Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Gout

Tiến triển của Gout phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của người bệnh. Vì vậy bạn cần thiết lập kế hoạch chăm sóc để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý này.

chăm sóc bệnh nhân bị gout
Người bị Gout nên có chế độ chăm sóc riêng biệt

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Gout

Gout là bệnh viêm khớp mãn tính chưa thể điều trị dứt điểm. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nặng nề và làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Mặc dù có mức độ nguy hiểm cao nhưng tiến triển của Gout chậm và có thể kiểm soát được nếu có chế độ chăm sóc hợp lý.

Bệnh Gout chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập. Bạn cần điều chỉnh những thói quen thiếu lành mạnh để ngăn chặn tiến triển bệnh và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, tác động đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Bệnh Gout là một trong những vấn đề sức khỏe chịu sự chi phối từ yếu tố này. Vì vậy, để cải thiện bệnh bạn cần thay đổi và điều chỉnh lại thực đơn ăn uống.

#Nên:

Nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh gout hình thành là do nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, khiến hiện tượng kết tinh muối urat xuất hiện tại khớp. Bằng cách tận dụng những thực phẩm xung quanh, bạn có thể hỗ trợ chức năng của thận, thúc đẩy quá trình đào thải axit uric qua đường niệu. Nhóm thực phẩm bệnh nhân Gout nên bổ sung, bao gồm:

  • Rau xanh: là nhóm thực phẩm lành mạnh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung hằng ngày. Rau xanh chứa nhiều nước và chất xơ giúp thanh lọc và điều hòa cơ thể, đồng thời cân bằng độ pH trong thận giúp thận tăng cường loại bỏ các thành phần axit qua đường bài tiết.
chăm sóc bệnh nhân bị gout
Rau xanh là nhóm thực phẩm bệnh nhân Gout nên bổ sung
  • Trái cây: tương tự như rau xanh, trái cây cũng là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân gout nên bổ sung. Trái cây chứa nguồn vitamin và axit amin đa dạng. Vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và giải tỏa căng thẳng. Còn axit amin có tác dụng tăng cường quá trình chuyển hóa, sửa chữa những tổn thương ở tế bào thận và đảm bảo chức năng bài tiết của cơ quan này.
  • Sữa bò: cung cấp nguồn khoáng chất và năng lượng dồi dào, giúp khung xương chắc khỏe và linh hoạt. Sữa bò có chứa purin nhưng có hàm lượng thấp, hoàn toàn không ảnh hưởng tiêu cực đến Gout.
  • Nước: bệnh nhân Gout nên bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình bài tiết, thanh lọc cơ thể và điều hòa nội môi.

Những thực phẩm này phải được chế biến đúng cách để đảm bảo dưỡng chất không biến đổi và gây hại cho sức khỏe. Bạn nên chế biến món ăn ít dầu mỡ, hạn chế nướng và thực hiện các món chứa nhiều gia vị.

#Không nên:

  • Thịt: là nguồn cung cấp đạm và sắt cho cơ thể nhưng với bệnh nhân Gout, thịt là nguyên nhân làm gia tăng axit uric hàng đầu. Đây là nhóm thực phẩm mà bạn phải tuyệt đối kiêng cử trong thời gian điều trị.
  • Hải sản: tương tự như thịt, hải sản cũng là nhóm thực phẩm chứa nhiều purin khiến cơ thể tăng quá trình sản sinh axit uric. Cơn đau và các triệu chứng có xu hướng tăng mạnh nếu người bệnh không kiêng cử nhóm thực phẩm này.
chăm sóc bệnh nhân bị gout
Hải sản là nguyên nhân khiến axit uric trong máu tăng cao, làm phát sinh cơn đau ở bệnh Gout
  • Thực phẩm đóng hộp: nhóm thực phẩm này thường chứa chất bảo quản và có nhiều gia vị. Khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được đào thải qua đường bài tiết, vì vậy chúng vô tình cản trở quá trình thanh lọc axit uric của thận, khiến nồng độ thành phần này có xu hướng tăng cao.
  • Nước ngọt có gas: chứa nhiều đường, phẩm màu làm gia tăng áp lực lên thận khiến hoạt động bài tiết của thận bị cản trở. Ngoài ra, sử dụng nước ngọt làm độ pH trong thận thay đổi, tế bào thận và khả năng hoạt động của cơ quan này bị ảnh hưởng và gián đoạn.
  • Bia rượu: bia rượu và những đồ uống có cồn khi được hấp thu sẽ sản sinh axit lactic. Axit này cạnh tranh với axit uric khiến quá trình đào thải axit uric bị giới hạn.

Bạn phải tuyệt đối phải tuân thủ những nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo hiệu quả của các phương pháp điều trị Gout.

Xem thêm: Người bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Ngoài chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng có những tác động đến tiến triển của bệnh. Bạn cần điều chỉnh những thói quen thiếu lành mạnh để cải thiện Gout.

chăm sóc bệnh nhân bị gout
Bệnh nhân Gout nên thay đổi những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh

#Nên:

  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giải tỏa căng thẳng và áp lực, duy trì tinh thần thoải mái và lạc quan.
  • Hạn chế thói quen thức khuya, nên ngủ trước 23 giờ.
  • Giấc ngủ nên kéo dài từ khoảng 7 – 8 giờ.
  • Duy trì cân nặng vừa phải.

#Không nên:

  • Thức khuya và ngủ không đủ giấc.
  • Làm việc quá 8 giờ/ ngày khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược.
  • Sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.
  • Vận động và mang vác nặng.

Chế độ sinh hoạt không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đào thải axit uric. Tuy nhiên duy trì những thói quen lành mạnh sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tránh suy nhược, mệt mỏi và đảm bảo khả năng hoạt động của thận.

3. Thiết lập chế độ luyện tập

Luyện tập là yếu tố cần thiết trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị Gout. Bệnh lý này tác động đến hệ xương khớp nên bạn cần luyện tập để cải thiện khả năng vận động và kiểm soát mức độ ảnh hưởng của bệnh.

Với người bị Gout, những môn thể thao có cường độ nhẹ nhàng là lựa chọn tốt nhất vì lúc này xương khớp đang chịu những tổn thương nhất định. Yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,… là những bộ môn người mắc bệnh Gout nên tập luyện thường xuyên.

chăm sóc bệnh nhân bị gout
Yoga là bộ môn phù hợp với bệnh nhân Gout

Dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để luyện tập, bạn sẽ nhận thấy tình trạng sức khỏe được cải thiện, cơn đau và các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Gout là cách hỗ trợ điều trị bệnh lý bên cạnh các phương pháp được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu đang sử dụng thuốc, bạn nên hỏi bác sĩ về các thực phẩm có thể tương tác với thuốc nhằm hạn chế tối đa tình trạng này. Trong suốt quá trình điều trị, nếu cơ thể phát sinh bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn khắc phục.

Chữa bệnh Gout bằng thuốc đông y cổ truyền

Cách chữa bệnh gout bằng thuốc đông y cổ truyền chú trọng vào việc khắc phục nguyên nhân gây bệnh,...

người bị Gout nên ăn gì

Người bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Đối với bệnh Gout thì chế độ ăn uống được chứng minh là có một vai trò quan trọng trong...

làm giảm axit uric trong máu

Những cách làm giảm lượng Axit Uric trong máu cho người bị Gout

Gout là bệnh viêm khớp mãn tính gây ra các triệu chứng nặng nề. Cách duy nhất để kiểm soát...

Bệnh gút có nên uống nước cam không, bao nhiêu là đủ?

Nước cam là loại đồ uống giải khát ngon miệng, đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng. Loại đồ...

Bị bệnh gút có ăn được măng không, măng nhiều purin?

Mặc dù măng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *