Bệnh tổ đỉa có di truyền sang đời sau không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa không lây lan nhưng có tính di truyền qua các thế hệ. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để điều trị, tránh “nuôi bệnh” để bệnh trở thành mãn tính.

Bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ngứa rát, bong tróc da.
Bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ngứa rát, bong tróc da.

Tổng quan về bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh ngoài da, thường xuất hiện ở những bệnh nhân trong độ tuổi từ 20 – 40. Bệnh tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm (Eczema), do đó có thể gọi bệnh tổ đỉa là chàm tổ đỉa (Eczema tổ đỉa).

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Khác với bệnh chàm thông thường, tổ đỉa chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Triệu chứng của bệnh tổ đỉa bao gồm:

  • Da tay, da chân ngứa ngáy khó chịu;
  • Xuất hiện các mụn nước màu trắng (kích thước từ 1 – 2mm) trong lớp thượng bì;
  • Mụn nước không tự vỡ, càng gãi càng gia tăng;
  • Các mụn nước thường tự khô, xẹp xuống;
  • Các mụn nước khi khô sẽ đổi màu thành màu vàng rơm, bong vảy, xuất hiện da non.

Bệnh tổ đỉa xảy ra theo từng đợt, có thể tái phát nhiều lần. Có nhiều trường hợp không cần điều trị, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh sẽ trở thành bệnh mãn tính, dai dẳng nếu người bệnh không chăm sóc và điều trị cẩn thận.

Bệnh tổ đỉa có di truyền không?

Muốn lý giải được vấn đề di truyền của của bệnh tổ đỉa, ta cần phải đi từ nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa được các chuyên gia da liễu nhận đình là có vô số. Tuy nhiên, có thể nhóm chúng thành 2 nguyên nhân chính sau đây:

  • Nguyên nhân khách quan: do người bị bị dị ứng với môi trường bên ngoài như thời tiết nóng bức, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất bẩn, dị ứng thuốc men, thức ăn,…
  • Nguyên nhân chủ quan: phát sinh từ trong chính cơ thể của người bệnh. Do người bệnh bị rối loạn thần kinh giao cảm, tuyến mồ hôi gặp trục trặc tiết quá nhiều, bệnh nấm kẽ vốn có ở da dẫn đến bệnh tổ đỉa,…

Bệnh tổ đỉa không lây lan từ người bệnh sang người lành. Tuy nhiên, bệnh có tính di truyền. Nếu bạn có có người thân thế hệ trước mắc bệnh tổ đỉa, rất có thể, bạn cũng sẽ bị mắc bệnh do nguyên nhân rối loạn thần kinh giao cảm.

Người bệnh tổ đỉa do di truyền có thể sẽ phát bệnh khi thời tiết môi trường thay đổi, tiếp xúc với hóa chất hoặc bệnh sẽ diễn ra theo đợt.

Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến cho da dẻ trông mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nếu chăm sóc không tốt, để da bị nhiễm trùng, bệnh sẽ nặng hơn, sẽ phát sinh những biến chứng da liễu khác.

Bệnh tổ đỉa có sự di truyền giữa các thế hệ. Người bệnh thường bị rối loạn thần kinh giao cảm, từ đó dẫn đến bệnh tổ đỉa.
Bệnh tổ đỉa có sự di truyền giữa các thế hệ. Người bệnh thường bị rối loạn thần kinh giao cảm, từ đó dẫn đến bệnh tổ đỉa.

Làm sao để phòng tránh bệnh tổ đỉa?

Đối với trường hợp bệnh nhân di truyền, bệnh nhân không thể nào ngăn chặn được bệnh. Tuy nhiên để hạn chế bệnh tái phát nhiều lần gây khó chịu hoặc trở thành bệnh mãn tính, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Đối với người khỏe mạnh, chúng ta cần phải ý thức phòng chống bệnh. Không nên để đến khi phát bệnh mới bắt đầu điều trị. Với y học, phòng bệnh quan trọng hơn là chữa bệnh.

Để phòng bệnh tổ đỉa, chúng ta cần chú ý và thực hiện tốt những điều sau:

  • Tắm gội hàng ngày, giữ gìn vệ sinh cơ thể;
  • Cần vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với khói bụi, bụi bẩn, chất hóa học,…
  • Cần thận trọng khi sử dụng các loại dầu gội, xà phòng, nước hoa,… Chúng có thể sẽ gây dị ứng cho da, gây nên bệnh tổ đỉa;
  • Chọn loại xà phòng, dầu gội an toàn cho da, không bị kích ứng;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày để giữ cơ thể thanh lọc, loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể;
  • Giữ gìn vệ sinh quần áo, găng tay, tất vớ, giường nằm,… Thường xuyên giặt giũ và không sử dụng khi quần áo, găng tất,… đã bẩn;
  • Thận trọng khi tiêu thụ những loại thức ăn dễ gây dị ứng như cá biển, hải sản, thịt bò, thịt gà,…
  • Nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
  • Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, làn da như rau xanh, cà rốt, cà chua, rau củ tươi,… Hạn chế tiêu thụ rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, thức ăn chiên xào, thức ăn cay nóng,…
  • Khi thấy da có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, mọi người cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị ngay.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, phương pháp điều trị,… thay thế cho chuyên gia y tế.

ĐỪNG BỎ LỠ

Những thực phẩm hàng đầu dễ gây dị ứng bạn nên biết

Tình trạng dị ứng thực phẩm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Nếu bản thân...

Cách dùng lá muồng trâu trị chàm, lác theo kinh nghiệm dân gian

Chàm, lác là bệnh da liễu phổ biến, có xu hướng mạn tính, thường xuyên tái đi phát lại. Để...

11 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

Nhiễm trùng da do vi khuẩn là loại nhiễm trùng phổ biến nhất. Tác nhân gây ra loại nhiễm trùng...

sữa rửa mặt cho người bị viêm da cơ địa

Hướng dẫn chọn sữa rửa mặt cho người bị viêm da cơ địa

Nắm được cách chọn sữa rửa mặt cho người bị viêm da cơ địa sẽ giúp bạn thuận tiện hơn...

Tìm hiểu về bệnh viêm nang lông do tắm bồn nước nóng và cách điều trị

Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng: Cách phòng và điều trị

Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng là tình trạng nang lông và các vùng da xung quanh bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.