Bị vảy nến mạn tính phải làm sao?

Vảy nến là bệnh mạn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy khi mắc bệnh lý này, bạn cần phối hợp giữa việc dùng thuốc, áp dụng liệu pháp ánh sáng và chăm sóc đúng cách.

Bị vảy nến mạn tính phải làm sao
Bị vảy nến mạn tính phải làm sao ?

Khi bị vảy nến mạn tính phải làm sao?

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, đặc trưng bởi tổn thương da khô, có màu hồng/ đỏ và có các vảy trắng trên bề mặt da. Bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 16 – 22 và kéo dài đến cuối đời. Ở các thể bệnh thông thường (thể đồng tiền, thể mảng,…) vẩy nến thường không gây nguy hiểm mà chỉ ảnh hưởng khu trú ở da.

Tuy nhiên với những thể bệnh nặng (viêm khớp vảy nến, vảy nến mụn mủ,…), triệu chứng của bệnh có thể gây viêm hệ thống và làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Tiến triển của bệnh vảy nến có xu hướng kéo dài và dễ tái phát. Vì vậy khi mắc bệnh lý này, bạn cần có các biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

1. Cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Trong giai đoạn bệnh tấn công (triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh), cần điều trị kịp thời nhằm hạn chế tổn thương da và các triệu chứng đi kèm.

Ở giai đoạn này nếu không tiến hành điều trị, tổn thương da có xu hướng lây lan toàn thân và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Bị vảy nến mạn tính phải làm sao
Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát

Vì vậy bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ xem xét thể bệnh, mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng của cơ thể trước khi chỉ định các biện pháp chữa trị.

Một số loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh vảy nến, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc bôi chứa corticoid
  • Kem làm mềm, dưỡng ẩm và làm dịu da
  • Thuốc dạt sừng và bong vảy da
  • Liệu pháp ánh sáng

2. Hạn chế các tác nhân kích thích

Nguyên nhân gây vảy nến là do di truyền gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6. Gen này có khả năng kích thích hệ miễn dịch sản sinh tế bào lympho T nhằm hoạt hóa và tăng sinh thượng bì da.

Tuy nhiên tế bào lympho T chỉ bị kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Do đó bạn cần hạn chế tối đa các tác nhân sau:

  • Căng thẳng kéo dài
  • Dùng thuốc Lithium
  • Sinh sống trong thời tiết khô và lạnh
  • Da trầy xước hoặc bỏng nặng
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm,…

Khi các tác nhân này được hạn chế, triệu chứng của vảy nến sẽ được kiểm soát và tránh tình trạng bùng phát mạnh.

3. Nâng cao thể trạng bằng chế độ dinh dưỡng

Ở bệnh nhân bị vảy nến, hệ miễn dịch thường có xu hướng rối loạn và kích thích giải phóng tế bào lympho T. Vì vậy để hạn chế tình trạng này, bạn cần nâng cao thể trạng và củng cố hoạt động của hệ miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng.

Bị vảy nến mạn tính phải làm sao
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bệnh vảy nến mạn tính

Các thực phẩm người bị vảy nến nên bổ sung, bao gồm:

  • Thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa như ngũ cốc, cây đinh hương, nho, bưởi, lựu, quả hạch,…
  • Thực phẩm giàu beta-carotene như rau có màu xanh đậm, xoài, đu đủ, cà rốt,…
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm như ngũ cốc nguyên hạt, cá, sò, nghêu, tôm,…
  • Thực phẩm chứa nhiều Omega 3 như cá thu, cá hồi, hạt dướng dương, bơ, hạt mè, hạt lanh,…
  • Thực phẩm giàu folate như đậu lăng, cải bắp, ngũ cốc, giá đỗ, đậu hà lan,…
  • Uống nhiều nước

Bên cạnh đó, bổ sung một số loại thực phẩm không phù hợp cũng có thể tác động tiêu cực đến tiến triển của bệnh. Vì vậy bạn cần hạn chế những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm chứa nhiều đường
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Socola
  • Hạn chế bổ sung thịt đỏ, thay vào đó nên dùng thịt trắng để thay thế

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh nhưng rất nhiều người bệnh không chú ý. Việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp sẽ góp phần kiểm soát hoạt động của hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tái phát.

4. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Tương tự chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển biến của bệnh vảy nến. Để tổn thương da được hạn chế, bạn cần thay đổi một số thói quen thiếu lành mạnh, như:

  • Tránh thức khuya và làm việc hơn 8 giờ đồng hồ: Các thói quen này có khả năng gây căng thẳng thần kinh và khiến triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh.
  • Hạn chế thuốc lá và đồ uống có cồn: Thành phần kích thích trong thuốc lá và rượu bia có thể kích thích phản ứng viêm và khiến triệu chứng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên gãi lên vùng da bị tổn thương: Nhiều người có thói quen gãi mạnh vào vùng da này khi có triệu chứng ngứa. Tuy nhiên điều này có thể khiến da bị tổn thương và có nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tránh mặc quần áo dày, cứng và bó sát: Vì các chất liệu vải dày có thể ma sát và làm trầy xước da.
  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh da có độ pH và kích ứng cao: Hóa chất trong các sản phẩm này có nguy cơ kích thích và làm tổn thương da lan rộng.
  • Hạn chế tắm gội với nước nóng: Nhiệt độ quá cao có thể khiến da đỏ và khô hơn.

Ngoài ra, bạn cần thực hiện các thói quen khoa học có khả năng tác động tích cực đến bệnh như:

  • Tập thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng và giảm căng thẳng thần kinh.
  • Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhằm hạn chế stress và mệt mỏi.
  • Ngủ trước 23 giờ và ngủ từ 7 – 8h/ ngày
  • Nên tắm nắng trong thời gian từ 6 – 8h nhằm biệt hóa các tế bào sừng và hạn chế tổn thương da.
  • Tắm và ngâm mình trong nước ấm nhằm làm dịu và giảm ngứa ngáy.
  • Sử dụng sữa tắm và kem dưỡng da có thành phần dịu nhẹ giúp làm mềm,tránh kích ứng và giảm khó chịu.
  • Có thể chườm lạnh khi triệu chứng ngứa xuất hiện.

5. Chú ý phát hiện sớm các biến chứng

Ở thể viêm khớp vảy nến, đỏ da toàn thân và vảy nến mụn mủ, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Vì vậy người bệnh ở các thể này cần chú ý và phát hiện sớm các biến chứng để được bác sĩ khắc phục và xử lý kịp thời.

Bị vảy nến mạn tính phải làm sao
Cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo để phát hiện sớm biến chứng của bệnh

Các dấu hiệu cảnh báo biến chứng của bệnh vảy nến:

  • Đau và cứng khớp – xảy ra khi vừa thức dậy
  • Bong móng, mất móng, móng đổi màu, lõm,…

Nếu không phát hiện sớm, các biến chứng như biến dạng khớp, tổn thương nội tạng,… có thể phát sinh và gây tử vong.

Mặc dù vảy nến mạn tính không thể chữa trị hoàn toàn nhưng bạn hoàn toàn có thể sống chung với bệnh nếu có các biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp. Tình trạng bi quan có thể dẫn đến căng thẳng thần kinh và khiến bệnh bùng phát mạnh hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

10 lưu ý giúp phòng bệnh vảy nến tái phát

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẩy nến lại khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Để ngăn ngừa và kiểm soát...
Tìm hiểu cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam

6 cách chữa bệnh vảy nến bằng cây thuốc nam quanh nhà

Nếu bị vảy nến, bạn có thể điều trị bằng các loại cây thuốc nam như sâm đại hành, cây...

Hút thuốc lá và những ảnh hưởng tồi tệ đến bệnh vẩy nến

Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Khói...

Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính gây nên một số triệu chứng thường bị nhầm lẫn với một...

Vẩy nến móng tay: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Vảy nến móng tay là một dạng tổn thương của bệnh vẩy nến. Bệnh có thể làm thay đổi màu...

Stress: Một yếu tố khiến bệnh vẩy nến bùng phát nghiêm trọng

Stress có thể kích hoạt các phản ứng làm cho những triệu chứng của bệnh vẩy nến ngày càng trầm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *