Tìm hiểu về bệnh vảy nến thể đảo ngược

Vảy nến thể đảo ngược là vảy nến xuất hiện ở những vùng có nếp kẽ như bẹn, nách, nếp kẽ mông và nếp dưới ngực. Đây là thể bệnh khó điều trị và có diễn tiến nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

vảy nến thể đảo ngược
Tìm hiểu về bệnh vảy nến thể đảo ngược

Vảy nến thể đảo ngược là gì?

Vảy nến thể đảo ngược là thuật ngữ đề cập đến tổn thương do vảy nến xuất hiện ở những vùng có nếp kẽ như bẹn, nách, nếp kẽ mông và nếp dưới ngực.

Không giống với vảy nến thể đồng tiền, ở thể đảo ngược, tổn thương da thường là các mảng lớn và có xu hướng lan rộng. Ngoài ra, bề mặt vùng da tổn thương thường không khô ráp thay vào đó là tình trạng nứt da có kèm các vảy ẩm tích tụ.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến đảo ngược tương tự như các thể vảy nến khác, chủ yếu là do hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn.

vảy nến đảo ngược
Căng thẳng là một trong những yếu tố kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát

Tuy nhiên gen rối loạn này chỉ được kích thích khi có các yếu tố kích thích sau:

  • Môi trường sống ô nhiễm
  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Chấn thương
  • Căng thẳng kéo dài
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị

2. Triệu chứng

Các dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến thể đảo ngược, bao gồm:

  • Tổn thương da có màu đỏ, xuất hiện ở nếp gấp, da khô, nứt, ngứa và chảy máu.
  • Vùng da tổn thương có giới hạn rõ ràng so với vùng da thông thường.
  • Bề mặt da ẩm do tích tụ mồ hôi, không gây ra tình trạng dày sừng và bong vảy trắng như vảy nến thể mảng.

Vì tổn thương da xuất hiện ở những nếp gấp nên dễ tích tụ mồ hôi và gây viêm nhiễm. Ở những trường hợp có viêm nhiễm, triệu chứng trên da có thể nghiêm trọng và khó chịu hơn.

3. Ảnh hưởng của vảy nến thể đảo ngược

Vảy nến thể đảo ngược là một trong những thể bệnh khó điều trị và có diễn tiến nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

Mặc dù tổn thương da không phát sinh toàn thân nhưng vùng da này có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn tổn thương da do các thể vảy nến khác.

Tham khảo thêm: Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa

Bệnh vảy nến thể đảo ngược được điều trị như thế nào?

Vảy nến thể đảo ngược được điều trị tương tự vảy nến thể mảng. Quá trình chữa trị bệnh bao gồm sử dụng thuốc, liệu pháp ánh sáng và chăm sóc tại nhà.

1. Thuốc bôi

Hầu hết các trường hợp vảy nến thể đảo ngược đều được chỉ định dùng thuốc điều trị tại chỗ. Tuy nhiên nếu bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh đường uống để ngăn chặn tình trạng này.

vảy nến đảo ngược
Thuốc bôi được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh vảy nến

Một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh vảy nến thể đảo ngược:

Thuốc corticoid điều trị tại chỗ

Corticoid được sử dụng nhằm làm giảm ngứa và viêm ở vùng da tổn thương. Nhóm thuốc này có khả năng ức chế bạch cầu đa nhân nhằm chống gián phân và chống viêm.

Mỗi đợt sử dụng thuốc kéo dài 20 – 30 ngày. Nếu triệu chứng trên da chưa được cải thiện hoàn toàn, bạn nên thay thế bằng một loại thuốc bôi khác.

Sử dụng corticoid dài ngày hoặc dùng trên diện rộng có thể gây teo da, hình thành vết rạn, giãn mạch, mỏng da,… Một số loại thuốc bôi corticoid được sử dụng trong quá trình điều trị vảy nến thể ngược, bao gồm:

Tránh dùng corticoid lên vùng da gần mắt vì có thể gây đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Thuốc bôi chứa Calcipotriol

Calcipotriol là dẫn xuất của vitamin D có khả năng kích thích biệt hóa và ức chế quá trình tăng sinh tế bào sừng. Nhóm thuốc này tác động ức chế miễn dịch khiến tế bào lympho T giảm khả năng hoạt hóa.

Tuy nhiên Calcipotriol có thể làm tăng canxi huyết, vì vậy chỉ nên dùng trong khoảng 4 – 8 tuần (mỗi tuần sử dụng không quá 100g). Không dùng thuốc lên vùng da mặt và cần rửa tay ngay sau khi thoa thuốc.

Một số chế phẩm Calcipotriol, bao gồm:

Salicylic acid

Salicylic acid có khả năng sát khuẩn nhẹ và làm tróc vảy các tế bào sừng. Khi dùng trong điều trị vảy nến thể đảo ngược, chỉ nên sử dụng chế phẩm Salicylic acid có nồng độ từ 2 – 5%.

Nhóm thuốc này không có khả năng cải thiện triệu chứng viêm thâm nhiễm. Vì vận có thể dùng phối hợp với corticoid để loại bỏ các triệu chứng trên vùng da tổn thương.

2. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng (PUVA) là phương pháp trị liệu giúp loại bỏ vảy sừng và hạn chế triệu chứng của bệnh vảy nến tái phát.

Khi thực hiện phương pháp này, bạn sẽ được uống thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen. Sau đó khoảng 2 giờ, bác sĩ sẽ tiến hành chiếu tia UVA với bước sóng 320 – 400nm.

Tia UVA có khả năng chống phân bào và giảm khả năng hoạt hóa của tế bào lympho T. Ngoài ra, UVA còn có khả năng làm sạch các tổn thương trên da, hạn chế tái phát và tương đối an toàn.

Tuy nhiên khi thực hiện liệu pháp ánh sáng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nổi mụn nước, buồn nôn, đỏ da, đục nhân mắt, ngứa,…

3. Thuốc uống

Thuốc uống hiếm khi được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh vảy nến đảo ngược. Nhóm thuốc này chỉ được yêu cầu khi tổn thương da có xu hướng lây lan, đi kèm với những triệu chứng nặng nề và có nguy cơ nhiễm khuẩn.

vảy nến đảo ngược
Thuốc uống chỉ được sử dụng khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng và có dấu hiệu nhiễm khuẩn

Kháng sinh

Không giống với các thể vảy nến khác, vảy nến thể đảo ngược có tổn thương da khu trú ở những vùng da có nếp gấp.

Ở các vị trí này, da thường nhạy cảm và có xu hướng tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường. Vì vậy vi khuẩn và nấm rất dễ xâm nhập và gây ra nhiễm trùng. Nếu bạn có nguy cơ hoặc đã được xác nhận bị nhiễm trùng da, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng kháng sinh.

Kháng sinh thường được dùng trong điều trị ngắn hạn. Tuy nhiên để vi khuẩn được ức chế hoàn toàn, bạn nên tuân thủ theo liều lượng và thời gian điều trị được chỉ định.

Corticoid

Trong trường hợp tổn thương da quá nghiêm trọng và đáp ứng kém với thuốc bôi, bạn có thể được yêu cầu dùng corticoid đường uống. Coritcoid ở dạng thuốc uống có tác dụng chống viêm mạnh, giúp ức chế triệu chứng của bệnh trong giai đoạn tấn công.

Tuy nhiên nhóm thuốc này có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết.

Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân vảy nến thể đảo ngược

Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, triệu chứng của bệnh vảy nến thể đảo ngược sẽ được hạn chế ở mức tối đa. Tình trạng chủ quan và bừa bãi trong cách chăm sóc có thể khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.

vảy nến đảo ngược
Nên giữ vệ sinh cơ thể nhằm hạn chế nhiễm khuẩn ở vùng da tổn thương

Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân vảy nến thể đảo ngược, bao gồm:

  • Tuyệt đối không gãi vào các vùng da tổn thương. Điều này có thể khiến da bị chảy máu, tụ mủ và nhiễm khuẩn.
  • Hạn chế các hoạt động thể chất có cường độ mạnh. Tác động từ các hoạt động này có thể khiến da đỏ nhiều mồ hôi, gây ngứa ngáy và khó chịu ở vùng da tổn thương.
  • Vệ sinh và giữ vùng da sạch sẽ, thông thoáng. Tránh để da ứ đọng mồ hôi và bụi bẩn.
  • Mặc quần áo có chất liệu thoáng khí và rộng rãi nhằm tránh ma sát lên các vùng da tổn thương.
  • Hạn chế các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, cảm cúm,… Vi khuẩn từ đường hô hấp có thể kích thích triệu chứng của bệnh vảy nến bùng phát.
  • Hạn chế căng thẳng thần kinh, vì yếu tố này có thể khiến triệu chứng bệnh bùng phát và tấn công mạnh.
  • Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn, thuốc lá và cà phê.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về bệnh vảy nến thể đảo ngược. Để có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ Tuyết Lan tư vấn giải pháp điều trị vảy nến, viêm da cơ địa trên sóng VTV2

Ngay khi vừa lên sóng VTV2, chương trình Sống khỏe mỗi ngày với chuyên đề “Đẩy lùi vảy nến, viêm...

Tập thể dục có lợi ích như thế nào với người bệnh vẩy nến?

Bạn đã từng nghe đến phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến bằng cách tập thể dục bao...

Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong...

Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị

Vảy nến ở trẻ em là hiện tượng da bé bị khô, ngứa, xuất hiện những mảng bám trắng do...

Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận diện như thế nào?

Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng

Vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, vảy nến nếp gấp… là các loại vảy nến thường gặp. Ở...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *