2 Triệu chứng của bệnh tổ đỉa không thể xem thường
Chàm tổ đỉa là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng người có liên quan dị ứng hoặc rối loạn về da. Ngứa và nổi mụn nước trên lòng bàn tay, bàn chân là triệu chứng đặc trưng ở hầu hết những người bị bệnh tổ đỉa, thường kéo dài khoảng 2 – 4 tuần, tự khỏi hoặc khỏi nhờ điều trị.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa (Dyshidrosis) còn được gọi là chàm tổ đỉa là bệnh lý viêm da có xu hướng mạn tính với đặc trưng mụn nước và ngứa ngáy, biểu hiện đỏ da ít khi gặp. Không giống nhiều bệnh lý da liễu khác, các triệu chứng chàm tổ đĩa xuất hiện chủ yếu tại lòng bàn tay, bàn chân hoặc phần rìa các ngón. Bệnh thường phổ biến ở đối tượng từ 20 – 40 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ở nam nữ là ngang nhau.
Bệnh tổ đỉa có liên quan đến tình trạng rối loạn viêm da (như viêm da cơ địa) hay dị ứng (sốt cỏ khô), nguyên nhân gây bệnh cụ thể vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, căng thẳng, tiếp xúc với kim loại nặng hay đất cát, nước bẩn, dị ứng (với thực phẩm, mỹ phẩm…), người có làn da nhạy cảm, da tay & da chân thường xuyên ẩm ướt… được xem là những yếu tố nguy cơ làm bùng phát bệnh hoặc khiến triệu chứng bệnh tổ đỉa ngày càng nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng của bệnh tổ đĩa
Mụn nước và ngứa tại lòng bàn tay, bàn chân, mé bên của ngón tay và ngón chân (hiếm khi xuất hiện hoặc vượt quá mé cổ chân, cổ tay) là những tổn thương đặc trưng của người bị bệnh tổ đỉa. Triêu chứng ngứa và mụn nước thường kéo dài trong khoảng 2 – 4 tuần cho đến khi lành bệnh hoặc tái phát. Chúng có đặc điểm như sau:
- Mụn nước có có kích thướt từ 1 – 2 mm, có màu vàng ngà hoặc trắng đục, thường tập trung thành đám, ăn sâu vào lớp thượng bị nên khá căng cứng và không dễ bị vỡ. Chúng có thể gây đau, gây ngứa hoặc không gây triệu chứng gì cả.
- Khi gãi, mụn nước sẽ vỡ, giải phóng dịch vàng (huyết thanh) tích lũy bên dưới tế bào bị kích thích khiến cho bề mặt da căng cứng, khô, đóng vảy và nứt. Nứt da gây đau đớn và mất thẩm mỹ, cần từ vài tuần đến vài tháng mới có thể khắc phục được.
- Trong nhiều trường hợp, bóng nước xuất hiện ở rìa ngón tay, lòng bàn tay có thể khiến cho hạch bạch huyết bị sưng. Lúc này, người bệnh có cảm giác xuất hiện hạch ở nách và ngứa rang vùng cẳng tay.
- Cùng với sự hình thành – phát triển – vỡ đi của mụn nước, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa da tại vị trí thương tổn.
Bạn có thể bắt gặp những triệu chứng khác không được liệt kê trong bài viết. Liên hệ với chuyên gia để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Phân biệt bệnh tổ đỉa và chàm
Cả chàm và bệnh tổ đỉa (một thể của chàm) đều gây ngứa, khi gãi sẽ khiến da bị bong tróc và gây vỡ mụn nước. Bệnh tiến triển dai dẳng, tái đi phát lại theo chu kỳ (dân gian gọi là tuần trăng), kéo dài nhiều tháng, gây nhiều trở ngại cho công việc và sinh hoạt.
Tuy nhiên khác với bệnh chàm (eczema) có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên da, mụn nước và ngứa do tổ đỉa chỉ xuất hiện tại lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng rìa mép ngón tay ngón chân. Ngoài ra, mụn nước do bệnh tổ đỉa thường sâu, to, căng cứng và khó vỡ hơn so với mụn nước của các thể khác trong eczema.
Nên làm gì khi bị bệnh tổ đỉa?
Khi bị viêm tổ đĩa, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Bị chàm tổ đỉa khi nào cần gặp bác sĩ?
Các bệnh da liễu có biểu hiện tương đối giống nhau. Việc tự ý điều trị khi chưa xác định rõ nguyên nhân có thể khiến cho tổn thương trên da chuyển biến nghiêm trọng hơn. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp xác định chính xác bệnh và có biện pháp ngăn chặn. Do đó, khi nhận thấy da có biểu hiện bất thường, liên hệ với chuyên gia để được tư vấn điều trị phù hợp.
Cách chăm sóc sức khỏe và điều trị khi bị viêm tổ đĩa
Dùng thuốc điều trị bệnh viêm tổ đỉa
Khi bị viêm tổ đỉa, bạn có thể được chỉ định Benadryl hoặc một số thuốc kháng Histamine để giảm ngứa. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được tư vấn điều trị bằng những thuốc như sau:
- Thuốc mỡ bôi da như Vaseline.
- Kem bôi da giảm viêm, dưỡng ẩm như Eucerin, Lubriderm.
- Dầu khoáng
- Thuốc mỡ corticosteroid như prednisone.
Trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định biện pháp mạnh hơn như:
- Thuốc Steroid
- Liêu pháp ánh sáng tia cực tím.
- Thuốc mỡ ức chế miễn dịch: tacrolimus (Protopic®), pimecrolimus (Elidel®).
- Tiêm botulinum toxin.
Chăm sóc sức khỏe & cải thiện lối sống khi bị viêm tổ đỉa
Triệu chứng của bệnh viêm tổ đĩa có thể được kiểm soát nếu bạn áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe và cải thiện lối sống như sau:
- Không làm xước hoặc vỡ mụn nước, hạn chế tiếp xúc vùng da bị bệnh với nước để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
- Không dùng mũ phẩm hoặc các sản phẩm gây kích ứng da (xà phòng, nước rửa chén, nước tẩy rửa…) trong thời gian phát bệnh.
- Có thể dùng bông gạc sau khi bôi thuốc để giảm bớt sự khó chịu cho ngứa da.
- Chườm ấm, lạnh để giảm ngứa hoặc cảm giác khó chịu trên da khi bị bệnh tổ đỉa.
- Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để cân bằng độ ẩm trong da, ngăn ngừa ngứa ngáy do khô da.
- Bổ sung vitamin A , chất khoáng vào trong khẩu phần ăn uống hằng ngày.
Bài viết vừa cung cấp thông tin về triệu chứng bệnh tổ đỉa. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện những biểu hiện như trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và tích cực chăm sóc, điều trị bằng phương pháp phù hợp để khắc phục triệu chứng, tránh bội nhiễm và ngăn ngừa bệnh tái phát sau này.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh Chàm Tổ Đỉa: Dễ Mắc, Hay Tái Phát Cần Điều Trị Sớm
- Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước: Cách phân biệt, chữa trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!