Vảy nến và hắc lào khác nhau như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh vảy nến và hắc lào đều có triệu chứng chung là da nổi mảng đó, có vảy… Tuy nhiên, hắc lào là hiện tượng da nhiễm nấm, tổn thương trên da sẽ biến mất sau khi được điều trị. Trong khi đó, vảy nến là bệnh mạn tính, có thể khiến bạn sống chung với bệnh cả đời. Nắm bắt triệu chứng sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại bệnh lý trên, từ đó có biện pháp điều trị đúng đắn và phù hợp.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đặc trị các bệnh viêm da hiệu quả tới 90%

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

I. Định nghĩa bệnh vảy nến và hắc lào

Vảy nến và hắc lào là hai tình trạng viêm trên ngoài da có những biểu hiện ban đầu khá giống nhau như tình trạng da khô, ứng đỏ, xuất hiện các mảng da bong tróc khiến nhiều người có thể nhầm lẫn. Tuy nhiên đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác biệt.

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vẩy nến là hiện tượng các tế bào da tăng sinh hơn bình thường, tích tụ thành những vảy bạc, dày trên bề mặt da. Đây là một bệnh lý mạn tính, thường khởi phát khi gặp tác nhân kích thích và hết ngay sau đó. Vẩy nến thường xuất hiện tại các vị trí như khuỷu tay, da đầu, da lưng…

hắc lào và vẩy nến
Da nổi mảng đó, có vảy là những triệu chứng chung thường gặp của bênh hắc lào và vẩy nến.

Bệnh hắc lào là gì?

Hắc lào (hay còn gọi là nấm da) là tình trạng da bị những loại nấm tấn công, gây ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Người bị hắc lào thường xuất hiện các triệu chứng như da phát ban đỏ, phát ban có hình tròn và thường có vảy.

Tùy vào vị trí nấm xuất hiện mà chúng có những tên gọi không giống nhau, chẳng hạn: Nấm da đùi (tinea crusis), nấm móng tay (tinea unguium), nấm da đầu (tinea capitis)… Bệnh có thể lây lan cho người này sang người khá thông qua tiếp xúc.

II. Phân biệt bệnh vảy nến với bệnh hắc lào

Cả bệnh vảy nến và hắc lào đều khiến cho da xuất hiện những mảng vảy đỏ (tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể) kèm theo cảm giác ngứa. Tuy nhiên, hai bệnh lý da liễu trên vẫn có những điểm khác biệt cơ bản. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ:

Vị trí xuất hiện

  • Hắc lào: Khu vực da ẩm ướt như bàn chân, nách, bẹn, háng….
  • Vảy nến: Bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới, da đầu…

Hình dạng thương tổn trên da

  • Hắc lào: Tổn thương do nấm da thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, có đường viền bao quanh khá rõ nét. Các đốm tròn xuất hiện nhiều và chồng lên nhau. Trong lòng đốm tròn hơi trũng xuống, có vảy và màu sậm.
  • Vảy nến: Người bị bệnh vẩy nến trên da thường xuất hiện những mảng đỏ, hồng, có vảy, gồ ghề như đắp một miếng vá lớn.

Kích thước thương tổn trên da

  • Hắc lào: Các đốm tổn thương trên da thường xuất hiện đơn lẻ hoặc chồng lên nhau, đường kính trung bình khoảng 3 cm.
  • Vảy nến: Tổn thương trên da không đồng bộ về kích thước.

Cảm giác

Cả vảy nến và hắc lào đều khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa. Tuy nhiên, người bệnh vẩy nến thường cảm thấy đau, ngứa ran hoặc bỏng… Trong khi đó, cơn ngứa do hắc lào thường dữ dội và khó chịu hơn. Bên cạnh đó, người bị bệnh vảy nến có thể xuất hiện một số biểu hiện toàn thân như sốt, đau cơ, sưng cứng khớp…

Bạn đang gặp những triệu chứng nào?

CHIA SẺ NGAY NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh vảy nến: Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh vẩy nến, chỉ biết rằng bệnh phát sinh do những bất thường trong cơ chế miễn dịch. Cụ thể là những tế bào lympho của cơ thể xem những tế bào khỏe mạnh là yếu tố gây hại và tự động tấn công chúng, gây tổn thương lên da. Một số yếu tố được xác định là có liên quan mật thiết đến bệnh là: di truyền, nhiễm khuẩn, stress kéo dài, dùng thuốc (các loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc corticoid…)
  • Bệnh hắc lào: Nguyên nhân gây bệnh hắc lào là do cơ thể bị nấm dermatophytes gayanene xâm nhập và gây bệnh. Loại nấm này thường sinh sôi và phát triển trong môi trường nóng, ẩm ướt. Người bị thay đổi về hormone hoặc có da dầu (da nhờn) có nguy cơ bị nấm da cao hơn bình thường. Nấm có thể lây lan bằng một số con đường: dùng chung vật dụng cá nhân (chén ăn, quần áo, khăn mặt…) hay thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm nấm.

Mức độ lây lan trên da:

  • Vảy nến: Thường khởi phát tại một vị trí trên da và lan sang vùng da lân cận.
  • Hắc lào: Bệnh thường xuất hiện và nhanh chóng lây lan sang nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Thời gian tồn tại:

  • Hắc lào: Sau 10 – 14 ngày tiếp xúc với yếu tố gây bệnh, triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ rệt trên da.
  • Vảy nến: Bệnh da mạn tính

Khả năng lây nhiễm

  • Hắc lào: Hắc lào có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc với người bệnh.
  • Vảy nến: Bệnh vẩy nến không gây lây nhiễm cho bất kỳ ai tiếp xúc.

Chẩn đoán

  • Hắc lào: Khi đến bệnh viện, bạn sẽ được chỉ định lấy mẫu da nhỏ bị nhiễm nấm. Những mẫu này sẽ được đưa đi phân tích dưới kính hiển vị. Thông thường, kết quả sẽ có trong 30 phút – 1 tiếng làm việc.
  • Vảy nến: Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh vẩy nến bằng cách quan sát da, móng tay, da đầu và lấy sinh thiết da để chẩn đoán phân biệt.

Điều trị

Chính vì nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nên biện pháp chữa trị giữa hai bệnh lý da liễu trên có sự khác biệt cơ bản:

  • Hắc lào: Các bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng kem chống nấm, thuốc chống nấm đường uống. Sau khoảng 2 – 3 tuần điều trị, những thương tổn trên da sẽ nhanh chóng biến mất. Người bị suy giảm chức năng miễn dịch, nấm có thể lây lan và phát triển nhanh và mạnh hơn đối tượng khác. Để tránh tình trạng trên, điều bạn có thể làm đó là tích cực trong việc điều trị.
  • Vảy nến: Bệnh vảy nến là một bệnh lý về da mạn tính. Chính vì chưa xác định rõ nguyên nhân nên bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để. Những biện pháp điều trị hiện nay như dùng kem dưỡng ẩm, kem bôi da chứa Corticoid, liệu pháp ánh sáng chỉ dừng lại ở việc kiểm soát triệu chứng tại chỗ và ngăn bệnh bùng phát nghiêm trọng trên da.

So với hắc lào, bệnh vảy nến thường nghiêm trọng hơn, kéo dài dai dẳng khiến bệnh nhân mệt mỏi và khó chịu. Trong khi đó y học hiện đại chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị căn bệnh này. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu nhằm làm giảm triệu chứng bệnh.

Chính vì thế, hiện nay rất nhiều bệnh nhân đã tìm đến giải pháp Đông y để điều trị vảy nến. Ưu thế của phương pháp Đông y là tuân thủ nguyên lý điều trị từ gốc, không chỉ tập trung làm giảm triệu chứng ngoài da mà còn chú trọng điều dưỡng bên trong cơ thể, nhờ đó mang đến hiệu quả lâu dài hơn và giúp phòng ngừa tái phát vảy nến.

Mặt khác, Đông y sử dụng các bài thuốc có thành phần thảo dược tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe, không gây các tác dụng phụ nguy hiểm.

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Đông y hoàn chỉnh điều trị vảy nến hiệu quả và an toàn

Được nghiên cứu vào bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc, trải qua nhiều năm đưa vào sử dụng trong thực tế, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã chứng minh được hiệu quả vượt trội trong điều trị căn bệnh vảy nến.

Bài thuốc đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 số phát sóng 16/11/2019 lựa chọn giới thiệu trên sóng truyền hình.

>> Xem chi tiết: Phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trên VTV2

Để tạo ra bài thuốc này, các chuyên gia đã dày công sưu tập hơn 20 bài thuốc cổ phương, nổi bật nhất là bài Trợ tạng bì Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Từ đó phân tích, nghiên cứu, học hỏi những giá trị tinh hoa nhất trong phép chữa và cách phối kết hợp vị thuốc. Đồng thời thử nghiệm lâm sàng nhiều lần với hàng trăm loại thảo dược khác nhau, để chọn ra 30 vị thuốc phù hợp và hiệu quả nhất bao gồm: Thanh bì, Bồ công anh, Tang bạch bì, Bạch linh, Đơn đỏ, Sa sâm, Hoàng liên, Đan sâm, Phong phong, Ích nhĩ tử, Thổ phục linh, Hồng hoa, Kim ngân hoa, Đương quy, Mò trắng, Ô liên rô, Trầu không… để đưa vào bài thuốc.

Trải qua quá trình bào chế kỹ lưỡng, có sự ứng dụng những tiến bộ y học, các chuyên gia đã lần đầu tiên tạo ra bài thuốc Nam kết hợp hoàn hảo 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA.

  • Bài thuốc ngâm rửa: Giúp làm sạch vùng bị bệnh, loại bỏ các lớp vảy nến bong tróc một cách nhẹ nhàng, sát khuẩn da, chống nhiễm trùng, khoanh vùng tổn thương, ngăn không cho vảy nến lan rộng sang các vùng da khác.
  • Bài thuốc bôi ngoài da: Sát khuẩn da, chống viêm nhiễm, giảm ngứa, dưỡng ẩm da, giảm tình trạng bong tróc vảy nến, chữa lành các vùng tổn thương, bổ sung dưỡng chất giúp da tái tạo và phục hồi từ lớp biểu bì sâu.
  • Bài thuốc uống: Điều trị bên trong cơ thể, tăng cường giải độc, tiêu viêm, khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây ra tình trạng vảy nến. Đồng thời ổn định cơ địa, hỗ trợ chức năng các tạng can, thận, tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
3 chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
3 chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Bằng việc kết hợp 3 chế phẩm trong một bài thuốc, Thanh bì Dưỡng can thang tạo nên phác đồ điều trị vảy nến hoàn chỉnh nhất, cho hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài. Bài thuốc không chỉ xử lý căn nguyên gây bệnh bên trong, mà còn chấm dứt triệu chứng bệnh bên ngoài da và phục hồi làn da khỏe mạnh.

Theo số liệu thống kê tại Trung tâm Thuốc dân tộc, tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân được điều trị thành công bằng bài thuốc này. Đây là kết quả điều trị rất khả quan với một bài thuốc Đông y.

Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả lên đến 95% ngay liệu trình đầu
Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả lên đến 95% ngay liệu trình đầu

Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh, không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào. Nguồn nguyên liệu để bào chế bài thuốc được thu hái trực tiếp tại các vườn chuyên canh do Trung tâm Thuốc dân tộc gieo trồng và phát triển. Nhờ đó kiểm soát được chất lượng thảo dược đồng đều và nguồn cung ổn định.

Đặc biệt, bài thuốc có tính linh hoạt cao. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh riêng của từng người mà các bác sĩ có thể chủ động gia giảm thành phần vị thuốc cho phù hợp nhất, nhằm đạt hiệu quả điều trị tối đa. Nhờ đó mà Thanh bì Dưỡng can thang cũng có thể sử dụng được cho cả những đối tượng bệnh nhân đặc biệt như trẻ nhỏ, bà bầu và phụ nữ cho con bú.

Với các dạng bào chế tiện dụng, bài thuốc không cần đun sắc mà có thể sử dụng đơn giản, giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian, công sức.

Bệnh vảy nến và hắc lào đều khiến da xuất hiện những vết đỏ, có vảy. Tuy nhiên, hai bệnh lý da liễu trên vẫn có những triệu chứng đi kèm khác tương đối khác biệt, không quá khó khăn trong việc nhận dạng. Nếu như vẫn chưa chắc chắc vấn đề bệnh lý đang mắc phải, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp nhận tư vấn miễn phí:

Bệnh vẩy nến ở tai – Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Rất hiếm khi vẩy nến xuất hiện ở tai nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về cảm xúc và thể chất. Bệnh thường gặp...

8 điều bệnh vẩy nến nên và không nên làm

Cho dù bạn mới điều trị bệnh vẩy nến hay điều trị rất lâu rồi thì việc thay đổi các...

Cách chữa hắc lào bằng kem đánh răng đơn giản, hiệu quả

Cách chữa hắc lào bằng kem đánh răng đang được nhiều người ca tụng là có tác dụng chữa bệnh...

Bệnh hắc lào có lây không, phòng ngừa bằng cách nào?

Bệnh lác đồng tiền có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh lác đồng tiền có lây không, phòng ngừa bằng cách nào là những vấn đề có không ít người...

Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị

Vảy nến ở trẻ em là hiện tượng da bé bị khô, ngứa, xuất hiện những mảng bám trắng do...

Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.