Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước: Cách phân biệt, chữa trị

Trong các bệnh ngoài da, bệnh tổ đỉa và ghẻ nước là hai bệnh lý thường gặp. Do đặc trưng của hai bệnh lý này là các mụn nước li ti kèm theo biểu hiện ngứa ngáy dữ dội nên khiến bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách, tạo điều kiện thuận lợi cho các triệu chứng lan rộng. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng, cách phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước. Đồng thời hướng dẫn cách điều trị hiệu quả.

Cách phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước, phương pháp chữa trị
Tìm hiểu cách phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước, phương pháp chữa trị

Tình trạng á sừng được cải thiện rõ rệt sau khi dùng thuốc
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp 3579 bệnh nhân thoát khỏi các bệnh viêm da mãn tính trong đó có tổ đỉa. Với hiệu quả, tính an toàn bài thuốc được VTV2 đưa tin đánh giá cao.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa còn có tên gọi khác là chàm tổ đỉa, được xác định là một thể đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh thể hiện cho một loại viêm da mãn tính. Đặc trưng của bệnh lý này là sự hình thành và phát triển các nốt mụn nước sâu, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khu trú ở bàn tay và lòng bàn chân.

Bệnh tổ đỉa dễ tái phát, tiến triển dai dẳng khiến bệnh nhân khó chịu, gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Đồng thời gây mất thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống và tinh thần.

Dựa vào những tổn thương lâm sàng và đặc điểm nhận biết, bệnh tổ đỉa được chia thành 4 thể. Bao gồm:

  • Thể giản đơn: Thể giản đơn là thể đặc trưng và phổ biến nhất của bệnh.
  • Thể bọng nước: Ở thể bọng nước, các bọng nước to có kích thước bằng hạt ngô có thể hình thành ở bàn tay và lòng bàn chân. Thể bệnh này xuất hiện là do phản ứng dị ứng với hóa chất.
  • Thể nhiễm khuẩn: Những tổn thương ở thể nhiễm khuẩn tương tự như thế giản đơn như . Tuy nhiên vùng da bị tổn thương xuất hiện thêm mụn mủ do bội nhiễm.
  • Thể khô: Ở thể khô, người mắc bệnh tổ đỉa thường không có mụn nước khi trú. Tuy nhiên vùng da tổn thương có dấu hiệu đỏ, khô, tróc vảy và đau rát. Vào mùa xuân, Những triệu chứng này thường nghiêm trọng hơn.
Đặc trưng của bệnh tổ đỉa là sự hình thành và phát triển các nốt mụn nước sâu, kèm theo cảm giác ngứa ngáy
Đặc trưng của bệnh tổ đỉa là sự hình thành và phát triển các nốt mụn nước sâu, kèm theo cảm giác ngứa ngáy

Bệnh ghẻ nước là gì?

Bệnh ghẻ nước (bệnh ghẻ) xảy ra khi da tiếp xúc với Sarcoptes scabiei hominis – một loại ký sinh trùng. Đặc trưng của bệnh gồm sự hình thành và phát triển của các nốt mụn nước trên vùng da tiếp xúc với ký sinh trùng kèm theo dấu hiệu ngứa ngáy nghiêm trọng. Bệnh có thể xảy ra ở vùng kín, các kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Thông thường cảm giác ngứa ngáy sẽ nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Nguyên nhân là do vào ban đêm ghẻ cái sẽ di chuyển ra khỏi hang và tìm ghẹ đực và thực hiện giao phối. Khi di chuyển, các dây thần kinh dưới bề mặt da sẽ bị kích thích, cùng với đó lượng độc tố được tiết ra từ con ghẻ dẫn đến ngứa ngáy.

Những nốt mụn nước do bệnh ghẻ nước gây ra mọc nông và rải rác trên bề mặt da
Những nốt mụn nước do bệnh ghẻ nước gây ra mọc nông và rải rác trên bề mặt da

Cách phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Để phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước, bạn cần phân biệt nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng đặc trưng, tổn thương thực thể, mức độ nguy hiểm, khả năng lây lan và nhiều vấn đề khác. Cụ thể:

1. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và ghẻ nước gồm:

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Đối với bệnh tổ đỉa, nguyên nhân cụ thể khiến bệnh xảy ra và tiến triển vẫn chưa được phát hiện. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu học tin rằng, căn bệnh này có liên quan đến sự rối loạn chức năng thần kinh và nội tạng, yếu tố di truyền.

Ngoài ra bệnh tổ đỉa có thể bùng phát mạnh mẽ do sự tác động của một số yếu tố sau:

  • Dị ứng thuốc
  • Dị ứng hóa chất
  • Cơ thể nhiễm trùng do liên cầu và một loại vi khuẩn đường ruột có tên Proteus
  • Suy giảm thể chất và căng thẳng tinh thần
  • Bệnh lý: Bệnh gan, bệnh thận, các bệnh dị ứng, bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa có liên quan đến yếu tố di truyền
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa có liên quan đến sự rối loạn chức năng thần kinh và nội tạng, yếu tố di truyền

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis là nguyên nhân khiến bệnh ghẻ nước xuất hiện và tiến triển theo chiều hướng xấu. Loại ký sinh trùng này còn có tên gọi khác là mạt ngứa hoặc bọ ve, có chiều dài khoảng 0,3 đến 0,5 mm. Khi bám trên da người, Sarcoptes scabiei hominis sẽ nhanh chóng đào hang và đẻ trứng. Ngoài da, loại ký sinh trùng này có thể tồn tại ở khắp mọi nơi, không thể dùng mắt thường để kiểm tra chúng.

Sau khi đào hang và đẻ trứng, số lượng Sarcoptes scabiei hominis tăng nhanh. Chúng di chuyển trên bề mặt da và thải ra các chất độc hại khiến vùng da này có dấu hiệu bị kích ứng. Cuối cùng phát sinh triệu chứng nổi mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngày nghiêm trọng.

Không giống bệnh tổ đỉa, nguy cơ phát sinh bệnh ghẻ nước không do yếu tố di truyền, chức năng thần kinh hay nội tạng. Bệnh xảy ra và tiến triển ở những người có thói quen vệ sinh cá nhân kém, sinh sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, chật chội, ô nhiễm và đông đúc. Ngoài ra thời tiết lạnh, mùa mưa bão, ngập lụt sẽ tạo điều thuận lợi giúp ký sinh trùng nhanh chóng gây bệnh và phát triển.

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis là nguyên nhân khiến bệnh ghẻ nước xuất hiện
Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis là nguyên nhân khiến bệnh ghẻ nước xuất hiện

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Nổi mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy là đặc trưng của bệnh tổ đỉa và ghẻ nước. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt hai bệnh lý này dựa trên những đặc điểm cụ thể sau:

Bệnh tổ đỉaBệnh ghẻ nước
Triệu chứng
Nổi mụn nước
  • Ở bệnh tổ đỉa, các mụn nước có kích thước nhỏ, khoảng 1 – 2mmm.
  • Những nốt mụn nước mọc rải rác hoặc mọc tập trung và tạo thành từng cụm lớn.
  • Mụn nước mọc sâu trong cấu trúc da, mụn nước khó vỡ do trên bề mặt mụn được bao phủ bởi một lớp da dày cứng.
  • Mặc dù khó vỡ nhưng mụn nước phát sinh từ bệnh tổ đỉa có thể tự tiêu sau vài tuần.
  • Sau khoảng thời gian tự tiêu của các nốt mụn nước, những tổn thương trên bề mặt da sẽ xuất hiện, đặc trưng là các lớp dày sừng màu vàng. Khi những lớp dày sừng màu vàng bong tróc, nền da phía trong sẽ bóng nhẵn, có màu hồng và viền vằn vện.
  • Ở bệnh ghẻ nước, các mụn nước có hình tròn kèm theo các rãnh ghẻ có chiều dài từ 2 – 4mm. Nguyên nhân làm phát sinh rãnh ghẻ là do ghẻ cái đẻ trứng và đào hang.
  • Những nốt mụn nước do bệnh ghẻ nước gây ra mọc nông trên bề mặt da. Mọc rải rác trên vùng da bệnh và thường lây lan rất nhanh.
  • Mụn nước dễ vỡ. Đặc biệt là khi dùng tay ma sát hoặc cào mạnh. Ngoài ra mụn nước cũng có thể vỡ do ma sát với quần áo.
  • Nếu mọc ở bộ phận sinh dục nam, mụn nước to, có kích thước trung bình khoảng bằng hạt đậu tương, kèm theo biểu hiện ngứa ngáy nghiêm trọng. Mụn nước có màu đỏ nhạt.
Ngứa ngáy
  • Những tổn thương xuất hiện do bệnh tổ đỉa thường kèm theo biểu hiện ngứa ngáy dữ dội.
  • Tình trạng ngứa ngáy dữ dội khiến các tổn thương thứ phát dễ phát sinh. Cụ thể như cào gãi, ma sát mạnh dẫn đến mưng mủ, hạch sưng, có quầng thâm viêm đỏ, sốt…
  • Bệnh nhân bị ghẻ nước thường xuyên đối mặt với những cơn ngứa ngáy dữ dội. Cơn ngứa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi con ghẻ hoạt động mạnh vào ban đêm.
  • Trong trường hợp gãi nhiều, cơn ngứa có thể nhanh chóng lây lan sang nhiều bộ phận khác của cơ thể. Đôi khi gãi nhiều làm cái ghẻ rơi ra và bám vào giường ghế, chăn chiếu. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan cho người khác.
Triệu chứng khác
  • Rãnh ghẻ: Nhiều rãnh ghẻ sẽ xuất hiện trên bề mặt da. Chiều dài của rãnh ghẻ dao động trong khoảng 2 – 4mm. Rãnh ghẻ xuất hiện trên da là do những con ghẻ cái đẻ trứng tạo thành hoặc đào hang.
Phạm vi  
  • Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường khu trú ở lòng bàn chân và lòng bàn tay. Ngoài ra các triệu chứng của bệnh cũng có thể khởi phát và tiến triển ở đầu ngón tay, dưới ngón tay, mặt mu bàn chân (ít gặp), ngón chân. Hầu hết các trường hợp đều không có phạm vi phát sinh triệu chứng vượt quá cổ chân và cổ tay.
  • Mụn nước phát sinh do bệnh ghẻ nước có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên mụn nước thường tập trung ở phần đùi trong, bộ phận sinh dục, các kẽ ngón tay và chân và thắt lưng.
  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi, triệu chứng của bệnh có thể lan ra toàn thân.
Thời gian khởi phát
  • Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường xảy ra và tiến triển theo từng đợt. Các triệu chứng có xu hướng nặng nề hơn vào mùa xuân hè dần dần thuyên giảm vào mùa đông.
  • Những triệu chứng của bệnh ghẻ nước bùng phát mạnh khi thời tiết chuyển lạnh, mưa bão, ngập lụt.
  • Ngoài ra bệnh cũng có khả năng tiến triển khi người bệnh giữ thói quen vệ sinh kém, sinh sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh.

 

3. Mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan của bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Mức độ nguy hiểm  và khả năng lây lan của bệnh tổ đỉa và ghẻ nước như sau:

Bệnh tổ đỉaBệnh ghẻ nước
Mức độ nguy hiểm
Bệnh tổ đỉa là một bệnh viêm da mạn tính. Tuy nhiên tổ đỉa cùng các triệu chứng của bệnh hầu như không có khả năng gây nguy hiểm, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và không đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Những tổn thương da do bệnh tổ đỉa gây ra thường tái phát nhiều lần, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, các hoạt động sinh hoạt thường ngày và hiệu quả làm việc của bệnh nhân.

Đối với những trường hợp gãi nhiều gây tổn thương da hoặc chăm sóc vùng da bệnh không đúng cách, bệnh nhân có thể đối mặt với một số triệu chứng gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Biến dạng móng
  • Mất thẩm mỹ, gây tâm lý tự ti.
Bệnh ghẻ nước nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây nhiễm trùng da. Nguyên nhân là do hoạt động gãi ngứa khiến mụn nước vỡ, tạo điều kiện cho nấm và các loại vi khuẩn xâm nhập.

Nhiễm trùng do bệnh ghẻ nước xảy ra lâu ngày có thể dẫn đến lở loét.

Đối với trường hợp tái phát nhiều lần, ghẻ nước có thể gây chàm hóa da. Đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận cấp sau nhiễm trùng.

Khả năng lây lan
Bệnh tổ đỉa không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên ở những trường hợp mắc bệnh tổ đỉa do nhiễm vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng, bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc vật lý.

 

Bệnh ghẻ nước là bệnh truyền nhiễm. Các triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng lan rộng từ vùng da này đến vùng da khác.

Ngoài ra bệnh có thể lây lan từ người bệnh sang người lành theo hai con đường:

  • Lây trực tiếp: Bệnh ghẻ nước lây lan trực tiếp thông qua các hành động, cử chỉ thân mật như ôm, hôn, nắm tay, quan hệ tình dục, tắm rửa chung…
  • Lây gián tiếp: Bệnh ghẻ nước lây gián tiếp từ người này sang người khác thông qua thói quen ngủ chung giường, sử dụng chung vật dụng cá nhân như mặc chung quần áo, khăn tắm, khăn lau mặt…

Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Để điều trị bệnh tổ đỉa và ghẻ nước, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn chữa bệnh với các phương pháp điều trị sau:

1. Điều trị bệnh tổ đỉa

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát, bệnh tổ đỉa và các triệu chứng của bệnh có thể khỏi sau khoảng 3 đến 4 tuần vệ sinh vùng da bệnh và áp dụng các biện pháp chăm sóc tích cực mà không cần phải sử dụng thuốc điều trị toàn thân hay bôi ngoài. Cụ thể:

Mẹo dân gian tại nhà

  • Muối biển: Hòa tan một ít muối biểu trong 1 lít nước ấm. Thực hiện ngâm rửa tay chân với nước ấm để giảm ngứa, chống viêm, sát trùng và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da.
  • Lá trầu không: Rửa sạch và vò nhẹ lá trầu không. Đun sôi lá trầu không trong 1,5 lít nước sạch trong 5 phút. Để nguội bớt hoặc thêm nước lạnh. Dùng nước này để ngâm tay, chân trong 15 phút. Dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa có tác dụng giảm ngứa, sát trùng, phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Tỏi: Hoạt chất tallicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Bóc vỏ, rửa sạch và nghiền nát một củ tỏi tươi. Ép lấy nước cốt tỏi, hòa với 100ml nước. Thoa nước tỏi lên vùng da bị tổn thương. Sau 10 phút dùng nước ấm vệ sinh lại vùng da bệnh.
Sử dụng thuốc bôi điều trị bệnh tổ đỉa
Sử dụng thuốc bôi điều trị bệnh tổ đỉa

Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 tuần chăm sóc, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc uống, thuốc bôi ngoài ra và một số phương pháp khác để kiểm soát bệnh lý. Đồng thời phòng ngừa bệnh lây lan và gây biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm, lở loét…

Thuốc Tây điều trị tại chỗ

  • Điều trị tại chỗ: Dùng liệu pháp ánh sáng hoặc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài như dung dịch tím methyl 1%, Milian, dung dịch bạc nitrat 0.5%, thuốc mỡ corticoid, thuốc bôi chống nấm, thuốc corticoid kết hợp với thuốc kháng sinh, thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus…
  • Điều trị toàn thân: Sử dụng các loại thuốc uống như thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine, thuốc chống nấm (Griseofulvin), thuốc uống chứa corticoid…

Điều trị tổ đỉa AN TOÀN – HIỆU QUẢ bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, tổ đỉa do nhiệt tà, độc tà, phong và thấp gây nên. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động khí huyết, khiến da bàn tay bàn chân không được nuôi dưỡng và phát sinh mụn nước, khô ráp, bong tróc, nứt nẻ.

Do vậy, cơ chế điều trị tổ đỉa của Đông y là tập trung thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp, trừ tà, điều hoà khí huyết trong cơ thể, triệt tiêu mọi triệu chứng bên ngoài. 

Một trong những giải pháp Y học cổ truyền được đông đảo bệnh nhân đánh giá cao, báo chí truyền hình lựa chọn đưa tin là bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc sở hữu công thức đặc biệt, bảng thành phần theo TỶ LỆ VÀNG, đem đến bước ĐỘT PHÁ trong đẩy lùi tổ đỉa bằng YHCT.

Thanh bì Dưỡng can thang nhanh chóng loại bỏ mụn nước, ngứa ngáy, xử lý tổ đỉa TỪ GỐC, NGĂN TÁI PHÁT

Sở hữu nền tảng vững chắc về Y học cổ truyền, đội ngũ các bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã đi đến hoàn thiện Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc là sự kết tinh trọn vẹn giá trị Y học bản địa và Y học cổ truyền qua hàng chục bài thuốc cổ phương. Trong đó, cốt thuốc chữa viêm da của dân tộc Tày và bài Trợ Tạng Bì của Hải Thượng Lãn Ông được lựa chọn là nền tảng.

Trải qua hành trình dài “đãi cát tìm vàng” của đội ngũ chuyên gia, dưới sự trợ giúp của Y học hiện đại, Thanh bì Dưỡng can thang được gia giảm, làm mới. Từ đây, bài thuốc có sự hoàn thiện về thành phần và công thức, đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời, cho hiệu quả xử lý chuyên sâu mọi thể viêm da, trong đó có tổ đỉa.

Mời bạn xem thêm ký sự hoàn thiện bài thuốc qua video bên dưới:

Bài thuốc được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đưa tin giới thiệu là “Giải pháp Y học cổ truyền bền vững trong xử lý bệnh viêm da”. Chương trình được phát sóng ngày 16/11/2019, phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14 quý độc giả có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY hoặc xem qua video bên dưới:

Thanh bì Dưỡng can thang được xem là bài thuốc chữa viêm da trứ danh của Trung tâm Thuốc dân tộc với những ưu điểm sau:

Công thức phối chế “3 trong 1” cho hiệu quả chuyên sâu

Tuân thủ nguyên tắc “Nội ẩm – Ngoại đồ” của Y học cổ truyền, bài thuốc được phối chế theo công thức “3 trong 1” với chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA. Từ đây, Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu TÁC ĐỘNG KÉP, đẩy lùi bệnh từ trong ra ngoài, phục hồi da nhanh chóng.

  • Làm XẸP MỤN NƯỚC, loại bỏ cơn ngứa ngáy, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh.
  • Sát khuẩn, KHOANH VÙNG TỔN THƯƠNG, ngăn chặn bội nhiễm sau khi mụn nước vỡ.
  • Loại bỏ vùng da bong tróc, khô ráp do mụn nước để lại, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới, phục hồi làn da toàn diện.
  • Củng cố sức đề kháng của cơ thể, nâng cao chức năng miễn dịch làn da, ngăn tổ đỉa tái phát.

ĐỪNG BỎ LỠ: Bài thuốc Nam “đệ nhất” đánh bay tổ đỉa từ gốc và ngăn chặn tái phát hiệu quả

Quy tụ 30 vị thuốc Nam theo TỶ LỆ VÀNG

Tự chủ nguồn dược liệu với hệ thống vườn thuốc Nam rộng 100ha tại khắp các tỉnh thành, Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 30 vị thuốc có tính SÁT KHUẨN – CHỐNG NGỨA – TÁI TẠO DA tốt bậc nhất. Nổi bật nhất là thanh bì, bạch linh, quế chi, kim ngân, bồ công anh, ích nhĩ tử, mò trắng…

Đặc biệt, 100% dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO, đáp ứng tiêu chí 3 KHÔNG: KHÔNG tác dụng phụ – KHÔNG gây nhờn thuốc – KHÔNG phụ thuộc thuốc.

Trung tâm Thuốc dân tộc luôn chủ động tự cung tự cấp nguồn thảo dược sạch đạt chuẩn GACP - WHO
Trung tâm Thuốc dân tộc luôn chủ động tự cung tự cấp nguồn thảo dược sạch đạt chuẩn GACP – WHO

Hiệu quả sau liệu trình đầu, NGĂN TÁI PHÁT

Từng bước loại bỏ tổ đỉa theo cơ chế GIẢI ĐỘC – KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA, Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả đẩy lùi tổ đỉa lên đến 95%, hạn chế tái phát sau thời gian dài ngưng sử dụng thuốc. 

Hiệu quả trị tổ đỉa của bài thuốc phát huy ngay liệu trình đầu
Hiệu quả trị tổ đỉa của bài thuốc phát huy ngay liệu trình đầu

Một trong những bệnh nhân tổ đỉa điển hình đã được chữa lành nhờ Thanh bì Dưỡng can thang là Anh Tô Duy Linh (TP. HCM). Anh cho biết: “Cách đây hơn 2 năm mình bị tổ đỉa rất nặng, mụn nước nổi khắp tay chân. Do chủ quan nên mình tự mua thuốc bôi corticoid về dùng, kết quả là bị tác dụng phụ nổi ban khắp người.

May mắn biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc, mình tới thăm khám và được kê đơn điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Sau 2 tháng điều trị tích cực mình đã khỏi  hẳn các triệu chứng bệnh tổ đỉa. Đến nay mình chưa từng bị tái phát lại lần nào”.

[Người thật việc thật]: Chuyển hướng điều trị, chàng trai khỏi tổ đỉa nhờ Thanh bì dưỡng can thang

Anh Duy Linh khi đến thăm khám tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Anh Duy Linh khi đến thăm khám tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Ngoài anh Linh, rất đông bệnh nhân cũng đã tin tưởng lựa chọn Thanh bì Dưỡng can thang và cho những phản hồi tích cực:

ĐÃ KIỂM CHỨNG: Hiệu quả trị tổ đỉa của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang dưới góc nhìn chuyên gia và người bệnh

2. Điều trị bệnh ghẻ nước

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị ghẻ ngứa tại nhà. Bao gồm:

  • Nước muối ấm: Để cải thiện cảm giác ngứa ngáy do bệnh ghẻ nước gây ra, người bệnh có thể hòa tan muối trong nước ấm, sau đó sử dụng nước này để tắm và vệ sinh vùng da bệnh. Ngoài tác dụng giảm ngứa, việc tắm với nước muối ấm còn giúp người bệnh chống viêm nhẹ, kháng khuẩn và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Lá đào: Rửa sạch và vò nát một nắm lá đào tươi. Đun sôi lá đào cùng 1 lít nước sạch. Thêm nước lạnh vào nước lá đào để cải thiện nhiệt độ. Dùng nước này để ngâm và rửa vùng da đang bị  tổn thương. Nước lá đào có tác dụng kiểm soát bệnh ghẻ nước, giảm viêm, giảm ngứa và kháng khuẩn.
  • Lá cúc tần: Dùng lá cúc tần sạch nấu lấy nước tắm, dùng xác lá chà lên vùng da bị tổn thương. Hàm lượng tanin trong lá cúc tần có tác dụng kích thích quá trình làm lành tổn thương, se niêm mạc. Ngoài ra loại lá này còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
  • Nha đam: Cách dùng nha đam chữa bệnh ghẻ nước có tác dụng làm mát vùng da bệnh, xoa dịu cơn ngứa, kích thích làm lành tổn thương và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Để điều trị bệnh ghẻ nước, bạn cần rửa sạch một nhánh nha đam, loại vỏ vỏ. Cạo lấy phần gel nha đam đắp lên vùng da bị tổn thương sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da này. Sau 10 phút, dùng nước mát để rửa lại vùng da bệnh. Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Đối với những trường hợp nặng, tổn thương da lan rộng, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc điều trị sau khi đã tiến hành thăm khám và chẩn đoán.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh ghẻ nước:

  • Kem Permethrin 5%
  • Benzyl Benzoate 33%
  • Thuốc D.E.P
  • Lindane 1%
  • Kem Eurax
  • Thuốc uống Ivermectin
  • Thuốc kháng histamine
  • Viên uống bổ sung vitamin C, vitamin B1.
Sử dụng thuốc uống điều trị bệnh ghẻ
Ở những trường hợp nặng, có tổn thương da lan rộng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc uống điều trị bệnh ghẻ

Biện pháp phòng ngừa bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Để phòng ngừa phát sinh bệnh tổ đỉa và bệnh ghẻ nước, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản sau:

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và nơi làm việc. Đặc biệt bạn nên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà, trong phòng ngủ. Cụ thể như giường, chiếu, chăn, ga, gối, nệm…
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Đối với bệnh ghẻ nước, bạn cần tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ẩm thấp. Đối với bệnh tổ đỉa, bạn nên giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, các dị nguyên…
  • Duy trì thói quen sinh hoạt phù hợp, tăng cường vận động, chơi thể thao và luyện tập mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, đảm bảo các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Từ đó phòng ngừa vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây bệnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường bổ sinh thực phẩm giàu vitamin, omega-3, khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng. Đồng thời bảo vệ cơ thể, phòng ngừa các bệnh lây nhiễm phát sinh.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp phòng ngừa bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Như vậy thông qua những thông tin trong bài viết, người bệnh có thể nắm rõ, phân biệt được bệnh tổ đỉa và bệnh ghẻ nước. Từ đó có những biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Mặc dù tổ đỉa và ghẻ nước có nhiều điểm khác nhau (nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, khả năng lây lan…) nhưng cả hai bệnh lý này đều rất dễ tái phát và có khả năng gây biến chứng. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh để tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Trong nhân gian, lá trầu không thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có...

Hướng dẫn các cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, ở tay tại nhà

Với trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, bạn có thể thực hiện các cách chữa bệnh tổ đỉa ở...

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa – coi chừng bạn đang mắc phải

Bệnh tổ đỉa (hay còn được gọi là chàm tổ đỉa) là một dạng của eczema với đặc trưng cơ...

Cây ráy thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp

Dùng củ ráy chữa tổ đỉa – còn nhiều người chưa biết

Cây ráy là một loại cây dại mọc hoang ở khắp các vùng nông thôn Việt Nam, mặc dù nó...

Bài thuốc Nam “đệ nhất” đánh bay tổ đỉa từ gốc và ngăn chặn tái phát hiệu quả

Tổ đỉa là căn bệnh ngoài da gây nên những triệu chứng vô cùng khó chịu, khiến bệnh nhân gặp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.