Hình ảnh bệnh vảy nến của tất cả các thể (giọt, mủ…)
Hình ảnh bệnh vảy nến ở các dạng sẽ có những đặc điểm nhận diện riêng biệt. Hiện nay, bệnh được chia thành 6 thể chính tương ứng với biểu hiện lâm sàng khác nhau ở mỗi người. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu những thông tin liên quan hình ảnh của các thể để sớm nhận biết và điều trị vảy nến hiệu quả nhất.
Tổng quan về bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một dạng bệnh da liễu mạn tính, khó điều trị dứt điểm và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền và hệ miễn dịch của cơ thể. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn vảy nến. Khi cơ thể người bệnh bị kích thích bởi vi khuẩn, stress, chấn thương,…triệu chứng vảy nến có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Theo nghiên cứu cho thấy, vảy nến gồm có 6 thể chính là thể giọt, mảng, đồng tiền, mủ, khớp và toàn thân. Diễn biến của bệnh có thể kéo dài dai dẳng, thậm chí là đến suốt đời. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp bệnh vảy nến đều ở dạng lành tính, không đe dọa tính mạng.
Người mắc vảy nến sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như bong tróc da, ngứa ngáy, sưng đỏ, sần sùi,…Nếu không kiểm soát tốt, bệnh vảy nến sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng về cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, những tổn thương trên da có thể để lại thâm sẹo, gây mất thẩm mỹ, áp lực tâm lý nhất là đối với chị em phụ nữ.
Mặc dù gây ra nhiều tổn thương trên da, một số trường hợp mụn mủ, chảy dịch nhưng vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm khi tiếp xúc. Do bệnh có mối liên hệ với gen nên chỉ di truyền giữa người thân cùng huyết thống trong gia đình.
Hình ảnh bệnh vảy nến của tất cả các thể
Nhằm giúp bạn đọc có thể nhận biết dễ dàng hơn tình trạng bệnh vảy nến của bản thân hoặc người xung quanh, dưới đây là hình ảnh bệnh vảy nến của tất cả các thể:
Hình ảnh bệnh vảy nến ở thể giọt
Ở dạng này, người bệnh có thể quan sát được trên da xuất hiện những tổn thương nhỏ. Chúng có hình dạng chấm giọt đặc trưng, kích thước trung bình khoảng 1mm đến 2mm mỗi giọt. Màu sắc đỏ tươi bên trong, trên bề mặt vị trí tổn thương có vảy trắng đục, dễ cạo, bong thành nhiều vụn như bụi phấn.
Thông thường, bệnh vảy nến ở thể giọt xuất hiện chủ yếu ở thân trên. Những giọt vảy nến không tụ chung một vị trí mà nổi rải rác. Đối tượng người bệnh thường là trẻ em hoặc người trẻ tuổi. Những triệu chứng ở thể chấm giọt có thể đột ngột xuất hiện, liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn như viêm amidan, viêm tai giữa,…
Hình ảnh bệnh vảy nến ở thể mảng
Vảy nến thể mảng là thể thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc vảy nến từ vài năm trở lên. Chính vì thế, đây có thể nói là dạng vảy nến dai dẳng và kéo dài nhất. Khác với vảy nến thể giọt, ở thể này, người bệnh sẽ bị tổn thương da từng mảng, kích thước lớn.
Theo đó, các mảng da bị tổn thương sẽ có màu đỏ phân biệt rõ rệt về màu sắc với vùng da bình thường. Mỗi mảng có kích thước trung bình từ 5cm cho đến 10cm. Bề mặt vị trí tổn thương nổi cộm, sần sùi là đặc trưng của vảy nến mảng.
Khu vực chịu tác động nhiều nhất thường là những vùng xương cùng, mặt trước ngực, cẳng chân, lưng, đầu gối hoặc khuỷu tay. Trường hợp vảy nến bùng phát ở ngực, diện tích vùng da bị tổn thương sẽ có kích thước lớn hơn những trường hợp vảy nến mảng tại các khu vực khác.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể đồng tiền
Bệnh vảy nến thể đồng tiền là dạng phổ biến, đặc trưng với hình ảnh đốm tròn màu đỏ hoặc hồng xuất hiện trên da. Kích thước mỗi đốm tròn từ 1cm cho đến 4cm, quan sát trên bề mặt chúng sẽ có vảy trắng nhẹ.
Ở thể này, người bệnh có thể đếm được số lượng vảy nến đồng tiền trên da, có thể vài đốm hoặc vài chục đốm, nhưng thường lành tính. Mặc dù thế, việc điều trị bệnh cũng khá khó khăn. Vảy nến dạng đồng tiền tiến triển dai dẳng, là một dạng bệnh da liễu mạn tính “cứng đầu”.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể khớp
Vảy nến thể khớp hay còn được gọi là viêm khớp vảy nến hoặc thấp khớp vảy nến. Đây là một trong các dạng bệnh hiếm gặp nhưng có tính chất nguy hiểm cao. Tổn thương trên da không xuất hiện rộng khắp mà tập trung tại các khớp với màu sắc đỏ đặc trưng. Sờ vào thấy bề mặt nổi cộm như vỏ sò.
Nhận biết bệnh thông qua những bất thường trên da. Bên cạnh đó, người bệnh mắc vảy nến khớp sẽ còn kèm theo triệu chứng tổn thương khớp như sưng, đau,…Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây biến dạng, dính khớp. Thậm chí một số trường hợp bệnh nhân bị biến chứng tổn thương đến nội tạng, dẫn đến tử vong.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể mụn mủ
Vảy nến ở thể mụn mủ không phổ biến. Giống như vảy nến thể khớp, đây là dạng bệnh tương đối hiếm gặp tuy nhiên có mức độ tiến triển nặng nề. Với dạng mụn mủ, vảy nến lại được chia ra hai thể nhỏ là mụn mủ lòng bàn tay/chân và toàn thân. Cụ thể:
- Đối với vảy nến mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân:
Người bệnh trải qua nhiều đợt bệnh với triệu chứng tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân. Lúc này, trên da sẽ xuất hiện nhiều nốt mụn mủ vô khuẩn. Vị trí thường xuất hiện ở mô ngón cái, ngón út.
Đi kèm những tổn thương trên da có thể quan sát bằng mắt thường, người bệnh còn có những triệu chứng khác như nổi hạch ở bẹn, thân nhiệt tăng cao bất thường, chân và tay sưng, phù nề,…Trường hợp hy hữu, bệnh vảy nến ở thể mụn mủ có thể chuyển thành vảy nến toàn thân cấp tính.
- Đối với vảy nến mụn mủ toàn thân:
Vảy nến mụn mủ toàn thân hay còn gọi là zumbusch là dạng bệnh gây tổn thương da trên diện rộng. Người bệnh có thể bị đau đớn trong nhiều giờ. Các nốt mụn mủ sẽ xuất hiện sau đó khô lại sau 2 – 4 ngày.
Người bệnh có thể thấy mụn mủ nổi toàn thân kèm theo đó là cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Một số bệnh nhân bị sốt cao, sụt cân không kiểm soát, người suy nhược, kiệt sức, tăng nhịp tim…Trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Hình ảnh vảy nến thể đỏ da toàn thân
Vảy nến thể đỏ da toàn thân không phổ biến, chỉ có 1% người bệnh rơi vào trường hợp này. Tuy nhiên, đây là dạng bệnh có mức độ nặng nhất trong tất cả các thể vảy nến. Đặc biệt, vảy nến đỏ da toàn thân thường là hệ quả nếu người bệnh không điều trị vảy nến chấm giọt đúng cách.
Những biểu hiện đặc trưng của bệnh có thể quan sát bằng mắt thường thông qua tình trạng đỏ da trên diện rộng. Vùng da bị ảnh hưởng sẽ đỏ tươi, căng và đôi khi rớm dịch. Đặc biệt, người bệnh còn nhận thấy cơ thể như phù nề, ngứa ngáy dữ dội.
Không những thế, vùng tổn thương trên da có nhiều lớp vảy mỡ ướt gây đau rát, nứt nẻ. Hầu như người bệnh mắc vảy nến ở thể này không có vùng da nào không bị tổn thương. Những triệu chứng đi kèm khác có thể kể đến như suy kiệt, rối loạn tiêu hóa, sốt,…Nguy cơ tử vong có thể xảy ra nếu tổn thương trên da bị nhiễm khuẩn.
Hình ảnh bệnh vảy nến ở các thể khác
Ngoài những thể đặc trưng kể trên, một số trường hợp khác người bệnh còn mắc vảy nến ở khu vực da đầu, vảy nến đảo ngược. Cụ thể:
Vảy nến đảo ngược xảy ra chủ yếu ở vùng da có nếp gấp trên cơ thể như mông, rốn, nách,…Vùng da bị tổn thương thường đỏ, ngày càng lan rộng ra bên ngoài, đặc biệt là bề mặt da sẽ ẩm ướt, xuất hiện vết nứt, vảy trắng.
Vảy nến da đầu có thể hình thành ở một vài vị trí trên da dầu hoặc toàn bộ vùng da đầu. Người bệnh thấy vùng da bị bệnh sẽ khô, bong tróc thành nhiều mảng. Da thường khô, cộm, gồ cao hơn các vùng da bình thường. Người bệnh không sớm can thiệp có thể khiến tóc bị hư tổn, rụng, tổn thương da đầu.
Trên đây là những hình ảnh bệnh vảy nến ở tất cả các thể, bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng thông qua nội dung trên, bạn đọc có thể nhận biết được sớm thể bệnh và áp dụng đúng các phương pháp điều trị.
ĐỌC NGAY: Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục
Thể bệnh vảy nến nào là nguy hiểm nhất?
Bệnh vảy nến gây ra nhiều tổn thương trên da, nguy cơ cao để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ. Về cơ bản, bệnh làm cho vùng da bị ảnh hưởng sưng đỏ, bong vảy, ngứa ngáy, đôi khi đau rát khó chịu. Không chỉ gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt, bệnh vảy nến còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe nếu không điều trị và phòng tránh tái phát.
Trong tất cả các thể bệnh, trường hợp nguy hiểm nhất có thể kể đến là vảy nến ở thể đặc biệt. Cụ thể là vảy nến thể mủ, khớp và đỏ da toàn thân. Các tổn thương trên da xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến khớp, xương. Đặc biệt, một số biến chứng ở các thể vảy nến này còn gây hại cho nội tạng, tăng nguy cơ khởi phát các bệnh lý liên quan khiến cơ thể người bệnh suy nhược nghiêm trọng, đe dọa tính mạng nguy hiểm.
Do đó, khi nhận thấy trên da có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên chủ động thăm khám y tế. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán dựa trên các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Tuân thủ theo phác đồ điều trị vảy nến của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống.
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh vảy nến. Điều trị bệnh dựa trên cơ chế kiểm soát triệu chứng, phòng tránh tình trạng bùng phát và lan rộng vảy nến cho người bệnh. Đây là căn bệnh mãn tính và người bệnh phải chấp nhận chung sống với vảy nến cả đời.
Tuy nhiên, hầu như các trường hợp bệnh vảy nến đều lành tính và có thể điều trị kiểm soát bằng nhiều phương pháp. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất. Trong đó:
Điều trị bằng thuốc Tây: Các thuốc với dạng uống, bôi ngoài da được đưa vào điều trị bệnh vảy nến cho hiệu quả nhanh. Người bệnh sớm khắc phục triệu chứng khó chịu, tuy nhiên khả năng gặp phản ứng phụ cũng khá cao. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị bằng thảo dược thiên nhiên: Phù hợp với đối tượng bệnh vảy nến nhẹ. Tốt nhất nên thực hiện theo sự giám sát từ người có chuyên môn. Thảo dược lành tính, ít gây tác dụng phụ nhưng nếu không thực hiện đúng phương pháp có thể khiến vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể sử dụng lá thảo dược nấu nước xông, tắm, uống hoặc chế biến món ăn để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến nhẹ.
Điều trị theo Đông y: Bên cạnh sử dụng tân dược hoặc thảo dược thiên nhiên, một số người bệnh lựa chọn điều trị theo hướng Đông y. Đây cũng là một trong số phương pháp điều trị có độ an toàn cao do các vị thuốc khá lành tính. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý không tự ý kết hợp nhiều bài thuốc, loại thuốc với nhau để tránh tương tác gây hại cho sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã nhận điện được hình ảnh bệnh vảy nến ở các thể. Bệnh có tính chất mãn tính và khả năng tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống nên bạn đọc hãy chủ động phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng thăm khám và can thiệp điều trị sớm để phòng tránh những rủi ro không mong muốn.
TÌM HIỂU THÊM
- 10 đồ uống tốt cho bệnh vảy nến giúp hỗ trợ điều trị
- Các biến chứng vảy nến có thể gặp khi bệnh nặng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!