Bấm huyệt có chữa được bệnh trĩ ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bên cạnh việc áp dụng những bài thuốc uống và dùng ngoài, việc kết hợp với biện pháp bấm huyệt có thể tán huyết, giải phóng nhiệt ứ trệ ở trực tràng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt có đem lại hiệu quả không?

Chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt có tác dụng không?

Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh từ y học cổ truyền. Phương pháp này tận dụng lực từ các đầu ngón tay để tác động vào huyệt vị giúp lưu thông khí huyết, giải phóng khứ trệ và trừ nhiệt thấp trong cơ thể.

Bấm huyệt hoạt động dựa trên nguyên lý phá uất kết – giúp giảm đau. Phương pháp này được áp dụng trong các bệnh lý thường gặp – trong đó có bệnh lòi dom (hay còn gọi là bệnh trĩ).

Theo y cổ truyền, bệnh lòi dom sinh ra do hành khí ở trực tràng không thông khiến cơ nhục yếu và sinh ra huyết ứ. Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc, dân gian còn tận dụng bấm huyệt để giải phóng thấp nhiệt ứ trệ, tán huyết và làm tiêu huyết ứ ở hậu môn.

Tác động từ bấm huyệt giúp kích thích tuần hoàn máu, làm tiêu viêm và giảm kích thước búi trĩ. Bên cạnh đó, bấm huyệt vào những vị trí phù hợp còn tăng hoạt động của cơ quan tiêu hóa, giúp hạn chế táo bón và các vấn đề về đường ruột.

Tuy nhiên bấm huyệt là phương pháp tác động bên ngoài, chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị. Vì vậy, bạn cần phối hợp với việc sử dụng bài thuốc uống, ngâm và xông để tác động toàn diện đến bệnh.

Xem thêm: Bệnh trĩ theo y học cổ truyền: Căn nguyên và cách chữa

Thực hiện bấm huyệt chữa bệnh trĩ

Để tác động vào các huyệt phù hợp, cần xác định thể bệnh thông qua biểu hiện thực thể và triệu chứng lâm sàng.

Với trường hợp bệnh nhẹ, không có búi trĩ sa, đi kèm với triệu chứng như đau rát, chảy máu khi đại tiện và thường xuyên bị táo bón, cần tác động vào những huyệt vị sau:

chữa bệnh trĩ bằng cách bấm huyệt
Tác động vào huyệt Túc tam lý, Bách hội, tiểu trường du,… để cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ
  • Huyệt Bách hội: Còn có tên là Nê hoàn cung, Duy hội, Thiên mãn hay Thiên Sơn. Huyệt nằm ở chính giữa đỉnh đầu. Vì huyệt ở vị trí nhạy cảm nên khi bấm huyệt cần sử dụng lực vừa phải. Tác động vào huyệt Bách Hội có tác dụng trị đau nhức đầu, hồi hộp, mất ngủ, nghẹt mũi và trực tràng sa.
  • Huyệt Tiểu trường du: Tiểu trường du là huyệt thứ 27 của kinh Bàng quang, huyệt nằm ở dưới xương thiêng đầu tiên, đo ngang khoảng 1.5 thốn. Huyệt này có tác dụng hóa ứ trệ, thanh nhiệt, lợi thấp, giúp trị bệnh huyết hư, ruột viêm, đau thắt lưng,…
  • Huyệt Túc tam lý: Còn được gọi là huyệt Tam lý, Hạ tam lý, Quỷ tà, nằm ở mặt ngoài đầu gối, đo xuống khoảng 3 thốn. Tác dụng của huyệt Túc tam lý là thông kinh lạc, hổ hư nhược, điều trung khí giúp trị chứng ruột viêm, táo bón và tiêu hóa kém.
  • Huyệt Thừa sơn: Có tên gọi khác là huyệt Trường sơn, Ngọc trụ, Nhục trụ, nằm ở dưới huyệt Ủy trung 8 thốn. Huyệt Thừa sơn có tác dụng lương huyết và thư cân lạc, chủ trị chứng trực tràng sa, bệnh trĩ, liệt chi dưới,…
  • Huyệt Trường cường: Huyệt nằm ở giữa đường nối hậu môn với xương cụt. Huyệt Trường cường có tác dụng chữa các bệnh về thận (tiểu khóm tiểu đục), trĩ, trực tràng sa, đại tiện ra máu,…
  • Huyệt Thứ liêu: Thứ liêu là huyệt thứ 23 của kinh Bàng Quang, nằm ở lỗ xương thiêng thứ 2. Tác động vào huyệt có tác dụng trị khí huyết hư, đau thắt lưng, viêm trực tràng,… Nếu ấn vào huyệt thấy đau, nữ giới có thể đang mang thai hoặc hành kinh, nam giới bị viêm tiền liệt tuyến.
  • Huyệt Đại trường du: Đại trường du là huyệt thứ 25 của kinh Bàng quang, nằm ở dưới gai đốt sống thứ 4, đo ngang 1.5 thốn. Bấm vào huyệt vị này có tác dụng hóa trị, lý khí giúp chữa tiêu hóa kém và táo bón.
  • Huyệt Tam âm giao: Tam âm giao còn có tên là huyệt Hạ tam lý, Đại âm và Thừa mạng thừa mệnh, huyệt vị này nằm ở mặt trong mắt cá chân, đo lên khoảng 3 thốn. Tam âm giao có tác dụng khu phong, thông khí trệ và điều huyết, chủ trị các chứng bệnh sinh lý ở nam giới, nữ giới và bệnh lòi dom (bệnh trĩ).
  • Huyệt Hợp cốc: Hợp cốc là huyệt thứ 4 của kinh Đại trường. Xác định huyệt bằng cách co nhẹ bàn tay, huyệt nằm ở giữa đường nối cổ tay với ngón trỏ. Bấm vào huyệt đạo này có tác dụng trị liệt cánh tay, phát biểu, giải nhiệt, trị chứng viêm ở đại trường, hậu môn.

Nếu búi trĩ lòi ra bên ngoài, đi kèm với triệu chứng sưng nóng và đau nhức dữ dội, tác động thêm huyệt Khí hải và Quan nguyên:

  • Huyệt Khí hải: Huyệt này còn có tên gọi là Ký hải du hoặc Đơn điền du, nằm ở vị trí dưới gai thắt lưng số 3, đo ngang 1.5 thốn. Tác động vào huyệt Khí hải giúp điều khí huyết và cầm máu.
  • Huyệt Quan nguyên: Huyệt nằm ở dưới gai đốt sống lưng thứ 5, đo ngang 1.5 thốn. Tác động vào huyệt có tác dụng chữa đau nhức khớp gối, bệnh về đường tiểu, đường ruột và sinh dục.

Trong trường hợp búi trĩ có hiện tượng chảy mủ hoặc nước vàng khiến việc ngồi hoặc nằm khó chịu, bạn nên tác động vào huyệt Thượng Cư Hư.

  • Huyệt Thượng cư hư: Huyệt nằm ở mặt ngoài đầu gối, đo xuống 6 thốn. Huyệt Thượng cư hư có tác dụng thanh thấp nhiệt, điều khí và tiêu trệ, giúp điều trị bệnh ruột đau, viêm.

Bấm huyệt chỉ tác động bên ngoài các huyệt vị, vì vậy nếu không nhận thấy cơn đau và triệu chứng cải thiện bạn có thể đến cơ sở y tế để tiến hành châm cứu.

Đừng bỏ qua: Cách Làm Rụng Búi Trĩ Tại Nhà Đơn Giản

Những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa bệnh trĩ

Bấm huyệt là cách chữa bệnh dễ thực hiện và khá an toàn. Tuy nhiên phương pháp này có thể làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn nếu áp dụng cho các đối tượng không thích hợp.

chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt
Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa bệnh trĩ

Do đó trước khi áp dụng bấm huyệt chữa bệnh trĩ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bấm huyệt là phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng điều trị chính. Vì vậy cần phối hợp với các bài thuốc uống và dùng ngoài để kiểm soát tiến triển của bệnh.
  • Không bấm huyệt cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có tâm lý kích động, không ổn định.
  • Tránh bấm huyệt khi cơ thể mệt mỏi, quá no hoặc quá đói.
  • Không tác động lên những huyệt vị có vết thương hở hoặc bị nhiễm trùng. Đồng thời không bấm huyệt ở những vùng da bầm tím hoặc bị viêm tắc tĩnh mạch.
  • Cần bấm huyệt đều đặn để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.
  • Không sử dụng chất kích thích và rượu bia trước và sau khi bấm huyệt.
  • Tác động sai huyệt có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc thậm chí gây ra một số tình huống rủi ro. Vì vậy bạn nên tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn về cách xác định huyệt vị.

Hiện nay bấm huyệt đã được công nhận về độ an toàn và tính hiệu quả trong quá trình điều trị các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên để kiểm soát những tình huống rủi ro có thể phát sinh, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Trĩ nội và trĩ ngoại có những đặc điểm khác nhau

Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại Khác Nhau Như Thế Nào? Cái Nào Nguy Hiểm Hơn?

Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại phổ biến của bệnh trĩ. Tuy có những đặc điểm khác nhau, nhưng chúng đều có thể gây ra các vấn đề...
Thông tin cần biết về bệnh trĩ nội độ 2 và cách điều trị

Trĩ nội độ 2 : Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn là I, II, III, IV trong đó trĩ nội độ II...

Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan

Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan là phương pháp kinh điển trong việc điều trị trĩ tận gốc, tránh tái...

Top 7 địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội

Việc chọn cơ sở khám - chữa bệnh trĩ uy tín, chất lượng sẽ đảm bảo tính hiệu quả và...

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ giúp mau lành

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ cùng quan trọng và cần phải thực hiện. Bởi việc áp...

Những điều bạn cần làm để bệnh trĩ không tái phát

Những điều bạn CẦN LÀM để bệnh trĩ không tái phát

Bệnh trĩ được xem là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Nó gây khó khăn cho người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *