Phương pháp điều trị nhiễm trùng hạt tophi

Nhiễm trùng hạt tophi là tình trạng nguy hiểm xuất hiện trong giai đoạn bệnh gút mãn tính. Tình trạng này xuất hiện thường do người bệnh thụ động trong việc điều trị và không tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

nhiễm trùng hạt tophi
Nhiễm khuẩn hạt tophi là tình trạng nguy hiểm xuất hiện trong giai đoạn bệnh gút mãn tính

Tình trạng nhiễm trùng hạt tophi

Hạt tophi là hệ quả do nồng độ axit uric tăng cao trong thời gian dài. Hạt tophi hình thành trong giai đoạn gút mãn tính và thường xuất hiện ở khớp ngón tay và ngón chân.

Đây là những vị trí phải cọ xát và va chạm nhiều nên hạt tophi có thể chịu những tác động cơ học. Lâu ngày dẫn đến hiện tượng lở loét, vỡ hạt tophi và chảy dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng cũng có thể do hạt tophi phát triển về kích thước và kéo căng phần da ở khớp khiến da bị rách và nhiễm trùng.

Mầm vi khuẩn gây nhiễm trùng hạt tophi phần lớn do tụ cầu vàng – staphylococcus aureus (chiếm 75%). E.coli 12.5% và klebsiella pneumonia 12.5%.

Bạn có thể quan sát bằng mắt thường ở các khớp nhiễm trùng hạt tophi sẽ nhận thấy những triệu chứng đặc trưng. Tại hạt tophi, dịch màu trắng đục hoặc vàng đục chảy ra, có mùi hoặc không mùi. Ngoài những triệu chứng tại khớp, bạn có thể nhận thấy những triệu chứng khác như: người sốt, lạnh run, hơi thở có mùi, lưỡi bẩn và môi bong tróc,…

Xem thêm: Trước khi mổ hạt tophi cần phải biết những điều này

Điều trị nhiễm trùng hạt tophi tại khớp

Để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh sẽ thực hiện cấy máu, cấy dịch từ hạt tophi, nhuộm gram,… và những xét nghiệm cần thiết để xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng.

1.Dùng thuốc kháng sinh

Khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn

Bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh cho trường hợp này, kháng sinh được chọn là nhóm nhạy cảm với tụ cầu vàng và liên cầu.

Cephalosporin thế hệ III, sử dụng Ceftriaxon 1 – 2 g/ ngày hoặc Cefotaxim 3g/ ngày. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng cùng với kháng sinh nhóm aminoglycoside, gồm có Gentamycin 3 mg/kg/ ngày hoặc amikacin 15mg/kg/ngày.

Việc lựa chọn kháng sinh khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn dựa vào kinh nghiệm và mức độ kháng thuốc của toàn thể cộng đồng, lứa tuổi và các yếu tố khác.

Trường hợp soi tươi phát hiện cầu khuẩn gram dương

Sử dụng Oxacillin với hàm lượng tối đa 8 g/ngày hoặc sử dụng clindamycin 2,4g/ngày. Nếu tại cộng đồng hay bệnh viện nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng kháng kháng sinh dùng vancomycin truyền tĩnh mạch, không quá 2g/ngày.

Trường hợp cấy máu, dịch vỡ hạt tô phi dương tính

Điều trị theo kháng sinh đồ – là phương pháp xác định loại kháng sinh còn nhạy với vi khuẩn gây bệnh. Hoặc người bệnh có thể duy trì liều dùng kháng sinh như ban đầu nếu nhận thấy những dấu hiệu tốt.

điều trị nhiễm trùng hạt tophi
Kháng sinh là nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng hạt tophi

#Nhiễm khuẩn tụ vàng:

Trong trường hợp nhạy cảm với kháng sinh:

  • Oxacillin: dùng 8g/ ngày
  • Clindamycin: 2,4g/ ngày

Kháng methicillin có thể dùng:

  • Vancomycin: 2g/ ngày

# Nhiễm khuẩn do H. influenzae và S. pneumoniae kháng penicillin

  • Ceftriaxon 1-2 g /ngày
  • Cefotaxim 1 g /ngày (chỉ sử dụng trong 2 tuần)

# Nhiễm khuẩn do phế cầu hoặc liên cầu do vi khuẩn nhậy với penicillin

  • Penicillin – 2 triệu đơn vị, tĩnh mạch / 4h

# Nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột

  • Kháng sinh thế hệ 2 hoặc 3, tĩnh mạch trong 3-4 tuần
  • Levofloxacin: dùng 500mg/ngày.

# Nhiễm khuẩn trực khuẩn mủ xanh

  • Mezlocillin 3g tĩnh mạch/ 4 h, hoặc ceftazidim 1g/ 8 h (thời gian dùng trong khoảng 2 tuần)
  • Ciprofloxacin 750 mg uống 2 lần /ngày hoặc phối hợp với một thuốc nhóm penicillin phổ rộng.

2. Điều trị tại chỗ

Vệ sinh sạch vùng khớp bị nhiễm trùng hạt tophi, có thể dùng nước muối sinh lý hoặc betadin pha loãng. Dùng băng thấm natri clorua 10% để bảo vệ vùng da nhiễm trùng, nên thay băng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng không phát triển.

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị tại chỗ khác. Hãy luôn thực hiện theo chỉ định bác sĩ để có đạt được kết quả tốt nhất.

3. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp hạt tophi quá lớn hay vùng nhiễm trùng có diện tích rộng và không thể khống chế bằng kháng sinh, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa.

biến chứng hạt tophi
Can thiệp ngoại khoa khi thuốc kháng sinh không thể khống chế vi khuẩn gây nhiễm trùng

Phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ hạt tophi hoặc có thể phẫu thuật xương sụn nếu cơ quan này có dấu hiệu nhiễm khuẩn kèm theo.

Tình trạng nhiễm trùng hạt tophi rất nguy hiểm, có thể gây hoại tử và phải cắt bỏ chi. Bạn nên tuân thủ quá trình điều trị để hạn chế tình trạng trên. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cần chủ động trao đổi với bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gút có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Những bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp đều khó chữa khỏi hoàn toàn, tỷ lệ thành công chỉ đạt được ở mức dao động từ 90 - 95%....

Người bị bệnh gout nên ăn rau gì là tốt nhất?

Một chế độ ăn uống thích hợp có thể làm giảm các dấu hiệu gout hoặc bệnh viêm khớp. Tham...

thực đơn cho người bị bệnh gout và tiểu đường

Lập thực đơn cho người bị bệnh Gout và tiểu đường

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đối với người...

Phương pháp điều trị Gout bằng châm cứu

Gout là một căn bệnh mạn tính được hình thành bởi sự rối loạn chuyển hóa axit uric và dẫn...

Tìm hiểu cách chữa bệnh gút bằng lá lốt

Bí quyết đẩy lùi bệnh Gout bằng lá lốt

Bên cạnh cách điều trị bằng tây y, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ lá lốt để...

Ăn gì để phòng ngừa bệnh Gout

Ăn gì để phòng ngừa bệnh Gout? không phải ai cũng biết

Dù gout hiện nay là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết ăn gì để phòng ngừa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *