nến nên ăn những loại thực phẩm sau:

1. Hoa quả và rau củ – Thực phẩm chống viêm, giảm căng thẳng, bảo vệ tế bào và phòng ngừa phát sinh tổn thương da

Hầu hết những chế độ ăn chống viêm đều bao gồm các loại rau xanh, củ và trái cây. Trong bảng thành phần của hoa quả và rau củ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Thành phần này là những hợp chất có khả năng chống viêm, ổn định các gốc tự do, tránh làm tổn thương hay gây hại cho những tế bào khác.

Bên cạnh đó các hợp chất chống oxy hóa còn có tác dụng giảm căng thẳng, bảo vệ tế bào và phòng ngừa phát sinh những thiệt hại liên quan đến quá trình oxy hóa.

Chính vì những tác dụng nêu trên nên chế độ ăn nhiều loại hoa quả và rau củ được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân đang mắc phải các vấn đề về viêm, trong đó có bệnh vảy nến.

Những loại hoa quả và rau củ nên thêm vào chế độ ăn uống trong quá trình điều trị bệnh vảy nến gồm:

  • Súp lơ và mầm
  • Bông cải xanh
  • Rau lá xanh
  • Brussels
  • Rau bina
  • Rau cải xoăn
  • Các loại quả mọng như quả việt quất, quả dâu tây, quả nho, quả mâm xôi anh đào và những loại trái cây tối khác.
Hoa quả và rau củ
Hoa quả và rau củ – Thực phẩm chống viêm, giảm căng thẳng, bảo vệ tế bào và phòng ngừa phát sinh tổn thương da

Tham khảo thêm: Bệnh vẩy nến thể giọt (Guttate): Biểu hiện, điều trị (tại nhà + thuốc)

2. Thực phẩm giúp loại bỏ các chất gây viêm, làm giảm triệu chứng viêm toàn cơ thể – Chất béo từ cá

Về vấn đề “Bệnh vảy nến nên ăn gì”, các chuyên gia khuyên những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng chứa các loại cá có khả năng cung cấp đủ lượng axit béo omega-3 chống viêm cho cơ thể. Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, thành phần dinh dưỡng omega-3 được tìm thấy trong các loại cá béo có liên quan đến quá trình loại bỏ các chất gây viêm. Đồng thời tham gia vào quá trình giảm triệu chứng viêm toàn cơ thể.

Ngoài ra nếu tăng cường bổ sung omega-3 từ các loại cá, quá trình cải thiện vấn đề và những tổn thương ngoài da do bệnh vảy nến gây ra sẽ được thúc đẩy, ngăn ngừa triệu chứng của bệnh vảy nến lan rộng.

Hơn thế omega-3 còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể: Ngăn chặn các tác nhân gây bệnh cho tim, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm mỡ trong gan, tốt cho làn da, giảm mỡ trong gan, hỗ trợ điều trị trầm cảm, trị viêm khớp dạng thấp, cải thiện thị lực, thúc đẩy sự phát triển của não bộ, trị bệnh Alzheimer, cải thiện những rối loạn thần kinh.

Người bị vảy nến nên bổ sung chất béo từ những loại cá sau:

  • Cá mòi
  • Cá trích
  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Cá thu
  • Dầu gan cá tuyết
  • Cá cơm
  • Trứng cá muối.

3. Dầu thực vật – Thực phẩm chống viêm, tốt cho những người mắc bệnh vảy nến

Tương tự như chất béo từ cá, các loại dầu tốt cho tim (cụ thể dầu thực vật) cũng có thành phần là axit béo chống viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh vảy nến, tình trạng viêm và các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch khác.

Điều quan trọng trong quá trình điều trị bệnh vảy nến bằng thực phẩm là tập trung bổ sung những loại dầu thực vật có tỉ lệ axit béo omega-3 và axit béo omega-6 cao hơn. Do đó những loại dầu thực vật người bị vảy nến nên bổ sung chế độ dinh dưỡng gồm:

  • Dầu dừa
  • Dầu ô liu
  • Dầu hạt lanh
  • Dầu cây rum…
Dầu thực vật
Dầu thực vật – Thực phẩm chống viêm, tốt cho những người mắc bệnh vảy nến

4. Thực phẩm giàu vitamin và selen – Thực phẩm giảm viêm, giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của bệnh vảy nến

Thực phẩm giàu vitamin và selen là một lựa chọn trong việc giải đáp thắc mắc “Bệnh vảy nến nên ăn gì”. Nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt là dầu cá, vitamin và selen) có tác dụng giảm viêm và cải thiện những triệu chứng đi kèm trong bệnh vảy nến.

Dầu cá, vitamin B12, vitamin D và selen là những thành phần dinh dưỡng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện tốt bệnh vảy nến, giúp giảm viêm, chống vảy nến lan rộng, giảm tình trạng khô da và bong tróc vảy. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng cho thấy, việc tăng cường bổ sung những thành phần dinh dưỡng này vào thực đơn ăn uống sẽ giúp người bệnh giảm mức độ nghiêm trọng và giảm tần suất xuất hiện của tình trạng bệnh.

Ngoài ra selen được xác định là một trong những khoáng chất vi lượng quan trọng và cần thiết có khả năng ngăn chặn sự hình thành và tiến triển của những rối loạn chuyển hóa và củng cố sức khỏe tổng thể. Ngoài ra khoáng chất này còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, giúp cải thiện các bệnh lý về da và là giảm nguy cơ phát sinh một số bệnh mãn tính. Điển hình như bệnh tim mạch, ung thư…

Ngoài khả năng cải thiện tình trạng viêm và làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến, vitamin B12 còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, khiến da khỏe, không bị khô, viêm và không nổi mụn trứng cá.

Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng tạo ra hồng cầu và phòng ngừa tình trạng thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, duy trì năng lượng, phòng ngừa mất trí nhớ, cải thiện triệu chứng trầm cảm, giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh…

Vitamin D có khả năng cải thiện sức khỏe và nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác từ đường tiêu hóa. Vì những lợi ích nêu trên, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và selen để cải thiện tốt bệnh vảy nến. Thực phẩm giàu vitamin và selen gồm:

Thực phẩm giàu selen

  • Các loại cá: Cá mòi, cá hồi, cá chỉ vàng, cá cơm, cá trích, cá ngừ, cá thu
  • Động vật có vỏ: Tôm hùm, hàu, sò điệp
  • Lòng đỏ trứng
  • Nấm
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Hạt hướng dương
  • Mầm lúa
  • men bia…

Thực phẩm giàu vitamin B12 và vitamin D

  • Gan động vật
  • Ngao
  • Cá mòi
  • Thịt bò
  • Cá ngừ
  • Ngũ cốc
  • Cá hồi cầu vồng
  • Sữa
  • Trứng…
Thực phẩm giàu vitamin và selen
Thực phẩm giàu vitamin và selen – Thực phẩm giảm viêm, giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của bệnh vảy nến

Tham khảo thêm: Cây vòi voi chữa vảy nến có hết không? Cách dùng

Bệnh vảy nến nên kiêng gì?

Bên cạnh bệnh vảy nến nên ăn gì, người bệnh cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm cần kiêng. Điều này vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh vảy nến.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên kiêng sử dụng những loại thực phẩm có khả năng kích hoạt phản ứng viêm. Từ đó giúp phòng ngừa sự bùng phát và tiến triển của bệnh vảy nến. Cụ thể những loại thực phẩm người bị vảy nến cần kiêng:

1. Thực phẩm kích thích và tạo ra những tổn thương của bệnh vảy nến – Sữa và thịt đỏ

Trong thành phần dinh dưỡng của cả sữa và thịt đỏ đều chứa axit arachidonic – một loại axit béo không bão hòa đa. Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại thực phẩm chứa axit arachidonic hoặc các sản phẩm phụ của axit arachidonic có khả năng kích thích và tạo ra những tổn thương của bệnh vảy nến.

Chính vì những điều trên trong quá trình điều trị bệnh vảy nến, người bệnh nên kiêng sử dụng thịt đỏ, sữa và những sản phẩm phụ của axit arachidonic để phòng ngừa tổn thương của bệnh vảy nến hình thành và lan rộng. Những loại thực phẩm cần tránh khi bị vảy nến gồm:

  • Thịt đỏ, nhất là thịt xông khói, thịt bò xúc xích và những loại thịt đỏ chế biến khác
  • Sữa
  • Trứng.

2. Thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh vảy nến – Thực phẩm chứa Gluten

Gluten là một loại protein chính được tìm thấy trong nhiều loại ngũ cốc và trong lúa mì. Tuy nhiên chất này cần được kiêng sử dụng nếu bạn đang mắc phải một hoặc nhiều bệnh tự miễn khác nhau.

Theo kết quả nghiên cứu, chế độ ăn uống không có Gluten mang đến nhiều lợi ích và tác dụng tốt đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh celiac, đây chính là một bệnh tự miễn. Theo kết quả nghiên cứu, những bệnh nhân đang bị vảy nến cũng có nguy cơ cao mắc một bệnh tự miễn khác.

Bệnh celiac là bệnh tự miễn đặc trưng bởi những triệu chứng và phản ứng tự miễn dịch với thành phần dinh dưỡng và Gluten protein. Dấu hiệu tăng Gluten thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Trong trường hợp có dấu hiệu nhạy cảm với Gluten và đang mắc bệnh vảy nến, người bệnh cần ngừng ngay việc sử dụng những loại thực phẩm có chứa Gluten.

Các loại thực phẩm cần tránh gồm:

  • Lúa mạch đen
  • Lúa mì
  • Lúa mạch và mạch nha mì ống
  • Một số loại nước sốt, thực phẩm chế biến và gia vị có chứa bia và đồ uống mạch nha.
 Thực phẩm chứa Gluten
Thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh vảy nến – Thực phẩm chứa Gluten

3. Thực phẩm chế biến – Thực phẩm kích thích phản ứng viêm, làm nặng hơn tình trạng viêm của bệnh vảy nến

Việc thêm vào thực đơn ăn uống quá nhiều thực phẩm chế biến, thực phẩm giàu calo có thể gây ra tình trạng thừa cân béo phì, một loạt bệnh lý và các tình trạng sức khỏe mãn tính, hội chứng chuyển hóa.

Ngoài ra loại thực phẩm này cũng có khả năng kích thích phản ứng viêm, làm nặng hơn tình trạng viêm của bệnh vảy nến và những triệu chứng khó chịu đi kèm như ngứa da, tổn thương lan rộng, khô da, bong vảy…

Những loại thực phẩm cần tránh trong quá trình điều trị bệnh vảy nến gồm:

  • Thực phẩm được đóng gói sẵn
  • Thịt chế biến
  • Rau quả và trái cây đóng hộp
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường và muối.

Tham khảo thêm: Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa

4. Thực phẩm chứa solanine, có khả năng gây viêm – Nightshade

Tiêu thụ nightshade được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh vảy nến. Bởi trong loại thực phẩm này có chứa solanine – một hoạt chất có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, là nguyên nhân gây viêm.

Do đó người bị vảy nến nên hạn chế thêm các loại thực phẩm sau vào chế độ dinh dưỡng:

  • Khoai tây
  • Cà chua
  • Cà tím
  • Ớt.
Nightshade
Thực phẩm chứa solanine, có khả năng gây viêm – Nightshade

5. Rượu và các loại thực phẩm chứa cồn 

Sự bùng phát tự miễn dịch bởi rượu được chứng minh là có liên quan đến sức khỏe và hoạt động của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra do tác dụng đột phá của rượu và các loại thực phẩm chứa cồn vào hệ thống miễn dịch nên thực phẩm này cũng được xác định là tác nhân gây bệnh vảy nến. Vì thế nếu bị vảy nến và đang trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên hạn chế việc uống rượu và ăn những loại thực phẩm có chứa cồn.

Vài nghiên cứu khác cho thấy, mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và rượu chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất bạn nên hạn chế uống rượu khi mắc bệnh vảy nến. Trong trường hợp đặc biệt cần uống rượu, người bệnh cần lưu ý không uống quá một ly mỗi ngày đối với nữ giới và một ngày không uống quá hai ly đối với nam giới.

Ngoài ra những người thường xuyên sử dụng rượu và các thực phẩm chứa cồn cũng không có đáp ứng tốt với biện pháp chăm sóc và phương pháp chữa bệnh vảy nến. Tuy nhiên khi ngừng hoặc giảm uống rượu, quá trình điều trị bệnh vảy nến và các triệu chứng cũng có tiến triển tốt hơn.

Đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bệnh nhân phải kiểm soát bệnh lý bằng một số loại thuốc điều trị như acitretin và methotrexate thì bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn không được uống rượu.

Chế độ ăn kiêng cho người bị vảy nến

Không phải tất cả các chế độ hay thực đơn ăn uống đều mang đến lợi ích cho bệnh nhân bị vảy nến. Vì thế chúng tôi đã tổng hợp một số lựa chọn dưới đây để giúp bệnh nhân có thể chọn lựa và áp dụng chế độ ăn uống tốt nhất và phù hợp nhất cho tình trạng của mình.

1. Chế độ ăn kiêng kiểu Pagano

Chế độ ăn kiêng kiểu Pagano được sáng lập từ bác sĩ Pagano. Sau khi chế độ ăn kiêng được tạo ra, bác sĩ này rất nổi tiếng trong xã hội và cộng đồng chăm sóc sức khỏe nhờ biện pháp điều trị bệnh vảy nến và kiểm soát triệu chứng thông qua chế độ ăn uống. Phương pháp ăn kiêng kiểu Pagano bao gồm:

  • Tiêu thụ nhiều thành phần dinh dưỡng trong rau quả và trái cây
  • Hạn chế sử dụng thịt, hải sản, ngũ cốc, sữa và trứng
  • Tránh hoàn toàn việc sử dụng thịt đỏ
  • Tránh ăn những loại thực phẩm chế biến
  • Tránh thức đêm.
Chế độ ăn kiêng kiểu Pagano
Chế độ ăn kiêng kiểu Pagano có khả năng kiểm soát tốt bệnh vảy nến và khắc phục các triệu chứng

2. Chế độ ăn kiêng không chứa gluten

Đối với những bệnh nhân nhạy cảm với gluten và mắc bệnh vảy nến, một chế độ ăn không chứa gluten sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Năm 2018, một nghiên cứu đã được thực hiện xoay quanh lợi ích của chế độ ăn kiêng không chứa gluten và người bị vảy nến đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, những tổn thương vảy nến sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng có dấu hiệu cải thiện. Ngoài ra chế độ ăn kiêng không chứa gluten phù hợp với cả những bệnh nhân nhạy cảm với gluten nhẹ.

3. Ăn chay

Bệnh nhân bị vảy nến có thể nhận được nhiều lợi ích từ một chế độ ăn thuần chay. Nguyên nhân là do chế độ ăn kiêng này chứa rất nhiều thực phẩm chống viêm. Thường gặp nhất là các loại rau củ, trái cây và những loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe.

Tương tự như chế độ ăn kiêng kiểu Pagano, chế độ ăn thuần chay cũng mang đến nhiều lợi ích, giúp bệnh nhân đạt kết quả thuận lợi hơn trong quá trình điều trị bệnh vảy nến.

Nguy cơ mắc bệnh vảy nến sẽ cao hơn ở những người thừa cân, béo phì. Hơn thế, khi bệnh vảy nến đã phát sinh ở người bị thừa cân béo phì thì những triệu chứng của bệnh sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên nếu giảm cân, làn da của bạn có thể được cải thiện và trở nên tốt hơn, bệnh vảy nến và những triệu chứng đi kèm nhanh chóng thuyên giảm. Điều này xuất hiện có thể là do một hoặc nhiều tế bào mỡ đã tăng cường hoạt động và tạo ra protein có thể kích hoạt viêm. Khi đó việc giảm mỡ thừa có thể khiến cho tình trạng viêm của bệnh vảy nến tiến triển tốt hơn.

Chế độ ăn thuần chay
Chế độ ăn thuần chay chứa rất nhiều thực phẩm chống viêm nên rất tốt cho người bị vảy nến

Tham khảo thêm: Bị vảy nến nhẹ có cần trị? Giải pháp và điều cần biết

4. Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải

Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến, làm giảm nguy cơ hình thành và phát triển một số bệnh mãn tính và mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể.

Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải tập trung vào những loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và nhiều chất chống oxy hóa. Đồng thời giới hạn những loại thực phẩm có khả năng gây viêm. Một số loại thực phẩm thuộc chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải gồm:

  • Brussels
  • Rau bina
  • Rau cải xoăn
  • Các loại quả mọng như quả việt quất, quả dâu tây, quả nho, quả mâm xôi anh đào
  • Súp lơ và mầm
  • Bông cải xanh
  • Rau lá xanh
  • Các loại dầu thực vật
  • Cá béo…

5. Chế độ ăn Paleo

Chế độ ăn Paleo tập trung vào việc ăn toàn bộ loại thực phẩm nhưng kiêng ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn. Nguyên nhân là do nhiều loại thực phẩm toàn phần trong chế độ ăn kiêng này có chứa nhiều hợp chất chống viêm. Chính vì thế chế độ ăn Paleo được chứng minh là có lợi cho các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến.

Không giống với chế độ ăn kiêng kiểu Pagano, chế độ ăn Paleo liên quan đến việc bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều loại cá và thịt. Mặc dù vậy, chế độ ăn Paleo cũng được đánh giá là chế độ ăn kiêng mang nhiều lợi ích và đạt hiệu quả chữa vảy nến (hiệu quả đứng thứ 3 so với chế độ ăn kiêng khác).

Chế độ ăn Paleo
Chế độ ăn Paleo tập trung vào việc ăn toàn bộ loại thực phẩm nhưng kiêng sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn

6. Chế độ ăn kiêng tự miễn dịch (AIP)

Chế độ ăn kiêng tự miễn dịch (AIP) có khả năng kiểm soát tốt tình trạng viêm và những triệu chứng của bệnh vảy nến. Chế độ ăn kiêng này tập trung vào việc kiêng sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây viêm. Không giống với những chế độ ăn kiêng khác, chế độ ăn kiêng tự miễn dịch vô cùng hạn chế, đồng thời chủ yếu tập trung vào việc sử dụng thịt và rau cùng với một số loại thảo mộc và loại dầu trộn vào.

Chế độ ăn kiêng tự miễn dịch có thể không phù hợp với một số trường hợp mắc bệnh vảy nến. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống này quá nhiều thịt và có khả năng làm bùng phát tình trạng viêm của bệnh vảy nến. Ngoài ra chế độ ăn kiêng tự miễn dịch cũng không phải là một chế độ ăn kiêng nên thực hiện lâu dài.

7. Chế độ ăn Keto

Chế độ ăn Keto hay chế độ ăn kiêng low-carb mang đến nhiều tác dụng và lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể như cải thiện thành phần dinh dưỡng được dung nạp và giúp giảm cân. Ngoài ra chế độ ăn kiêng này có thể giúp bạn giảm carbohydrate và giảm lượng thức ăn chế biến được dung nạp.

Tuy nhiên việc giảm carbohydrate đồng nghĩa với việc cắt giảm nhiều loại rau quả và trái cây chống viêm. Bên cạnh đó chế độ này đòi hỏi phải tăng hàm lượng protein từ thịt. Chính vì thế chế độ ăn Keto không được khuyến khích cũng như không được sử dụng phổ biến ở một số trường hợp bị vảy nến vì có thể gây bùng phát bệnh.

Chế độ ăn Keto
Chế độ ăn Keto giúp giảm đang kể carbohydrate và giảm lượng thức ăn chế biến được dung nạp

Bài viết là thông tin hữu ích về chế độ ăn kiêng cho người bị vảy nến và bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng. Theo các chuyên gia việc thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện bệnh và những triệu chứng khó chịu đi kèm.

Chính vì thế, người bị vảy nến nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm chống viêm như rau củ quả, trái cây và các loại đậu. Bên cạnh đó bạn cần tránh tiêu thụ những loại thực phẩm gây viêm như sữa, thịt và các thực phẩm chế biến. Việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp mức độ nghiêm trọng và tần suất của bệnh vảy nến giảm đáng kể.

Có thể bạn quan tâm

Một số món ăn tốt cho người bệnh vảy nến là canh khổ qua, canh rau má, chè đậu xanh, canh bí đao,...

Lưu ngay 7 món ăn cho người bị vảy nến cực tốt nên thử

Bệnh vảy nến là một dạng bệnh da liễu mãn tính. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng...

Bệnh viêm da ngày giao mùa

Đối Phó Hiệu Quả Với Viêm Da Cơ Địa, Vảy Nến, Á Sừng Bùng Phát Dữ Dội Ngày Giao Mùa

Thời tiết ngày giao mùa là thời điểm mà các bệnh viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng có...

Hình ảnh bệnh vảy nến của tất cả các thể (giọt, mủ...)

Hình ảnh bệnh vảy nến của tất cả các thể (giọt, mủ…)

Hình ảnh bệnh vảy nến ở các dạng sẽ có những đặc điểm nhận diện riêng biệt. Hiện nay, bệnh...

10 đồ uống tốt cho bệnh vảy nến – Hỗ trợ điều trị

Chế độ ăn uống khoa học cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà các đối tượng...

TT Thuốc dân tộc ưu đãi lớn dành riêng cho bệnh nhân vảy nến hưởng ứng ngày 29/10

Nhân ngày Vảy nến Thế giới 29/10, Trung tâm Thuốc dân tộc quyết định triển khai gói ưu đãi lớn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *