HÀ THỦ Ô
155,000đ
4/5 - (4 bình chọn)
Mã SP : HTO-0064
Hà thủ ô còn có tên gọi khác là Hà thủ ô đỏ, Thủ ô, Dạ hợp, Địa tinh, Giao đằng... Dược liệu có tính ấm, vị ngọt, vị đắng, se, qui vào 2 kinh thận và can nên thường được dùng trong điều trị hội chứng thiếu máu, mất…
Khối lượng 500gr
Số lượng
+
-

Bài thuốc chữa bệnh từ Hà thủ ô, liều dùng và cách sử dụng

Hà thủ ô còn có tên gọi khác là Hà thủ ô đỏ, Thủ ô, Dạ hợp, Địa tinh, Giao đằng… Dược liệu có tính ấm, vị ngọt, vị đắng, se, qui vào 2 kinh thận và can nên thường được dùng trong điều trị hội chứng thiếu máu, mất ngủ, chóng mặt. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng giải độc, bổ máu, nhuận tràng.

Hà thủ ô
Thông tin cơ bản về thành phần hóa học, tính vị, qui kinh, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Hà thủ ô

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Hà thủ ô đỏ, Thủ ô, Dạ hợp, Địa tinh, Giao đằng, Mằn nắng ón, Măn đăng tua tình, Khua lình.

Tên tiếng Trung: 何首乌

Tên khoa học: Fallopia multiflora

Tên la tinh: Radix Polygonum multiflorum

Tên thực vật: Fleeceflower root Hà thủ ô.

Thuộc họ: Rau răm (danh pháp khoa học: Polygonaceae).

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Hà thủ ô là một cây thuốc quý. Chúng xuất hiện với dạng cây thảo leo bằng thân quấn. Dược liệu sống nhiều năm và có thân cây dài khoảng 5 – 7m. Thân cây màu xanh tía, mọc xoắn vào nhau, không có lông. Rễ Hà thủ ô phình to tạo thành củ, bên ngoài củ có màu nâu, bên trong củ có màu đỏ.

Cây có lá mọc so le, phiến lá giống lá rau muống, cuống lá dài. Lá dược liệu xuất hiện với gốc hình tim hẹp, mép nguyên, chóp nhọn dài. Cây có hoa nhỏ xuất hiện với màu trắng. Hoa thường mọc thành chùm lớn có nhiều chùy ở ngọn hoặc ở nách lá. Dược liệu có quả bế màu đen, hình ba cạnh.

Phân bố

Dược liệu có nguồn gốc từ Châu Á. Chúng thường xuất hiện và mọc hoang ở vùng đồi núi. Ngày nay, dược liệu được trồng nhiều ở nhiều nơi để phục vụ cho việc thu hái và làm thuốc.

Ở Trung Quốc, dược liệu được trồng nhiều ở nhiều tỉnh thành như: Hồ Bắc, Hà Nam, Quý Châu, Giang Tô, Tứ Xuyên, Quảng Tây…

Ở Việt Nam, dược liệu mọc hoang tại nhiều rừng núi: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình, Tây Nguyên, Lạng Sơn… Hiện nay Hà thủ ô được trồng nhiều tại một số tỉnh thành ở phía Nam và phía Bắc (Vĩnh Phú). Ở Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc Hà thủ ô mọc và phát triển rất tốt. Dược liệu có thể tái sinh bằng hạt.

Ngoài ra người dùng cũng có thể dễ dàng trồng chúng bằng những cành bánh tẻ và đoạn thân có chiều dài khoảng 30 – 40cm. Hoặc sử dụng củ có đường kính từ 3 – 5cm để trồng.

Khoảng 2 – 3 năm sau khi trồng thì có thể thu hoạch. Tốt nhất nên thu hoạch dược liệu vào mùa đông khi cây đã héo và tàn lụi. Có thể thu hoạch lá và sử dụng như một loại rau. Dây lá cũng có thể thu hoạch, rửa sạch và làm thuốc.

Đặc điểm sinh thái của dược liệu Hà thủ ô
Đặc điểm sinh thái của dược liệu Hà thủ ô

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng:

Rễ củ Hà thủ ô. Rễ dược liệu không dài, có hình tròn, không đều. Củ to bổ đôi theo chiều dọc hoặc dùng dao chặt thành từng miếng to. Củ nhỏ để nguyên. Mặt ngoài của củ không bằng phẳng, có những chỗ lồi lõm do những nếp nhăn hình thành và ăn sâu vào trong. Khi cắt ngang, mặt cắt có lớp bần mỏng màu nâu sẫm. Vỏ màu đỏ hồng, mô mềm, có nhiều bột, vị chát, ở giữa có ít lõi gỗ.

Thu hái: Từ 2 – 3 năm sau khi trồng thì có thể thu hái dược liệu. Nên thu hoạch dược liệu vào mùa đông khi cây đã héo và tàn lụi

Chế biến:

Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu và cắt bỏ rễ con. Củ to bổ thành miếng, củ nhỏ để nguyên phơi khô dùng làm thuốc.

Ngâm dược liệu đã thái thành miếng cùng với đỗ đen giã nát trong một đêm. Sáng mang dược liệu đồ lên, đem phơi nắng dược liệu trong một đêm. Sau đó lại mang dược liệu ngâm với đỗ đen, tiếp tục đồ và phơi. Thực hiện ngâm, đồ và phơi liên tục 9 lần.

Ngâm dược liệu với nước vo gạo trong 24 giờ. Rửa dược liệu và cho vào nồi. Cứ 10 gram dược liệu cho thêm 100 gram đỗ đen và 2 lít nước. Thực hiện nấu thuốc cho đến khi gần cạn nước thì đảo cho chín đều. Khi củ đã mềm, tắt bếp, lấy củ và loại bỏ lõi. Nếu còn nước đỗ đen thì mang tẩm sau đó phơi cho hết. Đồ và phơi liên tục 9 lần là tốt nhất.

Bảo quản: Để dược liệu ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Hà thủ ô chứa nhiều thành phần hữu ích sau:

  • 42,2% tinh bột
  • 4,5% chất vô cơ
  • 24,6% chất tan trong nước
  • 1,7% Anthraglycosid
  • Crysophanol, Emodin, Rhein
  • 1,1% Protid
  • Một số nguyên tố vi lượng: Mangan, canxi, kẽm và sắt.

Thành phần hóa học của dược liệu sẽ bị tác động và biến đổi trong quá trình chế biến

  • Dược liệu sống chứa 0,259% dẫn chất anthraquinon tự do, 7,68% tanin, 0,805% anthraquinon toàn phần.
  • Dược liệu sau khi chế biến chứa 0,113% anthraquinon tự do, 3,82% tanin, 0,25% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Tồn tại 1,82% chất phospholipid trong dược liệu đã chế biến và 3,49% chất phospholipid trong dược liệu thô.
Thành phần hóa học của vị thuốc Hà thủ ô
Thành phần hóa học của vị thuốc Hà thủ ô

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Dược liệu Hà thủ ô có công dụng sau:

  • Hạ huyết áp, làm giảm lượng đường trong máu, chống xơ cứng động mạch, tăng cường máu, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch, làm giãn mạch máu, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy chức năng tuyến thượng thận, bảo vệ mạch máu não và bảo vệ tim, tăng trưởng tóc, bảo vệ gan, kháng khuẩn và chống lão hóa.
  • Hạ Cholesterol huyết thanh, làm giảm hấp thụ Cholesterol trong thí nghiệm với ruột thỏ, phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch nhờ thành phần Lecithin (theo Tân y học, 5 – 6, 1972).
  • Tác động và làm chậm nhịp tim, bảo vệ cơ tim thiếu máu và làm tăng nhẹ lưu lượng máu trong động mạch vành.
  • Có tác dụng chống lão hóa. Trong thí nghiệm với chuột nhắt già, dược liệu có tác dụng giữ cho tuyến ức của chuột không bị teo và giữ được ở mức lúc chuột còn non.
  • Nhờ dẫn xuất chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột, dược liệu có tác dụng nhuận tràng (trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược, trang 345 – 346 – Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965). Dược liệu sống sẽ có tác dụng nhuận tràng cao hơn dược liệu chín.
  • Dược liệu có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus. Dược liệu có khả năng ức chế hoạt động của trực khuẩn lỵ Flexner và trực khuẩn lao ở người. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm (theo Học báo Vi sinh vật 8,164, 1960).

Theo y học cổ truyền

Dược liệu Hà thủ ô có tác dụng giải độc, bổ máu và nhuận tràng.

Chủ trị và phối hợp

  • Hội chứng thiếu máu với những biểu hiện như hoa mắt, da nhợt nhạt, mất ngủ, chống mặt, đau, yếu đầu gối và vùng lưng, sớm bạc tóc: Dùng phối hợp dược liệu với sinh địa hoàng, câu kỷ tử, nữ trinh tử, tang ký sinh, thỏ ti tử.
  • Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp dược liệu với hoạt ma nhân và đương qui.
  • Sốt rét mạng tính do cơ thể suy yếu: Dùng phối hợp dược liệu với nhân sâm và đương qui dưới dạng hà nhân ẩm.
  • Lao hạch: Dùng phối hợp dược liệu với xuyên bối mẫu và hạ khô thảo.

Tính vị

Hơi ấm, vị đắng, ngọt, se.

Qui kinh

Qui vào 2 kinh can và thận.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Dùng 10 – 30 gram/ngày đã qua chế biến.

Cách dùng

Có thể dùng tươi hoặc dùng khô sắc lấy nước uống, tán thành bột, làm hoàn hoặc nấu thành cao để sử dụng.

Liều lượng và cách dùng vị thuốc Hà thủ ô
Liều lượng và cách sử dụng vị thuốc Hà thủ ô

Bài thuốc

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Hà thủ ô gồm:

  • Bài thuốc từ Hà thủ ô điều trị huyết hư máu nóng, sớm bạc tóc, tóc khô hay rụng, hồi hợp chóng mặt, hoa mắt, ù tai, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón: Dùng 20 gram dược liệu đã chế biến, 20 gram sinh địa, 20 gram huyền sâm. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và cho vào nồi. Rót thêm 1 lít nước lọc vào cùng và thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ. Khi lượng thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml, tắt bếp và chắt lấy nước thuốc. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ Hà thủ ô điều trị xơ cứng mạch máu ở người già, huyết áp cao, nam giới khó có con do tinh yếu: Dùng 20 gram dược liệu, 16 gram tầm gửi dâu, 16 gram ngưu tất, 16 gram kỳ tử. Sau khi rửa sạch, mang tất cả vị thuốc cho vào nồi. Thực hiện sắc thuốc cùng với 1 lít nước lọc. Bắt lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml. Tắt bếp và chắt lấy nước thuốc. Chia thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ Hà thủ ô giúp bổ khí huyết, mạnh gân cốt: Mang Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ (liều lượng bằng nhau) ngâm cùng với nước vo gạo trong 3 đêm. Sau đó mang sao khô và tán nhỏ. Trộn mật với thuốc để tạo thành viên có kích thước bằng hạt đậu xanh. Uống 50 viên/ngày cùng với rượu vào lúc đói.
  • Bài thuốc từ Hà thủ ô điều trị đái ra máu, đái dắt buốt (bệnh lao lâm): Dùng lá Hà thủ ô và lá huyết dụ với liều lượng bằng nhau, rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi và sắc cùng với 600ml nước. Chắt lấy phần nước và hòa thêm mật để uống.
  • Bài thuốc từ Hà thủ ô giúp điều kinh bổ huyết: Dùng 1 rổ lớn cả rễ và lá Hà thủ ô, 0,5kg đậu đen. Rửa sạch, giã nát hai vị thuốc. Cho thuốc vào nồi, rót ngập nước và nấu nhừ. Dùng vải mùng lọc lấy nước cốt, nấu thuốc thành cao. Rót thêm 500ml mật ong, nấu lại thành cao. Rót thuốc vào thố và đậy kín. Khi cần lấy 1 muỗng canh uống cùng với nước ấm. Người bệnh phải kiên trì thực hiện thì mới có công hiệu.
  • Bài thuốc từ Hà thủ ô giúp khử phong, dưỡng khí, giải độc, tỳ và phế có độc, lở loét, thấp chẩn, lang ben, lác, bạch điến, nửa người ngứa: Dùng dược liệu, chích thảo, kinh giới tuệ, phòng phong, mạn kinh tử, uy linh tiên. Rửa sạch, tán bột tất cả vị thuốc, trộn đều. Khi cần lấy 4 gram thuốc bột uống cùng nước nóng hoặc rượu ấm sau mỗi bữa ăn.
  • Bài thuốc từ Hà thủ ô giúp khử phong, thanh lợi thấp nhiệt, giải độc, điều trị phong thấp nhiệt độc, vết thương chảy nước vàng, lở loét, thịt thối loét: Dùng 10 gram dược liệu, 10 gram cam thảo, 10 gram bạch tiên bì, 10 gram khổ sâm, 10 gram kinh giới, 10 gram kim ngân hoa, 10 gram liên kiều, 10 gram phòng phong, 10 gram thương truật, 10 gram mộc thông, 10 gram đăng tâm. Cho tất cả vị thuốc vào nồi và sắc cùng với 2 lít nước lọc cho đến khi lượng nước thuốc còn lại một nửa. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. Hoặc tán vị thuốc thành bột, chế thành viên. Uống 10 gram/lần cùng với rượu nhạt.
  • Bài thuốc từ Hà thủ ô giúp bổ can thận, tráng gân cốt, ích tinh huyết, làm đen tóc, điều trị can thận bất túc, hoa mắt, ù tai, đầu váng, hay quên, chân mỏi, gối mỏi, tay chân mất cảm giác, huyết áp cao, tiểu đêm, động mạch xơ cứng, động mạch vành xơ cứng: Dùng 2,25 kg dược liệu, 250 gram đỗ trọng, 500 gram hạn liên cao, 500 gram hắc chi ma cao, 500 gram hy thêm thảo, 500 gram kim anh tử, 250 gram ngưu tất, 150 gram nhẫn đông đằng, 250 gram nữ trinh tử, 250 gram tang diệp, 120 gram sinh địa, 500 gram thỏ ty tử, 500 gram tang diệp. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, phơi khô, tán thành bột. Trộn bột thuốc với mật để làm hoàn, mỗi hoàn 10 gram. Uống 1 hoàn/lần x 2 lần/ngày.
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Hà thủ ô
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Hà thủ ô

Kiêng kỵ

  • Khi sử dụng dược liệu Hà thủ ô thì không ăn hành, tỏi, cải củ
  • Việc sử dụng dược liệu quá liều (liều khuyến cáo 30 gram/ngày) có thể gây buồn nôn, nôn ói, đau bụng, một số trường hợp khác có thể kèm theo sốt
  • Người bị tiêu chảy không được dùng dược liệu
  • Những người có đường huyết thấp và huyết áp thấp cần kiêng sử dụng dược liệu
  • Dược liệu không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân cổ họng có đờm nặng
  • Những trường hợp bị viêm dạ dày, lưỡi nhờn, mất cảm giác ngon miệng khi dùng dược liệu với liều 12 gram sẽ làm tăng chứng đau dạ dày, chán ăn, ăn không ngon miệng.

Lưu ý

  • Tránh nhầm lẫn Hà thủ ô trắng (tên khoa học: Streptocaulon juventas Merr) và Hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng còn được gọi là dây vú bò. Về công dụng và tính chất của Hà thủ ô trắng, chúng khác hoàn toàn so với hà thủ ô đỏ.

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản về thành phần hóa học, tính vị, qui kinh, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Hà thủ ô. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến và sử dụng bài thuốc từ dược liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền.

Xem thêm:

  • Sa nhân là gì? Những công dụng chữa bệnh của Sa nhân?
  • Hoàng kỳ: Vị thuốc quý và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Minh Ngọc ĐỗMinh Ngọc Đỗ says: Trả lời

    Người bệnh tiểu đường cao huyết áp có uống được Hà thủ ô không ạ?

    1. Lưu Anh TuấnLưu Anh Tuấn says:

      Mình đọc thấy bảo Hà thủ ô có khả năng làm giảm lượng đường trong máu nữa, nên mình nghĩ uống Hà thủ ô tốt đấy bạn ạ

    2. Minh ÁnhMinh Ánh says:

      Hà thủ ô uống tốt bạn ạ, nhà mình bố mình cao huyết áp cũng đang uống với 2 3 dược liệu nữa, thấy huyết áp ổn định phết đấy. Giờ HA bố mình chỉ loanh quanh 130/90 thui ấy, mà không thấy bị chóng mặt như trước nữa rùi

    3. Minh Ngọc ĐỗMinh Ngọc Đỗ says:

      Bố bạn uống như nào thế ạ? Cho mình xin bài thuốc với được không? Bạn cũng mua ở đây ạ? Cảm ơn bạn trước ạ

    4. Minh ÁnhMinh Ánh says:

      Mình toàn đặt dược liệu ở đây rồi gửi về tận nhà bạn ạ, vì thấy chỗ này khá uy tín. Bố mình được bác sĩ tư vấn sử dụng như này bạn nhé 20g hà thủ ô, 16g tầm gửi dâu, 16g ngưu tất, 16 g câu kì tử nấu với 1 lít nước cạn tới khi còn 0.4l rồi chia ra uống 2-3 lần trong ngày ạ. Bạn làm thử xem sao

    5. Minh Ngọc ĐỗMinh Ngọc Đỗ says:

      Trung tâm ơi cho mình đặt mỗi loại 1 cân về Đà Lạt được không ạ?

    6. Trung tâm Dược liệu VietFarm says:

      Chào bạn, bạn vui lòng để lại SĐT để trung tâm có thể liên hệ xác nhận đơn hàng và tư vấn cho bạn cụ thể hơn về cách sử dụng phù hợp với tình trạng của bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  2. hoa.tran.xuan1205hoa.tran.xuan1205 says: Trả lời

    Mình cũng đang uống Hà thủ ô để điều trị tóc bạc sớm, mà hơn năm nay không có hiệu quả. Không biết có phải là do hàng không chuẩn không. Giá cũng chỉ hơn 100k

    1. Tran Van BacTran Van Bac says:

      Có ai mua hà thủ ô ở đây chưa nhỉ? Mình cũng định mua về để uống vì tóc bạc sớm

    2. Bùi Quốc ThuậnBùi Quốc Thuận says:

      Hà thủ ô giờ hàng trung quốc trộn nhiều lắm các bác ạ, toàn “rác dược liệu” rồi chúng nó đẩy sang Việt Nam bán thôi, không có hàm lượng hoạt chất mấy đâu. Nếu mua thì tìm chỗ uy tính mà mua, giá hơn 100k thì đa phần là “dược liệu” không còn hoạt chất mấy nữa rồi

    3. Mai Hồng VũMai Hồng Vũ says:

      Mk mua 2 lần bên trug tâm này r. ck mk dùng cug thấy cải thiện tóc nó đỡ bạc cái này xác định phải uống lâu dài thì mới ăn thua đk

    4. Nguyễn ThiệpNguyễn Thiệp says:

      Chuẩn,tôi uống 2 tháng

  3. Giang HanaGiang Hana says: Trả lời

    Sao ở đây giá đắt thế nhỉ? Tôi mua ở gần nhà giá rẻ hơn

    1. Lê DungLê Dung says:

      Em cũng ham rẻ rồi mua ở chợ gần nhà, về dùng hơn 2 tuần thì bị mốc. Phải đổ đi hết xót hết cả ruột. Sau mua sang đây thì uống cả tháng nay chẳng làm sao, vẫn thơm. Tiền nào của nấy thuốc thang không nên so sánh bác ạ

  4. Đặng HươngĐặng Hương says: Trả lời

    Lúc nấu thành cao có thể cho đường vào cho dễ uống được không nhỉ?

    1. Thùy DươngThùy Dương says:

      Tui thấy nhiều người nấu cao hà thủ ô có cho mật ong vào đó, mà mật ong cũng tốt hơn đường kính thông thường nên bạn thử thay bằng mật ong đi.

  5. Ngọc LinhNgọc Linh says: Trả lời

    Tôi bị rối loạn kinh nguyệt, đến kì thường hay chóng mặt và mệt mỏi do mất máu. Thấy bảo uống Hà thủ ô điều trị được, không biết uống bao nhiêu lâu thì có tác dụng vậy trung tâm?

    1. Giang LinxineGiang Linxine says:

      Uống đi bạn ơi, mình cũng uống có hơn tháng đã thấy đỡ chóng mặt rồi. Tới giờ mình uống duy trì thì còn không thấy đau bụng khi đến kì nữa. Chứ trước mình toàn phải dùng thuốc giảm đau, mệt kinh khủng ấy. Mà uống hà thủ ô này còn giúp da dẻ, tóc tai đẹp lên nhiều đấy

    2. Trung tâm Dược liệu VietFarm says:

      Chào bạn, hà thủ ô có tác dụng bổ máu điều kinh, nên trong trường hợp của bạn hoàn toàn có thể sử dụng Hà thủ ô. Bạn có thể dùng 1 rổ lớn cả rễ và lá Hà thủ ô, 0,5kg đậu đen. Rửa sạch, giã nát hai vị thuốc. Cho thuốc vào nồi, rót ngập nước và nấu nhừ. Dùng vải mùng lọc lấy nước cốt sau đó rót thêm 500ml mật ong, nấu lại thành cao. Rót thuốc vào thố và đậy kín. Khi cần lấy 1 muỗng canh uống cùng với nước ấm. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất sử dụng cần phải kiên trì. Chúc bạn sức khỏe!

    3. Ngọc LinhNgọc Linh says:

      Trung tâm có bán cả lá hà thủ ô không ạ hay chỉ bán cũ?

    4. Nhất ThiênNhất Thiên says:

      Mình ở Đồng Nai thì có thể mua ở đâu để được hàng chuẩn nhỉ?

    5. Trung tâm Dược liệu VietFarm says:

      Chào bạn, bạn vui lòng để lại SĐT để trung tâm có thể liên hệ xác nhận đơn hàng và tư vấn cho bạn cụ thể hơn về cách sử dụng phù hợp với tình trạng của bạn nhé. Cảm ơn bạn.

    6. Nhất ThiênNhất Thiên says:

      Số mình là 0913524477, cho mình 1 kí ạ

  6. Xu duXu du says: Trả lời

    Nha mình toàn dung ha thu o de dieu trị tóc bạc sớm cho ck mà ko biét nó có nhieu tac dung nhu vay.

    1. Châu AnhChâu Anh says:

      Nhà mình toàn mua Hà thủ ô ở đây để pha nước uống hàng ngày, thấy uống thơm, dễ uống ấy. Tại bố mình cao huyết áp còn mình đau bụng kinh nên uống có lợi cho cả bố lẫn con.

    2. Ngọc BùiNgọc Bùi says:

      Trước giờ mình cũng cứ tưởng hà thủ ô chỉ có mỗi tác dụng làm đen tóc thôi cơ

  7. Trung NguyễnTrung Nguyễn says: Trả lời

    Tôi muốn mua củ tươi về tự trồng tại nhà để lấy lá thì bên trung tâm có bán không ạ?

    1. Trung tâm Dược liệu VietFarm says:

      Chào bạn, rất tiếc trung tâm chỉ cung cấp dược liệu khô bạn nhé. Cảm ơn bạn và chúc bạn sức khỏe

  8. BuivandanBuivandan says: Trả lời

    Toi da đặt sten do cholesron trong máu cao, làm tắc nghẽn mạch vành ở tim, toi co the uống hà thủ ô đỏ được không?

    1. Trung tâm Dược liệu VietFarmTrung tâm Dược liệu VietFarm says:

      Hà thủ ô có tác dụng làm hạ cholesterol trong máu mà nên uống ổn bạn ơi. Ông nội tớ đi đặt 2 cái stent xong giờ hàng ngày ngoài uống thuốc tây còn uống cả nước hà thủ ô pha nữa để đề phòng xơ vữa ấy. Trộm vía đi làm xét nghiệm thấy không bị tăng cholesteron đâu.

    2. BuivandanBuivandan says:

      Toi muon mua 2 kí thi mua ntn. Toi o Binh Duong

    3. Trung tâm Dược liệu VietFarmTrung tâm Dược liệu VietFarm says:

      Chào bạn, bạn vui lòng để lại SĐT để trung tâm có thể liên hệ xác nhận đơn hàng và tư vấn cho bạn cụ thể hơn về cách sử dụng phù hợp với tình trạng của bạn nhé. Cảm ơn bạn.

    4. BuivandanBuivandan says:

      SDT cua toi la 0977359139 ban goi giup toi

  9. Giang LêGiang Lê says: Trả lời

    Đã ai mua hà thủ ô ở đây chưa nhỉ? Liệu có ổn không, giờ hàng trôi nổi nhiều khó tin quá

    1. Vũ MinhVũ Minh says:

      Đọc thấy nhiều người mua về dùng đấy bạn ạ. Nên tớ cũng vừa đặt 2 cân xong

  10. Nguyennhut MinhNguyennhut Minh says: Trả lời

    Táo bon uống cai này tốt lăm,giup nhuan trang dễ đi ngoai

    1. Hoa thanh quếHoa thanh quế says:

      Đang uống hà thủ ô có cần kiêng khem gì không ạ?

    2. Hải QNHải QN says:

      Không nên ăn hành, tỏi, cải củ nhé, thấy bảo kị nhau

  11. Lan ThanhLan Thanh says: Trả lời

    củ hà thủ ô. thái tán nhuyễn như bột sau đó cô với đường ăn hàng ngày rất tốt cho sức khoẻ.

  12. MinminMinmin says: Trả lời

    Cho tôi mua thêm 2 cân với. Số tôi là 0974325213

  13. Thu DuyênThu Duyên says: Trả lời

    Mình sau sinh em bé bị rụng tóc nhiều, uống Hà thủ ô đỏ có tác dụng không? Mình vẫn đang cho bé tu ti thì có uống được không ạ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút