Tác dụng của dược liệu thương truật và những điều cần kiêng kỵ khi dùng

Thương truật có vị đắng, cay, tính ôn, tác dụng trừ ác khí, noãn thủy tạng, ích khí, phát hãn,… Thảo dược này được dùng để trị quáng gà, mắt có màng mộng, đau nhức xương khớp do phong thấp, tiêu chảy,…

tác dụng vị thuốc thương truật
Thương truật có vị đắng, cay, tính ôn, tác dụng trừ ác khí, minh mục, phát hãn,…

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Địa quỳ, Bảo kế, Thiên ké, Mao truật, Kiềm chế thương truật, Sơn giới, Xích truật, Chế mao truật, Thiên tinh sơn kế,…

Tên khoa học: Atractylodes chinensis

Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Compositae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Thương truật là cây sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 60cm. Cây mọc thẳng đứng có rễ phát triển thành củ to.

xông khói thương truật
Thương truật là cây sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 60cm

Lá cây mọc so le nhau, cuống ngắn hoặc hầu như không có cuống, phiến lá dai, mép có răng cưa nhọn, nhỏ. Lá phía gốc chia thành 3 thùy nhưng vết cắt nông, thùy giữa lớn, hai thùy bên nhỏ. Lá trên thân có hình mác và không chia thùy. Hoa có màu trắng hoặc tím nhạt, kích thước nhỏ. Quả khô.

Phân bố:

Thương truật có nguồn gốc và phân bố chủ yếu tại Trung Quốc (Hồ Bắc, Giang Tô, Hà Nam). Hiện nay thảo dược này đã được di thực vào Việt Nam nhưng chưa phát triển.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Thân rễ.

Thu hái: Thu hái vào mùa xuân hoặc thu, lựa những củ to cứng, không râu, mùi thơm nồng và chắc tay.

Chế biến:

+Đem thân rễ ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến sau đó đem sao cho khô hoàn toàn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

+Chích thương truật: Lấy phiến thương truật đem vẩy nước vo gạo cho ướt đều, sau đó sao với lửa nhỏ cho khô hoàn toàn (theo Dược Tài Học).

Bảo quản: Chỗ râm mát và khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Thương truật chứa các thành phần hóa học sau: 4a-Ethanopaphthalene, Guaiene, Caryophyllene, Humelene, Patchoulene, Elemol, Selina-4, Atractylodin, b-Eudesmol, 2-Carene, 5-Trimethyl-2H-2, b-Maaliene, Chamigrene,…

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng đối với đường huyết: Dùng dịch chiết thương truật chích dưới da cho thỏ nhà với liều 8g/ kg nhận thấy đường huyết tăng lên nhưng hạ xuống sau 1 giờ và tiếp tục tăng lên sau 6 giờ. Cho uống nước sắc liên tục trong 10 ngày thì nhận thấy đường huyết ổn định.
  • Tác dụng đối với hệ niệu sinh dục: Sử dụng nước sắc thương truật cho chuột nhắt không nhận thấy tác dụng lợi niệu nhưng có thấy lượng muối tăng lên (theo Trung Dược Học).
  • Nước sắc thương truật có tác dụng co rút đối với đại tràng thỏ.

+Theo y học cổ truyền:

  • Trừ ác khí (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú)
  • Noãn thủy tạng và minh mục (làm sáng mắt) (theo Tuyên Minh Luận).
  • Ích khí, tán phong và tổng giải chư uất (theo Đan Khê Tâm Pháp).
  • Kiện tỳ, giải uất, táo thấp và phát hãn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • An Tỳ và kiện Vị (theo Trần Châu nang).
  • Táo thấp, tịch uế, kiện Tỳ và giải uất (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

6. Tính vị

Vị cay nhiều (theo Bản Thảo Diễn Nghĩa).

Vị ngọt, tính ôn (theo Y Học Khải Nguyên).

Vị ngọt, cay nhiều, âm trong dương, tính ôn mà táo (theo Bản Thảo Cương Mục).

Vị đắng, cay, tính ôn (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Là vị thuốc dương mà có hơi âm, vị cay, ngọt (theo Trân Châu Nang).

Vị ngọt, đắng, vị đậm, khí nhạt, tính ôn, không độc, có âm trong dương (theo Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).

Vị đắng, không độc, tính ôn (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

7. Qui kinh

Qui vào kinh túc Thái âm Tỳ và túc Dương minh Vị (theo Y Học Khải Nguyên, Bảo Thảo Tân Biên và Bảo Thảo Tái Tân).

Qui vào kinh Vị, Tỳ (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Qui vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thái dương Tiểu trường, túc Thái âm Tỳ, thủ Dương minh Đại trường (theo Bản Thảo Cương Mục).

8. Liều dùng, cách dùng

Sử dụng thương truật ở dạng sắc uống, ngâm rượu, tán bột uống/ làm hoàn,… Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 4 – 12g.

9. Bài thuốc

Thương truật được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian.

thương truật có tác dụng gì
Thương truật được dùng trong bài thuốc trị quáng gà, tiêu chảy, đau nhức xương khớp,…
  • Bài thuốc trị tỳ kinh có thấp khí, chứng hư lao và ăn ít: Sử dụng loại thương truật tốt 20 cân, đem tẩm với nước vo gạo trong 1 ngày đêm. Sau đó đem thái mỏng, phơi khô và sao vàng. Đem đổ đầy nước, thả dược liệu vào và nấu trong 1 ngày 1 đêm, vớt bỏ bã. Thêm chư thực tử 1 cân, cam thảo 120g, thạch nam diệp 3 cân, xuyên quy ½ cân, nấu thêm 1 ngày 1 đêm, vớt bã. Cho thêm 3 cân mật ong vào và điều thành cao.
  • Bài thuốc trị chân yếu vì thấp khí, chân tay mỏi và lưng đau: Dùng thương truật 1 cân, đem thái nhỏ và chia thành 4 phần bằng nhau, đem mỗi phần tẩm với nước muối, rượu, nước vo gạo và giấm trong 3 ngày 3 đêm (cần phải thay nước mỗi ngày). Sau đó đem tất cả phơi khô rồi trộn đều. Khi dược liệu khô, tiếp tục chia thành 4 phần đem sao với hồi hương, hắc khiên ngưu, xuyên tiêu và bổ cốt chỉ mỗi thứ 40g. Sau khi sao vàng, đem bỏ các vị kia chỉ giữ lại thương truật, đem tán bột mịn. Tiếp tục dùng giấm nấu thành hồ, trộn bột làm viên (viên to bằng hạt ngô đồng). Mỗi lần dùng 30 viên uống với nước muối hoặc rượu, dùng khi đói.
  • Bài thuốc làm đẹp da mặt và trị tóc bạc: Dùng thương truật 1 cân đem tẩm với nước gạo trong nửa ngày, sau đóm đem tán bột. Dùng quả dâu chín 20 cân, vò nát, bọc vài vắt lấy nước cốt. Địa cốt bì 1 cân đem rửa với nước ấm, bỏ lõi, phơi khô và tán bột. Đem nước dâu trộn đều với thương truật và địa cốt bì, sau đó đổ vào mâm đem phơi cả ban ngày và ban đêm cho đến khi khô hoàn toàn, sau đó tán thành bột mịn. Dùng mật ong luyện thành viên, viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 20 viên uống với rượu.
  • Bài thuốc trị da mặt vàng, biếng ăn, khí lực, không còn sắc máu, thích nằm và tinh thần sút kém: Dùng địa hoàng nửa cân, thương truật 1 cân, can khương 40g đem tán bột, trộn hồ làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 30 viên.
  • Bài thuốc trị ăn không tiêu, bụng có khí hư lạnh nên không muốn ăn uống: Dùng men rượu 1 cân, thương truật 3 cân đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. Dùng mật luyện với hồ, trộn đều với thuốc bột làm thành viên (viên to bằng hạt ngô đồng lớn). Mõi ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống khoảng 30 viên. Nếu bụng chứa nhiều khí lạnh có thể thêm can khương 30g, cơ thể suy nhược thêm cam thảo 60g, nếu bụng thường xuyên đau âm ỉ thêm xuyên quy 90g.
  • Bài thuốc trị tiêu chảy do ăn uống không điều độ: Dùng thương truật và thần khúc đem tẩm nước gạo trong 1 đêm, rồi sấy khô và tán bột mịn. Sử dụng hồ trộn với bột thuốc làm thành viên. Mỗi lần dùng 30 viên uống cùng nước cơm.
  • Bài thuốc trị quáng gà: Dùng nước gạo tẩm thương truật 60g trong 1 đêm, bồi khô và tán bột. Dùng bột thuốc rắc vào gan dê 1 cân rối nấu như với 1 ít gạo và nước vo gạo. Đợi nguội và ăn cho đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Bài thuốc trị răng đau: Dùng thương truật tẩm với nước muối, đốt tồn tính, sau đó đem tán bột và sát vào chân răng.
  • Bài thuốc trị viêm khớp mạn thể phong hàn thấp: Dùng hoàng bá sao và thương truật bằng lượng nhau, đem tán thành bột mịn, làm hoàn. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 6 – 10g với nước ấm.
  • Bài thuốc trị mắt có màng mộng, giữ vững hạ tiêu, thanh vùng đầu mặt: Dùng thương truật 1 cân, đem rửa sạch và chia thành 4 phần. Mỗi phần thuốc đem tẩm với giấm, nước gạo nếp, rượu và đồng tiện trong 3 ngày, mỗi ngày thay nước 1 lần. Sau đó đem thái mỏng và bồi khô. Thêm hắc chi ma vào, sao cho thơm sau đó đem đi tán bột. Dùng miến nấu với rượu làm hồ, trộn với bột làm thành viên. Mỗi lần uống dùng 30 viên.
  • Bài thuốc sinh tinh, tư thận, bổ tỳ và mạnh gân xương: Dùng thương truật 5 cân đem cạo bỏ vỏ ngoài, sau đó bồi khô và tán bột. Dùng thương truật trộn với nước gạo. Dùng hắc chi ma giã nát, lấy vải lọc lấy nước cốt. Dùng nước trộn với bột thương truật rồi phơi khô. Mỗi lần dùng 12g uống với rượu nóng, dùng khi đói.
  • Bài thuốc trị trẻ em bị báng tích: Dùng thương truật 160g đem tán bột. Dùng gan dê 1 bộ, xẻ 1 đường và thuốc bột vào trong, đem chỉ cột lại cho vào nồi đất và nấu như. Sau đó đem giã nát làm thành viên, viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần dùng 20 viên uống cùng nước ấm.
  • Bài thuốc trị tiêu chảy, không ăn uống được, trị chứng Tỳ thấp, kiệt sức và đi phân sống: Dùng bạch thược 40g, quế chi 8g, thương truật 80g với hoàng cầm 20g đem tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước cơm.
  • Bài thuốc trị kiết lỵ lâu ngày không khỏi: Dùng xuyên tiêu 30g, thương truật 60g đem tán bột. Đem giấm làm hồ và trộn đều với bột, làm thành viên. Mỗi lần dùng 20 viên trước khi ăn.
  • Bài thuốc tri quáng gà, mắt đau và mắt híp không mở ra được: Dùng thương truật nửa cân đem tẩm nước vo gạo trong 7 ngày. Sau đó vớt ra, cạo bỏ vỏ ngoài, thái mỏng rồi bồi khô. Thêm mộc tặc 60g vào và đem các vị đi tán bột. Mỗi lần dùng 4g uống với rượu hoặc nước trà.
  • Bài thuốc trị viêm khớp đau do thấp nhiệt và phong hàn thấp: Dùng tần giao, mộc qua, tang ký inh, hoàng kỳ, thạch xương bồ, thương truật, tỳ giải, ý dĩ nhân, thạch hộc, thục địa, tàm sa mỗi thứ 10g, cam thảo 3g, quế chi 6g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị bụng đầy, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa: Dùng thương truật, xuyên khung, bạch chỉ, cao bản, khương hoạt mỗi thứ 6g, tế tân 3g, cam thảo 3g đem tán bột gia thêm thông bạch, sinh khương sắc nước uống.

10. Kiêng kỵ

+Thương truật kỵ thịt chim sẻ, thanh ngư, trái đào. tùng thái, trái lý và thanh ngư (theo Dược Tính Luận).

+Người táo bón, nhiều mồ hôi không nên dùng (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+Kỵ tỏi và hồ tuy (theo Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).

+Người dùng bài thuốc từ thương truật phải kiêng ăn mận, thịt chim bù cắt và đào (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+Địa du và phòng phong làm sứ cho thương truật (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).

Thông tin về dược liệu thương truật chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn đọc vui lòng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể trước khi áp dụng những bài thuốc từ dược liệu này.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút