Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay – chân và cách trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Việc hiểu và nắm rõ thông tin về dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay – chân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi điều này có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, phòng ngừa nguy hiểm.

dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay và chân
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay và chân

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay – chân

Bệnh gút còn có tên gọi là bệnh thống phong. Bệnh hình thành và phát triển khi quá trình chuyển hóa purin trong thận gặp vấn đề và bị rối loạn. Từ đó khiến thận hoạt động không tốt và không thể lọc axit uric tồn tại trong máu.

Axit uric hình thành trong cơ thể và thường vô hại. Chúng sẽ được đào thải qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc bệnh gút, lượng axit uric trong máu sẽ tích tụ lại. Lâu ngày nồng độ này quá cao khiến cho các tinh thể nhỏ của axit uric xuất hiện. Những tinh thể này khu trú tại các khớp dẫn đến sưng, viêm và tạo ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, đặc biệt là ngón chân, chân, bàn, ngón tay và cổ tay và những vị trí chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ bệnh.

Xem thêm: Bệnh gút ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay

Một số biểu hiện đặc trưng giúp nhận biết bệnh gút ở tay gồm:

  • Sưng tấy và có cảm giác nóng ở khớp cổ tay

Khi bị gút, khớp cổ tay sẽ có biểu hiện sưng đỏ kèm theo cảm giác nóng. Tình trạng này sẽ dần dần lan rộng sang những vị trí xung quanh.

  • Biểu hiện bất thường ở vùng da xung quanh khớp tay

Xung quanh khớp cổ tay, khớp ngón tay có dấu hiệu bong tróc da kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Lâu ngày tại những vị trí này sẽ hình thành nhiều vết có màu tím đỏ tương tự như bệnh nhiễm trùng.

  • Thường xuyên đau nhức tay

Khi bị gút ở tay, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói bất thường tại các khớp bàn tay, khớp ngón tay, cổ tay… Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn dùng tay chạm vào hoặc va đập.

Khi xuất hiện cơn đau thường kéo dài trong vài giờ, đau nhói hoặc đau âm ỉ. Đau nhiều lần và nặng nề hơn vào ban đêm. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh.

  • Xuất hiện nốt tophi

Trong trường hợp bệnh nhân không sớm thăm khám, chẩn đoán và điều trị, nhiều cục u sẽ hình thành và phát triển trên các khớp. Những cục u này được xác định là hạt tophi. Nếu không kiểm soát, hạt tophi sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và lở loét.

  • Không thể cử động tay hoặc gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cầm nắm

Bệnh gút xảy ra ở tay khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu. Đặc biệt là khi cử động các ngón tay và cổ tay.

Ngoài ra các khớp tay cũng không thể hoạt động linh hoạt. Lâu ngày người bệnh không thể cử động tay hoặc gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cầm nắm. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng biến dạng khớp hoặc teo cơ.

Dấu hiệu nhận biêt bệnh gút ở tay
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở chân

Có thể chẩn đoán bệnh gút ở chân thông qua những dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Đau nhức dữ dội tại các khớp chân

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh gút có thể xảy ra ở các khớp chân, đặc biệt là ngón chân cái. Sau đó những triệu chứng của bệnh có thể lan rộng và làm ảnh hưởng đến mắt cá chân, khớp của các ngón chân còn lại, khớp đầu gối…

Cơn đau có thể nhanh chóng xuất hiện và kéo dài từ 4 – 12 giờ đầu tiên.

  • Đau nhức dữ dội vào ban đêm

Bệnh gút xuất hiện kéo theo những cơn đau nhức dữ dội. Cơn đau nghiêm trọng đến mức người bệnh có thể cảm nhận được cảm giác đau “thấu xương” và không thể chịu nổi. Cơn đau dữ dội hơn và có mức độ nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Người bệnh có thể tỉnh giấc và không thể ngủ tiếp ngay khi cơn đau xuất hiện.

  • Bong tróc da ở chân

Tương tự như bệnh gút ở tay, dấu hiệu bệnh gút ở chân thường xuất hiện cùng với tình trạng bong tróc da tại các khớp bị viêm và sưng tấy. Thời gian đầu vùng da xung quanh các khớp sẽ có dấu hiệu đỏ ửng như bị nhiễm trùng. Lâu ngày tại vị trí này sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và kèm theo hiện tượng bong tróc da.

  • Cơn đau tái phát theo đợt

Những cơn đau do bệnh gút ở chân gây ra thường xuất hiện theo từng đợt. Cứ sau 7 đến 10 ngày, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể mà không cần sử dụng thuốc.

Tuy nhiên cơn đau thuyên giảm không đồng nghĩa với việc bệnh lý cũng thuyên giảm. Các cơn đau có thể nhanh chóng xuất hiện trở lại khi bạn không có chế độ sinh hoạt hợp lý và không có chế độ ăn uống lành mạnh.

Dấu hiệu nhận biêt bệnh gút ở chân
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở chân

Đáng chú ý: Bệnh Gout cấp và mạn tính rất dễ bị nhầm lẫn!

Mức độ nghiêm trọng của bệnh gút ở tay và chân

Bệnh gút ở tay, chân và những triệu chứng của bệnh có thể khiến cho bệnh nhân căng thẳng, lo âu, mất ngủ và đau đớn. Tuy nhiên đây là một bệnh lý lành tính. Người bệnh có thể khống chế các triệu chứng của bệnh bằng việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa đợt cấp.

Tuy nhiên nếu người bệnh không sớm thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

  • Không thể cử động tay hoặc gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cầm nắm
  • Biến dạng khớp
  • Nhiễm trùng
  • Teo cơ
  • Không thể di chuyển
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do cơn đau không được kiểm soát và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Loét
  • Bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp
  • Sỏi thận
  • Bệnh suy thận
  • Tàn phế xương khớp
  • Đột quỵ

Phương pháp điều trị bệnh gút ở tay và chân

Dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh gút, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Nguyên tắc điều trị bệnh gút

  • Tiến hành chữa trị viêm khớp trong cơ gút cấp.
  • Dự phòng lắng đọng urat trong các mô, dự phòng tái phát các triệu chứng của bệnh gút và dự phòng biến chứng thông qua phương pháp điều trị hội chứng tăng acid uric máu nhằm mục đích khống chế lượng acid uric trong máu dưới dưới 320 mmol/l (50 mg/l) đối với người bị gút có nốt tophi và dưới 360 mmol/l (60 mg/l) đối với người bị gút chưa có nốt tophi.
Nguyên tắc điều trị bệnh gout
Nguyên tắc điều trị bệnh gút gồm dự phòng lắng đọng urat trong các mô, dự phòng tái phát các triệu chứng của bệnh gút…

Điều trị cụ thể

Chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh gút ở tay và chân

Người bị bệnh gút ở tay và chân nên áp dụng chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống như sau

  • Không uống các loại rượu bia, không hút thuốc lá
  • Uống nhiều nước, khoảng 2 – 4 lít nước mỗi ngày. Người bệnh có thể uống nước lọc kết hợp với nước ép trái cây, nước ép rau củ quả.
  • Duy trì cân nặng phù hợp. Đối với trường hợp bị thừa cân béo bì, bạn nên áp dụng chế độ ăn kiêng và duy trì thói quen luyện tập để giảm cân.
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, cá, thịt, cua, tôm… Người bệnh nên tăng cường bổ sung  những dưỡng chất có trong trứng, hoa quả tươi và các loại rau xanh. Bạn cần tránh ăn quá 150 gram thịt mỗi ngày.
  • Tránh sử dụng những loại thuốc có khả năng kích thích quá trình sản sinh và làm tăng acid uric trong máu. Bên cạnh đó bạn cần tránh những yếu tố có khả năng làm khởi phát cơn gút cấp tính. Cụ thể như chấn thương, căng thẳng…

Xem thêmNgười bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Điều trị nội khoa

Để làm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh gút ở tay, ở chân gây ra, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc giảm acid uric máu và thuốc kháng viêm.

  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm được yêu cầu sử dụng dụng trong giai đoạn cơn gút cấp. Thuốc này có tác dụng giảm viêm và phòng ngừa tình trạng viêm sưng tái phát.
  • Thuốc giảm acid uric máu: Thuốc giảm acid uric máu được chỉ định trong giai đoạn mãn tính. Thuốc này có tác dụng phòng ngừa cơn gút cấp tái phát.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi ở tay và chân sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong trường hợp:

  • Bội nhiễm nốt tophi
  • Bệnh gút gây ra biến chứng loét
  • Nốt tophi xuất hiện với kích thước lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm m hoặc làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày (cầm, nắm, cử động tay, di chuyển…).

Khi áp dụng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng colchicin để phòng ngừa cơn gút cấp khởi phát. Sử dụng colchicin kết hợp với thuốc hạ acid máu.

dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay và chân
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi ở tay và chân sẽ được chỉ định khi bị bội nhiễm nốt tophi.

Hy vọng dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay – chân và cách chữa bệnh trong bài viết có thể giúp bạn hiểu và nắm rõ thông tin về bệnh. Từ đó sớm phát hiện bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời, thích hợp, tránh gây nguy hiểm và phòng ngừa bệnh tái phát.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp điều trị Gout bằng châm cứu

Gout là một căn bệnh mạn tính được hình thành bởi sự rối loạn chuyển hóa axit uric và dẫn...

Những điều cần biết về nước chè cho người bệnh gút

Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết

Bệnh gút xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều gây tích tụ và lắng...

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa purin. Thành phần này vô hại, chúng được...

Bệnh Gout: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp phổ biến, được đặc trưng bởi những cơn đau, sưng đột ngột ở...

Phân biệt gout cấp và mãn tính

Bệnh Gout cấp và mạn tính rất dễ bị nhầm lẫn!

Rất ít người có thể phân biệt bệnh gout cấp và mạn tính dù gout đang là một trong những...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. TrầnTrần says: Trả lời

    Dạ thưa bác sĩ dạo gần đây em cảm giác đau ở các khớp ngón tay khi cầm nắm hoặc cử động mạnh các ngón tay. Cho em hỏi em có phải bị gout ko ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *