Bạch tật lê - Vị thuốc tăng cường sinh lý & chứng năng tình dục nam giới
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, hoạt chất Protodioscin trong dược liệu bạch tật lê có tác dụng kích thích sản sinh nội tiết nam, giúp tăng cường khả năng cương cứng và tần suất hoạt động tình dục.
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Gai ma vương, Tật lê, Gai sầu, Gai ma vương, Thích tật lê, Gai trống,…
Tên khoa học: Tribulus terrestris
Tên dược: Fructus Tribuli
Họ: Tật lê/ Bá vương (danh pháp khoa học: Zygophyllaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Bạch tật lê là cây thân thảo mọc bò, có thể phát triển thành thảm có chiều rộng đến 1m. Lá kép lông chim, gồm 5 – 7 đôi lá chét, chiều dài mỗi lá khoảng 1cm, mặt lá dưới có nhiều lông trắng.
Hoa nở vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, có màu vàng chanh. Quả có 5 cạnh, nhọn và rất cứng.
Phân bố:
Cây mọc ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, bạch tật lê tập trung ở những vùng ven biển như Bình Thuận, Ninh Thuận,…
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Quả của cây.
Thu hái: Thu hái vào tháng 8 – 9 hằng năm, đào cả cây hoặc cắt lấy phần trên.
Chế biến: Đem phơi khô, sau đó dùng gậy cứng đập và chọn những trái già. Đem phơi khô rồi dùng sống hoặc sao cho cháy gai rồi giã nát.
Bào chế:
+ Bỏ quả vào nồi chõ, đồ trong khoảng 3 giờ đồng hồ, sau đó đem phơi khô. Tiếp tục bỏ vào cối, giã hết gai, tẩm rượu, đồ trong vòng 3 giờ và phơi khô (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
+ Phải sao, giã nát rồi sàng bỏ gai trước khi dùng (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Bảo quản: Nơi khô thoáng.
4. Thành phần hóa học
Bạch tật lê có chứa ancaloit, tinh dầu, tannin, chất béo, natri, flavonoid,…
5. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
+ Hoạt chất Protodioscin trong thảo dược có tác dụng kích thích sinh lý, giúp tăng cường khả năng cương cứng và tần suất hoạt động tình dục.
+ Tác động tăng cường tình dục của thảo dược này thông qua tác dụng lên hệ tuyến yên, từ đó làm tăng nội tiết nam.
Theo y học cổ truyền:
+Tác dụng tán phong, hành huyết, bình can, thắng thấp, chủ trị các chứng phong ngứa, đau đầu, chảy nhiều nước mắt, tắc sữa,…
+Chủ trị nhức đầu, can uất khí trệ, ngứa khắp người, can dương vượng, sưng đỏ mắt, chóng mặt, hông sườn đầy trướng,…
6. Tính vị
Vị đắng, cay, tính ôn. Nếu để sống thì có tính bình.
7. Qui kinh
Qui vào kinh Phế và Can.
8. Liều dùng, cách dùng
Thông thường phải bỏ gai bạch tật lê mới được dùng. Nhưng nếu dùng để chữa phong có thể để cả gai. Mỗi ngày dùng từ 12 – 13g.
Tham khảo thêm: Dây Thìa Canh: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Điều Cần Lưu ý
9. Bài thuốc
- Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Dùng đương quy và tật lê mỗi thứ 12g, đem sắc với 400ml nước, còn lại 200ml. Đem chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc trị đau, ngứa, mờ mắt: Dùng cúc hoa 9g với bạch tật lê 12g, đem sắc với 3 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống sáng và tối.
- Bài thuốc chữa đau mắt: Đem đun sôi tật lê với chén nước, sau đó hứng mắt vào hơi nước để giảm đau.
- Bài thuốc chữa lở ngứa ngoài da: Dùng kinh giới 6g, ý dĩ 3g, tật lê 9g, thổ phục linh 6g, thương nhĩ tử 3g, đem sắc uống.
10. Lưu ý
+Người huyết hư, khí yếu không nên dùng.
Khi sử dụng bạch tật lê, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như yếu liệt hai chi trước, rối loạn vận động, chứng vú to ở nam giới,…
Thông tin về dược liệu bạch tật lê trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể về liều lượng và bài thuốc phù hợp, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ khoa y học cổ truyền. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Cây an xoa – thuốc quý chữa bệnh và cách sử dụng
- Ba kích: Tính vị, Qui kinh, Tác dụng dược lý và Các bài thuốc chữa bệnh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!