Bệnh vảy phấn trắng là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh vảy phấn trắng là một bệnh mãn tính xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Bệnh có liên quan đến cơ chế tự miễn nên còn được gọi là rối loạn đáp ứng miễn dịch xuất hiện trên da. Bệnh thường lành tính và không gây nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ trên da, làm ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân.
Bệnh vảy phấn trắng là gì?
Bệnh vảy phấn trắng là bệnh ngoài da lành tính thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh vảy phấn trắng có tên gọi quốc tế là Pityriasis alba (tên gọi liên quan đến đặc điểm hình thái). Trong đó pityriasis là vảy mịn; alba là sự nhạt màu hay còn gọi là giảm sắc tố. Đa phần những người mắc bệnh vảy phấn trắng và một số trường hợp khác có tiền sử bị dị ứng đều là những triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng.
Bệnh đặc trưng với các vết bất thường hình bầu dục, hình tròn và một số hình dạng không rõ ràng khác. Bên cạnh đó ở những vị trí này cũng có dấu hiệu giảm sắc tố rõ rệt. Trên bề mặt của da còn xuất hiện các vảy nhỏ (hay còn gọi là vảy cám) có kích thước khoảng 0,5 – 2cm hoặc hơn. Chúng bám chắc vào da, khó tróc. Mặc dù không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nhưng chúng tổn tại khá lâu và làm mất thẩm mỹ trên da.
Khi bệnh vừa khởi phát, các vảy sẽ có màu hồng kèm theo ngứa ngáy. Sau đó nhạt màu dần. Vị trí xuất hiện vảy phấn trắng thường là trên mặt, hai tay, hai chân và thân người. Đối với trẻ em khi mắc bệnh, vảy phấn trắng sẽ xuất hiện nhiều ở mặt. Đặc biệt là ở hai bên má.
Ngoài trẻ em và trẻ vị thành niên, đối với những người có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình bị hen suyễn, chàm thể tạng cũng có tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Khi bị nhiễm virus hoặc vi trùng, bệnh vảy phấn trắng của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh vảy phấn trắng
Để có thể xác định chính xác bạn có đang mắc bệnh hay không, bạn cần quan sát thật kỹ những biểu hiện tổn thương trên da. Nếu trên bề mặt da của bạn xuất hiện những đốm lạ hình tròn, hình bầu dục hoặc một số hình dạng khác kèm theo vảy, khó bong tróc, kích thước khoảng 0,5 – 2cm, vảy màu hồng nhạt kèm theo ngứa ngáy có nghĩa bạn đang mắc bệnh vảy phấn trắng.
Trẻ em từ 3 – 16 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đối với trẻ em, vị trí thường xuất hiện vảy là hai bên má hoặc cả mặt. Tuy nhiên ở trẻ em, bệnh thường bị nhầm lẫn với lang ben. Để tránh nhầm lẫn ba mẹ có thể dựa vào đặc điểm điển hình của cả hai bệnh này. Đối với bệnh vảy phấn trắng, các mảng giảm sắc tố sẽ xuất hiện ở mặt trong. Trong khi các mảng giảm sắc tố ở bệnh nhân bị lang ben thường xuất hiện ở ngực và cổ.
Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra chính xác bệnh lý và mức độ phát triển bệnh. Đồng thời áp dụng phác đồ điều trị thích hợp do bác sĩ chuyên khoa đề ra. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian điều trị. Đối với trẻ nhỏ khi mắc bệnh, ba mẹ cần động viên trẻ để trẻ không cảm thấy mặc cảm, tự ti khi giao tiếp, tiếp xúc với mọi người.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy phấn trắng
Hiện nay nguyên nhân chính khiến bệnh bệnh vảy phấn trắng khởi phát vẫn chưa được tìm thấy và chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên dựa trên nhiều cuộc nghiên cứu và thăm dò, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố có khả năng tác động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của bệnh. Đó là:
Thời tiết
Khi khí hậu trở nên nóng ẩm, khí hậu khô hanh hoặc thời tiết đột ngột thay đổi là nguyên nhân dẫn đến sự tác động và khiến bệnh vảy phấn trắng xuất hiện.
Hóa chất
Đối với những người có thói quen hoặc có công việc buộc phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như: Một số chất tẩy rửa chứa kiềm, xà phòng… sẽ có khả năng mắc bệnh vảy phấn trắng cao hơn so với những người bình thường. Bởi các loại hóa chất này có thể tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của bạn.
Di truyền
Tương tự như một số bệnh ngoài da khác, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến bệnh vảy phấn trắng xuất hiện. Đối với những người có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình bị hen suyễn, chàm thể tạng cũng có tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Hoặc bản thân đã từng hoặc đang mắc phải bệnh vảy nến đều có khả năng mắc bệnh vảy phấn trắng.
Cơ địa
Hầu hết những người thường xuyên mắc phải một số bệnh lý về da như: Da khô, chàm, viêm da… hoặc bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn đều có tỉ lệ mắc bệnh rất cao.
Một số yếu tố khác
Trong trường hợp da bị trầy xước, phải chịu áp lực thường xuyên khiến tâm lý căng thẳng hoặc bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus… bạn cũng có khả năng mắc bệnh vảy phấn trắng.
Phương pháp điều trị bệnh vảy phấn trắng
Bệnh vảy phấn trắng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể kể đến như:
- Sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da: Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một loại thuốc bôi ngoài da để kháng viêm, sát khuẩn. Đồng thời cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và ngăn ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.
- Sử dụng ánh sáng: Đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc trung bình, bác sĩ sẽ sử dụng tia cực tím để khắc phục bệnh lý, tình trạng ngứa ngáy, các đốm vảy và một số triệu chứng khó chịu đi kèm.
- Dùng thuốc: Đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc quá nặng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sinh học. Những loại thuốc này sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt bệnh lý, khắc phục triệu chứng. Đồng thời điều trị đúng nguyên nhân, đúng thời gian, tiến trình khởi phát bệnh và mức độ nặng lên của bệnh.
Những phương pháp điều trị bệnh vảy phấn trắng đều có chung mục đích là kiểm soát tốt tình trạng đóng vảy, triệu chứng ngứa ngáy và đau khớp. Đồng thời giúp giảm kích thước của những vùng da đang bị tổn thương, vệ sinh và làm sạch vùng da có vảy ngứa.
Bên cạnh đó những phương pháp điều trị bệnh vảy phấn trắng còn giúp bệnh nhân ức chế sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa một số biến chứng nghiêm trọng như: Biến dạng khớp, ban đỏ da, vảy nến toàn thân. Hơn thế việc dùng thuốc để chữa bệnh còn giúp người bệnh ngăn ngừa và làm giảm khả năng tái phát. Đồng thời giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Lưu ý:
- Việc sử dụng thuốc mỡ hydrocortisone 1%, kem bôi hoặc chữa bệnh với steroid hiệu lực thấp bôi tại chỗ có thể tác động và làm giảm hồng ban. Đồng thời giúp người bệnh giảm ngứa, rút ngắn thời gian điều trị và làm tăng tốc độ tái tạo sắc tố da.
- Đối với những loại kem, chất dưỡng ẩm nhẹ như: Kem Eucerin, mỡ Vaseline… có thể giúp người bệnh giảm nhanh sự đóng vảy. Ngoài ra việc bôi kem chống nắng trong thời gian điều trị cũng rất có lợi. Những hoạt chất có trong kem chống nắng sẽ giúp người bệnh làm giảm một số tổn thương do bị cháy nắng. Đồng thời giúp những vùng da xung quanh giảm bị sậm màu.
- Việc chữa bệnh bằng thuốc ức chế calcineurin tại chỗ như: Kem pimecrolimus 1%, thuốc mỡ tacrolimus 0,1% cũng có khả năng khắc phục tốt bệnh vảy phấn trắng. Tuy nhiên chi phí điều trị cao nên bác sĩ thường không chỉ định sử dụng những loại dược phẩm này.
- Calcitriol – một chất tương tự như vitamin D dùng tại chỗ có khả năng tác động và mang lại hiệu quả như tacrolimus.
- Một số lựa chọn khác thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng và rộng. Đó là: Phương pháp quang hóa tia cực tím A (PUVA) kết hợp với Psoralen và sử dụng laser excimer 308- nm giúp xạ trị định vị mục tiêu.
Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh vảy phấn trắng
Để bệnh vảy phấn trắng và những triệu chứng khó chịu có thể nhanh chóng được khắc phục, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Chỉ nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa nhiều thành phần hóa học
- Không nên tiếp xúc với mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất và một số chất tẩy rửa có mùi thơm
- Người bệnh cần thường xuyên vệ sinh da và tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Nên dùng nước ấm, không sử dụng các loại xà phòng có tính kiềm quá mạnh
- Không dùng móng tay cạy, gãi, bóc hoặc ma sát mạnh vào vùng da đang bị bệnh
- Người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và có khả năng thấm hút tốt mồ hôi
- Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, không mặc cảm và cần giữ cho tâm trạng thoải mái
- Bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt và có chế độ ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ
- Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với khói bụi, nấm móc và một số tác nhân gây hại khác
- Bạn nên hạn chế sử dụng rượu, bia và một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Đồng thời kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
Những cách phòng ngừa bệnh vảy phấn trắng
Bạn có thể phòng ngừa vảy phấn trắng xuất hiện với những cách sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa và các loại hóa chất. Bạn nên lựa chọn dầu gội, xà phòng tắm phù hợp với da. Đặc biệt là làn da nhạy cảm ở trẻ nhỏ
- Khi thời tiết hanh khô, bạn nên sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thảo dược để làm ẩm da mỗi ngày
- Khi thời tiết đột ngột chuyển mùa, bạn cần giữ ấm cơ thể và mang khẩu trang khi ra đường để tránh tiếp xúc với khói bụi và một số tác nhân gây hại khác
- Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện mắc bệnh viêm mũi dị ứng, chàm, hen suyễn, bạn cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời áp dụng một số phương pháp y khoa giúp điều trị triệt để bệnh lý. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh vảy phấn trắng xuất hiện.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Bệnh vảy phấn trắng là gì? Triệu chứng và cách điều trị” Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bện nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. Đồng thời áp dụng một số phương pháp điều trị chuyên sâu dưới sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, những chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Nổi đốm trắng trên da: Dấu hiệu cảnh báo 7 căn bệnh có thể mắc phải
- Vì sao da trẻ sơ sinh nổi đốm trắng, mẹ nên làm gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!