Công dụng của trà xanh đối với người bị vảy nến

Thành phần trong lá trà xanh có thể làm giảm quá trình tăng sinh tế bào thượng bì và cải thiện tổn thương da ở bệnh nhân vảy nến. Tuy nhiên tác dụng của thảo dược này không có tính đặc hiệu cao nên chỉ được áp dụng trong giai đoạn duy trì của bệnh.

trà xanh trị bệnh vảy nến
Tìm hiểu công dụng và cách dùng trà xanh trị bệnh vảy nến

Công dụng của trà xanh đối với bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh di truyền, đặc trưng bởi tổn thương da có màu hồng/ đỏ, khô và có vảy trắng như nến. Căn bệnh này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể gây ngứa ngáy và làm giảm tính thẩm mĩ của da.

Đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh lý này. Các phương pháp được thực hiện chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh.

Trong giai đoạn duy trì (tức là giai đoạn triệu chứng của bệnh không bùng phát mạnh), một số bệnh nhân đã tận dụng trà xanh để cải thiện triệu chứng và làm giảm tổn thương da.

Trà xanh đã được khoa học chứng minh về lợi ích đối với bệnh vảy nến, bao gồm:

  • Thành phần caffeine, axit tannic, theocin trong trà xanh có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh tế bào thượng bì. Từ đó làm giảm hiện tượng bong vảy, cứng cộm và dày sừng da. Bên cạnh đó, các thành phần này còn điều chỉnh hoạt động của enzyme caspase 14 nhằm thúc đẩy tái tạo các tế bào tổn thương.
  • Trà xanh còn có khả năng tẩy tế bào chết nhẹ, giúp loại bỏ các vảy trắng do bệnh vẩy nến gây ra.
  • Các polyphenol (chất chống oxy hóa) trong trà xanh khi được hấp thu vào cơ thể sẽ tiêu diệt gốc tự do, điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch và làm giảm căng thẳng thần kinh. Khi các yếu tố này ở mức ổn định, triệu chứng của bệnh vảy nến sẽ ít có cơ hội bùng phát.

Trà xanh là thảo dược thiên nhiên nên có tính dịu nhẹ và an toàn cao. Vì vậy khi sử dụng trà xanh điều trị vảy nến, bạn sẽ hạn chế được các tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên thảo dược này không có tính đặc hiệu cao, vì vậy chỉ nên áp dụng trong giai đoạn duy trì của bệnh. Nếu triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh (giai đoạn tấn công), bạn nên điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu.

Cách dùng trà xanh điều trị bệnh vảy nến

1. Tắm bằng nước trà xanh

Tắm bằng nước trà xanh có tác dụng giảm dày sừng, loại bỏ vảy trắng và cải thiện ngứa ngáy. Ngoài ra, trà xanh còn có khả năng kháng khuẩn, giúp hạn chế tình trạng bội nhiễm ở các vùng da tổn thương.

trà xanh chữa vảy nến
Dùng 1 nắm lá trà xanh nấu nước tắm mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá trà xanh tươi
  • 1 thìa cà phê muối
  • 2 lít nước

Thực hiện:

  • Rửa sạch trà xanh, sau đó vò nhẹ và để vào nồi
  • Cho 2 lít nước vào và đun sôi trong khoảng 15 phút
  • Đổ nước trà xanh vào thau, pha loãng với nước lạnh cho nước có độ ấm vừa phải
  • Thêm muối vào, khuấy đều và tắm như bình thường

Sau khi tắm bằng nước trà xanh, bạn có thể tận dụng lá trà đắp lên da để loại bỏ tế bào chết và giảm ngứa ngáy. Thực hiện cách này mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần/ tuần để hỗ trợ điều trị bệnh.

2. Uống nước trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Vì vậy khi uống nước trà xanh thường xuyên, các gốc tự do trong cơ thể sẽ bị tiêu trừ đáng kể.

Bên cạnh đó, trà xanh còn có khả năng giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân kích thích triệu chứng của bệnh vảy nến bùng phát.

trà xanh chữa vảy nến
Dùng nước trà xanh thường xuyên giúp ổn định hoạt động của hệ miễn dịch

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá trà xanh tươi
  • 2 lít nước

Thực hiện:

  • Đem rửa sạch lá trà xanh, sau đó đun với 2 lít nước
  • Dùng nước trà xanh uống thay nước lọc

Bạn cũng có thể dùng trà xanh khô và hãm lấy nước uống.  Tuy nhiên hàm lượng vitamin và khoáng chất trong trà đã qua chế biến thường thấp hơn lá trà tươi.

Những lưu ý khi dùng trà xanh trị bệnh vảy nến

Trà xanh hiếm khi gây kích ứng da vì hầu hết các thành phần trong thảo dược này đều dịu nhẹ và khá an toàn. Tuy nhiên khi áp dụng cách uống nước trà xanh chữa vảy nến, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng 1 nắm trà xanh và nấu loãng trong 2 lít nước. Dùng quá nhiều trà có thể khiến cơ thể hấp thu lượng caffeine lớn và gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, khó chịu dạ dày, đau đầu, lo lắng,…
  • Thành phần catechin trong trà xanh có thể làm giảm hấp thu sắt từ thực phẩm. Vì vậy người thiếu máu không nên dùng trà xanh mỗi ngày.
  • Trà xanh có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà xanh trong quá trình điều trị.
  • Tránh uống nước trà xanh khi đang đói vì dễ gây ra tình trạng xót và đau dạ dày.

Trên thực tế, ít có trường hợp gặp phải các tác dụng phụ của trà xanh. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro phát sinh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện cách chữa bệnh vảy nến từ thảo dược này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm...

Cách kiểm soát bệnh vẩy nến trong mùa đông hoặc thời tiết lạnh

Mùa đông là thời điểm thuận lợi để bệnh vẩy nến bùng phát. Tuy không có biện pháp nào điều...

Mẹo chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt là một trong những phương pháp điều trị theo dân gian vừa lành...

Bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?

Bệnh vảy nến là một căn bệnh tự miễn, phát sinh đồng thời với những triệu chứng khó chịu như...

Vẩy nến và béo phì: Tìm hiểu mối liên hệ giữa chúng

Bạn có biết rằng bệnh vẩy nến có liên quan chặt chẽ đến cân nặng của bạn. Theo thống kê...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *