Hướng dẫn cách chữa Gout bằng bấm huyệt
Bấm huyệt là một liệu pháp điều trị bệnh Gout khá hiệu quả và an toàn. Đây là một liệu pháp rất cổ xưa nhằm kích thích các huyệt đạo bên trong cơ thể để giảm các cơn đau do Gout mang lại.
Mặc dù ít khi bấm huyệt mang lại tác dụng phụ và phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh vẫn nên tham khảo một số thông tin cơ bản về liệu pháp điều trị này.
Bấm huyệt là gì?
Bấm huyệt là một liệu pháp điều trị cổ xưa của y học Trung Quốc dựa trên các nguyên tắc tương tự như châm cứu. Về cơ bản, trên cơ thể con người có đến 2000 huyệt vị chảy khắp các kinh tuyến có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan.
Khi bị chấn thương hoặc bệnh tật, khí huyết trong cơ thể sẽ mất cân bằng. Do đó, bấm huyệt là cách để tác động lên vùng bị ảnh hưởng để giải phóng các cơ và tăng lưu lượng máu đến các cơ quan bị tổn thương.
Tuy nhiên, bấm huyệt chỉ là một trong vô số biện pháp tự nhiên được áp dụng để điều trị bệnh Gout. Và tất nhiên, bấm huyệt không thể điều trị hết các cả các đối tượng bệnh Gout. Vì vậy người bệnh nên trang bị thông tin cơ bản nhất về phương pháp để có cách điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.
Lợi ích bấm huyệt đối với bệnh Gout
Bấm huyệt giúp người bệnh Gout giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, bấm huyệt cũng có thể:
- Tăng lượng máu lưu thông
- Hạn chế, làm giảm căng thẳng
- Giúp cơ thể thư giãn sâu
- Cân bằng và bảo vệ sức khỏe của người bệnh
Một số công dụng khác của bấm huyệt có thể không được đề cập trong bài viết này. Nếu người bệnh hoặc bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin vui lòng liên hệ bác sĩ vật lý trị liệu hoặc người có chuyên môn về bấm huyệt, xoa bóp.
Phương pháp bấm huyệt chữa bệnh Gout
Bấm huyệt được thực hiện bằng cách ấn nhẹ nhàng vào một điếm cụ thể bằng ngón tay cái hoặc các đốt ngón tay. Áp lực thường được áp dụng trong 15 đến 30 giây.
Bạn có thể nhận biết các huyệt vị đã được kích hoạt hay chưa bằng cách cảm thấy một cú giật nhẹ ở các nơi tiếp xúc. Ngay sau đó là cảm giác ngứa ran hoặc tê liệt nhẹ. Đây được xem làm phản ứng bình thường khi bấm huyệt chữa bệnh Gout.
Một số huyệt vị có tác dụng điều trị bệnh Gout như sau:
1. Huyệt Dương Lăng Tuyền
Để tìm vị trí của huyệt Dương Lăng Tuyền, người bệnh cần phải ngồi im và dùng tay để sờ nắn khắp bắp chân của mình. Huyệt Dương Lăng Tuyền nằm ở phía dưới đầu gối, tại chỗ lõm, phía ngoài đầu xương mác.
Cách bấm huyệt Dương Lăng Tuyền điều trị bệnh Gout:
- Mỗi ngày bấm huyệt 1 đến 2 lần. Mỗi lần bấm từ 1 đến 3 phút.
- Thời gian thực hiện từ 10 đến 15 ngày liên tục.
- Người bệnh sử dụng ngón tay giữa và ngón tay trỏ xoa lên huyệt Dương Lăng Tuyền theo chiều kim đồng hồ. Nên xoa bóp huyệt ở cả hai chân để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng:
- Điều trị viêm khớp gối, chấn phong, cân bằng kinh mạch, đau lưng đùi, đau dây thần kinh liên sườn, túi mật viêm, chóng mặt hoa mắt, liệt nửa người.
- Ngoài ra, tác động lên huyệt này cũng có thể chữa được bệnh đau sườn ngực, đau hai bên mạn sườn, viêm khớp, đau nhức do gout mang lại.
2. Huyệt Độc Tỵ
Huyệt này nằm ở chỗ lõm dưới xương bánh chè, trên xương ống bên ngoài đường gân lớn ở đầu gối. Huyệt có hình dạng trông giống như cái mũi của con trâu nên được gọi là Độc Tỵ.
- Cách bấm huyệt chữa bệnh Gout: Dùng hai đầu ngón tay trỏ và ngón giữa cùng lúc day và ấn huyệt Độc Tỵ khoảng 3 đến 5 giây, trong 5 đến 10 phút. Mỗi ngày thực hiện bấm huyệt 2 – 3 lần.
- Tác dụng: Chủ trị sơ phong, điều trị viêm khớp gối, các bệnh lý liên quan đến tổ chức phần mềm ở gối.
3. Huyệt Ủy Trung
Huyệt này nằm ở ngay giữa đường chỉ ngăn nếp nhượng chân. Tác động lên huyệt này có thể giúp cơ thể thanh huyết, tiết nhiệt, thông lạc và khu phong thấp.
- Cách bấm huyệt chữa bệnh Gout: Dùng đầu ngón tay cái để day và ấn huyệt trong 1 đến 2 phút. Lặp lại nhiều lần trong khoảng đến 10 phút. Mỗi ngày ấn huyệt 1 đến 2 lần.
- Tác dụng: Điều trị viêm khớp gối, co bắp chân, hỗ trợ giảm đau vùng lưng, thắt lưng, đau thần kinh tọa, liệt chi dưới.
4. Huyệt Côn Lôn
Huyệt Côn Lôn nằm ở trên mắt cá chân ngoài khoảng 2 cm. Người bệnh có thể tìm huyệt này bằng cách sờ giao điểm bờ ngoài gót chân đến mắt cá chân. Huyệt là chỗ lõm xuống giữa khe gân, trước gân gót sau và ở sau đầu xương chầy.
- Cách bấm huyệt: Day và bấm huyệt bằng ngón tay trỏ và ngón giữa liên tục trong 5 đến 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần. Áp dụng liên tục trong 1 đến 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh Gout thuyên giảm hẳn.
- Tác dụng: Điều trị hóa thấp, bổ thận, trị các bệnh liên quan đến khớp mắt cá chân, đau thần kinh tọa, đau lưng, liệt chi dưới và đau phần mô mềm xung quanh mắt cá chân.
Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt điều trị bệnh Gout
Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp hạn chế các cơn đau và giúp thư giãn tinh thần hiệu quả. Tuy nhiên, bấm huyệt sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. Do đó, trước khi bấm huyệt người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Người bệnh tim, hay tăng huyết áp, gãy xương hoặc có tổn thương về xương khớp không nên bấm huyệt chữa bệnh Gout.
- Không thực hiện bấm huyệt khi bạn vừa mới trải qua tổn thương, phẫu thuật.
- Không bấm huyệt khi quá đói hoặc khi quá no. Sau khi uống rượu, bia, thức uống có cồn cũng nên tránh việc bấm huyệt điều trị bệnh.
- Phụ nữ mang thai không nên thực hiện bấm huyệt, vì nó có thể tạo ra áp lực làm bé khó chịu.
Tốt nhất trước khi bấm huyệt chữa bênh Gout, người bệnh nên chọn bác sĩ hoặc chuyên gia về bấm huyệt trị liệu để thực hiện các động tác. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế hướng dẫn hoặc lời khuyên của chuyên gia hoặc nhân viên y tế. Nếu người bệnh và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Ăn nhiều đạm bị gout – Vậy ăn bao nhiêu đủ, ăn gì thay?
- Hướng dẫn chi tiết cách làm giảm nhanh cơn đau Gout kịp thời
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!