Cây hạ khô thảo: Tên khoa học, Thành phần hóa học & Tác dụng dược lý

Cây hạ khô thảo còn được gọi là Mạch hạ khô, thuộc họ Hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiaceae). Loại cây này được trồng làm dược liệu và được ứng dụng vào các bài thuốc trị huyết áp cao, tràng nhạc, khó tiểu,…

tác dụng cây thuốc hạ khô thảo
Cây hạ khô thảo còn được gọi là Mạch hạ khô, thuộc họ Hoa môi

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Yến diện, Thiết tuyến hạ khô, Nãi đông, Tịch cú, Mạch tuệ hạ khô thảo, Mạch hạ khô, Bổng trụ đầu hoa, Thiết sắc thảo,…

Tên khoa học: Prunella vulgaris

Họ: Hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiaceae)

Phân nhóm: Hạ khô thảo nam, hạ khô thảo bắc

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Hạ khô thảo là cây thân thảo, sống dai, thân có hình vuông, màu hơi tím đỏ. Lá mọc đối xứng, hình mác dài hoặc hình trứng, mép nguyên, đôi khi hơi có răng cưa. Thân và lá có thể được phủ lông nhỏ.

hạ khô thảo mát gan
Hoa hạ khô thảo mọc thành cụm, mọc ở đầu cành, mỗi cụm có từ 5 – 6 hoa

Hoa mọc thành cụm, mọc ở đầu cành, mỗi cụm có từ 5 – 6 hoa. Cánh hoa có màu tím, hình môi, gồm có 2 nhị dài, 2 nhị ngắn. Quả của cây hạ khô thảo nhỏ và cứng.

Phân bố:

Cây hạ khô thảo thường mọc ở những nước Âu, Á có những vùng núi cao ôn đới như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước Châu Âu,… Tuy nhiên mọc nhiều nhất ở các tỉnh của Trung Quốc như Hà Nam, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy,…

Ở nước ta, cây hạ khô thảo mọc chủ yếu ở Hà Giang, Sapa và Tam Đảo.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Cụm hoa và quả của cây hạ khô thảo thường được dùng làm thuốc. Một số người còn sử dụng cả phần thân và lá.

Thu hái: Thu hái vào mùa hạ.

Chế biến: Đem phơi hoặc sấy khô. Cây hạ khô thảo sau khi đã qua chế biến có chùy hơi dẹp, dài khoảng 1.5 – 8cm, đường kính rộng từ 0.8 – 1.5cm, có màu nâu hoặc nâu đỏ. Dược liệu hạ khô thảo nhẹ, có mùi thơm, vị nhạt và giòn.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Hạ khô thảo có chứa tinh dầu, muối vô cơ, alkaloid tan trong nước, cyanidingglucosid, chất béo, tannin,. Trong đó tinh dầu có chứa khoảng 50% d-camphor, alcol fenchylic, a- và D- fenchon, acid ursolic, denphinidin,…

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng giảm huyết áp: Sử dụng thuốc sắc có chứa hạ khô thảo trên động vật nhận thấy huyết áp giảm rõ rệt. Toàn cây hạ khô thảo đều có tác dụng này, tuy nhiên hoa là bộ phận có tác dụng rõ nhất (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng chống viêm: Tiêm dịch từ hạ khô hảo vào xoang bụng chuột con nhận thấy tác dụng chống viêm rõ rệt (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng ức chế vi khuẩn: Dùng thuốc sắc từ cây hạ khô thảo có thể ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đại trường, khuẩn cầu chùm, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn lao.
  • Tác dụng lợi tiểu, tăng hô hấp: Thí nghiệm thực hiện lấy các muối vô cơ trong nước sắc từ cây hạ khô thảo, đem tiêm vào tĩnh mạch thỏ nhận thấy huyết áp giảm rõ rệt, lợi tiểu, hô hấp tăng lên (theo Hòa hán dược dụng thực vật).
  • Các chất tan trong hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết và làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân cao huyết áp (theo báo Y học Liên Xô kỳ 6 năm thứ bảy, 1951 và Y dược học quyển số 4 kỳ 6, 1951).

+Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Tiêu ứ sáng mắt, giải trừ nhiệt độc ở tử cung và âm hộ, thanh can hỏa, chữa loa dịch, tán uất kết.
  • Chủ trị: Nhức đầu, bướu cổ, tuyến vú tăng sinh, huyết áp cao, mắt đỏ sưng đau, chóng mặt, tràng nhạc, nhọt vú sưng viêm.

6. Tính vị

Hạ khô thảo có vị cay, đắng, tính hàn, không độc.

7. Qui kinh

Qui vào hai kinh Can, Đởm.

8. Liều dùng, cách dùng

Dùng hạ khô thảo ở dạng thuốc sắc, có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với các dược liệu khác. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 8 – 16g.

9. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ hạ khô thảo được sử dụng phổ biến:

giá hạ khô thảo
Hạ khô thảo được ứng dụng vào bài thuốc chữa tràng nhạc, huyết áp cao,…
  • Bài thuốc chữa xích bạch đới: Dùng hạ khô thảo tán nhỏ. Mỗi lần dùng 8g với nước cơm.
  • Bài thuốc thông tiểu tiện: Dùng hạ khô thảo 8g, cam thảo 1g, hương phụ tử 2g sắc với 600ml nước còn lại 200ml. Đem chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc chữa tràng nhạc mã đao: Dùng hạ khô thảo 200g đun cho đặc, uống trước khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ. Hoặc có thể dùng hạ khô thảo, bối mẫu, hương phụ, viễn chí đun lấy nước uống.
  • Bài thuốc chữa tràng nhạc: Dùng hạ khô thảo 8g và cam thảo 2g đem sắc với 600ml còn lại 200ml. Chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc chữa vết bầm, vết thương: Dùng hạ khô thảo giã và đắp vào vết thương.
  • Bài thuốc trị cao huyết áp: Dùng hạ khô thảo 5 – 15g đem sắc uống. Hoặc dùng hạ khô thảo, hạt muồng ngủ sao, bồ công anh mỗi thứ 20g, lá mã đề, cúc hoa mỗi thứ 12g đem sắc uống. Hoặc dùng hạ khô thảo 30g, đậu đen 50g, đường trắng 20g. Lấy nước sắc từ hạ khô thảo đem ninh với đậu đen cho nhừ, chia thành vài lần và ăn hết trong ngày.

10. Kiêng kỵ

Người Tỳ Vị hư yếu không nên dùng hạ khô thảo (theo Trung Dược Học).

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử hạ khô thảo để chữa trị các vấn đề sức khỏe.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút