Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa purin. Thành phần này vô hại, chúng được đào thải qua đường bài tiết và một số ít sẽ tồn đọng lại trong cơ thể. Nếu chỉ số axit uric ở mức cân bằng thì đây là dấu hiệu tốt vì cơ thể bạn không gặp phải vấn đề sức khỏe nào bất thường.

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu
Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Khi cơ thể thu nạp purin từ thực phẩm, chúng sẽ chuyển hóa và tạo thành axit uric. Axit uric lắng đọng trong cơ thể một lượng nhất định và phần lớn được đào thải qua thận. Dựa vào chỉ số axit uric, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình.

Thông thường, chỉ số axit uric bình thường ở nam giới không vượt quá 7 mg/dl và nữ giới không vượt quá 6 mg/dl. Chỉ số axit uric thấp hơn hoặc bằng chỉ số trung bình là dấu hiệu nhận biết sức khỏe của bạn hoàn toàn không gặp vấn đề bất thường.

Tuy nhiên, chỉ số này sẽ có chênh lệch nếu bạn sử dụng một số nhóm thuốc làm tăng axit uric trong máu trong thời gian gần lúc xét nghiệm. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện đúng những yêu cầu trước khi xét nghiệm để chắc chắn kết quả phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số axit uric trong máu

Axit uric chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bạn nên điều chỉnh những yếu tố này để duy trì mức axit uric cân bằng.

1. Các vấn đề về sức khỏe

Để duy trì chỉ số axit uric ở mức cân bằng, các cơ quan trong cơ thể phải đảm bảo khả năng hoạt động. Nếu vấn đề xuất hiện ở một trong những cơ quan đảm nhiệm chức năng sản sinh hay đào thải axit uric, chỉ số này có nguy cơ tăng cao hơn mức cho phép.

Một số vấn đề về sức khỏe làm gia tăng chỉ số axit uric trong máu như:

chỉ số acid uric trong máu cao
Các vấn đề ở thận làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu

Nếu thuộc vào các trường hợp trên, nồng độ axit uric trong cơ thể rất dễ tăng cao. Vì vậy bạn nên thăm khám định kỳ 2-3 tháng/lần để kiểm soát nồng độ và khắc phục ngay khi có dấu hiệu bất thường. Thông tin nêu trên chưa bao gồm toàn bộ các vấn đề về sức khỏe có ảnh hưởng đến nồng độ axit uric, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

2. Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng được xem là nguyên nhân thứ phát phổ biến nhất khiến axit uric có xu hướng tăng cao. Những thói quen dinh dưỡng thiếu lành mạnh sau đây là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số axit uric trong cơ thể.

chỉ số acid uric trong máu cao
Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân khiến axit uric tăng cao
  • Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ và thức ăn đóng hộp hoặc có nhiều gia vị.
  • Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Uống nước ngọt có gas và đồ uống chứa nhiều đường.
  • Ít ăn rau và uống nước.
  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng.

Bạn nên hạn chế những thói quen nói trên đồng thời thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

3. Thói quen sinh hoạt

Ngoài hai yếu tố trên, thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố làm gia tăng axit uric trong máu. Bạn nên thay đổi nếu đang duy trì những thói quen sau.

acid uric trong máu thấp
Thuốc lá và những thói quen sinh hoạt không lành mạnh khiến chỉ số axit uric tăng lên
  • Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  • Thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh.
  • Tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị.

Nên tìm hiểu kỹ lưỡng các tác dụng phụ của những loại thuốc bạn đang sử dụng và kiểm soát liều lượng, tần suất để tránh những trường hợp đáng tiếc. Ngoài ra, bạn nên thực hiện tập thể thao đều đặn, hạn chế làm việc quá sức, giải tỏa căng thẳng để đảm bảo sức khỏe và duy trì chỉ số axit uric cân bằng.

Nồng độ axit uric tăng cao thường không biểu hiện bằng các triệu chứng cụ thể nên phần lớn người bệnh chỉ phát hiện khi cơ thể phát sinh cơn đau. Bạn nên xét nghiệm axit uric 6 tháng/ lần đối với người khỏe mạnh. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nên xét nghiệm 3 tháng/ lần.

Mọi vấn đề bất thường trong cơ thể đều phải được khắc phục kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm xuất hiện những bệnh lý nguy hiểm.

Chữa bệnh Gout bằng cải bẹ xanh có tốt không?

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh là phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên phương pháp này có thật...

Bị bệnh gút có ăn được măng không, măng nhiều purin?

Mặc dù măng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng....

ĐẶC TRỊ tận gốc bệnh Gút nhờ bài thuốc BÍ TRUYỀN Quốc dược Phục cốt khang

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc Y học cổ truyền số 1 hiện nay đặc trị bệnh gout...

Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Từ lâu lá tía tô đã được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thông thường như...

15 cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản, hiệu quả (gout)

Nhiều cách chữa bệnh gút tại nhà có tác dụng tích cực trong việc làm giảm axit uric, chống sưng...

bệnh gout và cách phòng tránh

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Gout ngay từ khi còn trẻ

Khác với những bệnh viêm khớp mãn tính thông thường, Gout không chỉ ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *