Bệnh Trĩ Ngoại Độ 3 Là Gì? Khi Nào Cần Phẫu Thuật?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ ngoại độ 3 được xác định là một giai đoạn nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại, chỉ đứng sau bệnh trĩ ngoại độ 4. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị trĩ sẽ thường xuyên có cảm giác đau rát vùng hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, khó đi đại tiện. Bên cạnh đó quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát bệnh lý. Ngoài ra nếu không kịp thời xử lý, người bệnh còn có nguy cơ mắc phải nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì? Khi nào cần phẫu thuật?
Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì? Khi nào cần phẫu thuật? Dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm

Bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì?

Tùy thuộc vào đặc tính và mức độ nghiêm trong, bệnh trĩ ngoại được phân thành 4 cấp độ. Trong đó bệnh trĩ ngoại độ 3 được xác định là một giai đoạn nguy hiểm và nghiêm trọng của bệnh trĩ ngoại, chỉ đứng sau bệnh trĩ ngoại độ 4.

Trĩ ngoại độ 3 thực chất là giai đoạn chuyển tiếp của bệnh trĩ ngoại độ 1 và bệnh trĩ ngoại độ 2 khi bệnh nhân chậm trễ trong việc thực hiện thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc không áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó sự tiến triển của bệnh sẽ tăng cao khi bệnh nhân tiếp tục thực hiện những thói quen xấu và chế độ ăn uống thiếu chất xơ làm ảnh hưởng và làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn. Sau khi chuyển sang giai đoạn 3, những búi trĩ hình thành ngoài rìa hậu môn sẽ có sự gia tăng kích thước, chúng lớn dần và chèn ép lên khu vực hậu môn – trực tràng dẫn đến tắc nghẽn.

Ngoài ra khi chuyển sang trĩ ngoại giai đoạn 3, cơn ngứa sẽ phát sinh thường xuyên và nghiêm trọng hơn, cùng với đó là cảm giác đau nhức, tiết dịch gây ẩm ướt và hôi tanh, chảy máu nhiều kèm theo mùi hôi nồng khi đi đại tiện.

Nguyên nhân khiến mùi hôi xuất hiện khi đi đại tiện là do một lượng lớn dịch mủ xuất hiện và ứ đọng trong búi trĩ ngoại. Lượng dịch mủ sẽ tăng cao theo kích thước của búi trĩ.

Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị?

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 3

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 3 thông qua những triệu chứng và dấu hiệu sau:

  • Búi trĩ có kích thước to: Ở những trường hợp bị trĩ ngoại độ 3, búi trĩ sẽ phát triển và gia tăng kích thước một cách đáng kể. Sự gia tăng này khiến người bệnh dễ dàng nhìn thấy hoặc sờ thấy búi trĩ ở ngoài rìa hậu môn, các búi trĩ cọ xát với nhau gây đau rát và chảy máu. Trong trường hợp không sớm kiểm soát, kích thước búi trĩ to lên có thể dẫn đến tắc nghẽn hậu môn, khó khăn khi đi đại tiện và đau nhức.
  • Đau rát hậu môn: Khi bệnh trĩ ngoại phát triển đến giai đoạn 3, người bệnh sẽ nhận thấy cảm giác đau rát hậu môn thường xuyên xuất hiện và có mức độ nghiêm trọng cao, kể cả khi ngồi, đứng hoặc khi di chuyển, đau nhiều hơn khi đi đại tiện.
  • Chảy mủ: Do kích thước búi trĩ lớn dần theo thời gian nên triệu chứng đau rát kèm theo tình trạng chảy dịch xảy ra thường xuyên hơn gây ẩm ướt và khiến người bệnh khó chịu.
  • Chảy máu ở hậu môn: Búi trĩ to chèn ép vào hậu môn còn gây ra hiện tượng tắc nghẽn hậu môn, đau nhức và chảy máu hậu môn với lượng máu tiết ra nhiều có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. Ở nhiều trường hợp trong búi trĩ ứ mủ kèm theo mùi hôi thối khó chịu.
  • Triệu chứng khác: Khó khăn khi đi đại tiện, thường xuyên có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy…
Chảy mủ và chảy máu ở hậu môn
Chảy mủ và chảy máu ở hậu môn là triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ ngoại độ 3

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ độ 3

Bệnh trĩ ngoại độ 3 thuộc giai đoạn nguy hiểm của bệnh trĩ (chỉ sau bệnh trĩ ngoại độ 4) và cần được tiến hành điều trị ngay sau khi phát hiện. Bởi nếu không sớm thăm khám và kịp thời xử lý, những biến chứng nguy hiểm dưới đây có thể xuất hiện:

  • Bệnh trĩ ngoại độ 4: Lúc này nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, hoại tử búi trĩ, tắc nghẽn và ung thư hậu môn – trực tràng sẽ cao hơn so với thông thường.
  • Thiếu máu nặng: So với bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ (bệnh trĩ ngoại độ 1, độ 2), những bệnh nhân bị trĩ ngoại giai đoạn nặng có lượng máu tiết ra từ hậu môn nhiều hơn, thường xuyên xảy ra hơn. Điều này khiến bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng dẫn đến da xanh xao, thường xuyên chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, ngất xỉu…
  • Viêm nhiễm hậu môn: Điều này khiến hậu môn bị viêm nhiễm, đồng thời làm tăng nguy cơ bội nhiễm và hoại tử búi trĩ.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Ở giai đoạn 3, búi trĩ viêm sưng nặng kèm theo tình trạng gia tăng kích thước bên ngoài hậu môn. Từ đó dẫn đến tình trạng tắc nghẹt. Nếu để lâu, người bệnh có thể rơi vào tình trạng tắc mạch và hoại tử hậu môn.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Búi trĩ ngoại hình thành và tăng kích thước khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức nghiêm trọng, khó chịu, gặp nhiều khó khăn trong việc đi đứng, ngồi, đi đại tiện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung vào các hoạt động và công việc.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Những người phụ nữ bị trĩ sẽ có nguy cơ cao mắc chứng viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn di chuyển từ búi trĩ viêm nhiễm vào âm đạo. Bên cạnh đó dịch nhầy tiết ra từ búi trĩ khiến cả hậu môn và vùng kín thường xuyên ẩm ướt. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh của vi khuẩn.

Bệnh trĩ ngoại độ 3 được chẩn đoán như thế nào?

Do búi trĩ có kích thước lớn và nằm rìa hậu môn nên bác sĩ chuyên khoa có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh trĩ ngoại giai đoạn 3 thông qua kết quả kiểm tra thực thể (kích thước búi trĩ, mức độ tổn thương, viêm nhiễm, khả năng sa nghẹt hậu môn…) và xác định triệu chứng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định mức độ tiến triển và khả năng phát sinh biến chứng. Từ đó tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3

Để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng và tìm hướng điều trị hiệu quả nhất, trước hết người bệnh cần đến bệnh viện và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tiền sử mắc bệnh, đối tượng và khả năng phát sinh biến chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cần bạn áp dụng phác đồ và phương pháp điều trị thích hợp.

1. Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 bằng thuốc Tây y

Người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng loại thuốc phù hợp. Thông thường những loại thuốc dùng trong điều trị bệnh trĩ ngoại được bào chế dưới dạng viên uống hoặc thuốc bôi ngoài, viên đặt hậu môn, đạn dược.

Đa số những loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại độ 3 đều chứa những thành phần có khả năng chống viêm, giảm đau, giảm sưng đỏ, chống nhiễm khuẩn, làm co búi trĩ và cầm máu. Ngoài ra những loại thuốc điều trị được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương và bảo vệ tĩnh mạch.

Tùy thuộc vào sức khỏe và tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc đúng liều và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc bừa bãi.

Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 bằng thuốc Tây y
Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 và triệu chứng bằng thuốc bôi ngoài, viên đặt hậu môn, đạn dược hoặc viên uống

2. Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3

Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 khi những phương pháp bảo tồn niêm mạc búi trĩ cũng như phương pháp nội khoa không còn hiệu quả.

Ngoài ra phương pháp phẫu thuật sẽ được xem xét và chỉ định khi bệnh trĩ ngoại độ 3 có xu hướng phát triển mạnh và kèm theo biến chứng. Đối với bệnh nhân bị trĩ giai đoạn 3, bác sĩ chuyên khoa thường tư vấn bệnh nhân về việc sử dụng phương pháp cắt trĩ bằng HCPT – kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.

Khi áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT, bác sĩ thực hiện sẽ không sử dụng đến sự can thiệp của dao kéo đến búi trĩ. Thay vào đó bác sĩ sẽ dựa trên hoạt động của sóng điện cao tần để xâm lấn tối thiểu và loại bỏ búi trĩ.

Ưu điểm của kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là không tạo ra cảm giác đau đớn nhiều và không cản trở các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân sau phẫu thuật. Tuy nhiên, khả năng tái phát bệnh vẫn cao do không tác động vào gốc căn nguyên gây bệnh bên trong.

Tìm hiểu chi tiếtCắt trĩ bằng phương pháp HCPT – Những điều bạn nên biết

Biện pháp chăm sóc và những lưu ý khi bị trĩ ngoại độ 3

Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, làm giảm nguy cơ tái phát và phòng ngừa phát sinh biến chứng, bệnh nhân bị trĩ ngoại độ 3 cần lưu ý sinh hoạt điều độ và thay đổi thói quen ăn uống. Cụ thể:

  • Nên tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất như kẽm, vitamin A và vitamin C.
  • Không nên bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thức ăn nhiều gia vị cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, cà phê, chất kích thích…
  • Nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Không nên đứng yên một tư thế hoặc ngồi quá lâu, nên đi lại và vận động nhẹ nhàng.
  • Áp dụng chế độ tập luyện và ăn kiêng để giảm cân và duy trì mức cân nặng an toàn khi cần thiết.
  • Tránh căng thẳng, stress, tránh làm việc gắng sức, nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Bệnh trĩ ngoại độ 3 có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nếu bệnh nhân không sớm chẩn đoán và xử lý. Vì thế người bệnh cần thăm khám và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa ngay khi các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại xuất hiện. Đồng thời áp dụng đúng các phương pháp xử lý và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Bài viết liên quan:

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Phi YếnPhi Yến says: Trả lời

    Sa búi trĩ lâu năm

  2. Thị BìnhThị Bình says: Trả lời

    Có phải là bị trĩ chỉ có nước đi cắt thì nó mới hết được chứ thuốc chả ăn thua gì đúng không ạ?

    1. Quang NguyênQuang Nguyên says:

      Cắt nó chỉ giải quyết được phần ngọn, chỗ sa ra thôi chứ vẫn bị lại nhé. Mà thường sẽ uống thuốc trước rồi coi tình hình sao mới cắt ấy bác. Nếu cắt xong thì nhớ duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh chứ không bị lại dễ như chơi

    2. Nguyễn Hồng HảiNguyễn Hồng Hải says:

      Cắt trĩ đau thấy bà luôn, đi ngồi gì cũng khó khăn nữa. Bởi vậy nên uống thuốc trước, bữa em cũng uống thuốc mà khỏi, chả cần phẫu thuật đấy

  3. Nguyễn LinhNguyễn Linh says: Trả lời

    Tôi bị trĩ độ 3, có tới trung tâm thuốc dân tộc lấy thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang, uống 1 tuần chưa thấy trĩ co lại, chả biết thuốc có tốt thật không nữa

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Nguyễn Linh, với tình trạng bệnh của anh sau dùng thuốc, trong thời gian đầu, thuốc đi sâu vào bồi bổ và tăng cường chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa thay vì tập trung điều trị vào triệu chứng như tây y. Vì vậy, chuyển biến trong giai đoạn này sẽ chậm và chưa rõ ràng. Đây là tình trạng bình thường nên anh không cần lo lắng anh nhé. Sau khoảng 1 – 2 tuần đầu, hiệu quả của thuốc sẽ được biểu hiện cụ thể hơn.
      Nếu còn thắc mắc, anh vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số (024)71096699 để được bác sĩ tư vấn thêm cho anh nhé.
      Cảm ơn anh !

    2. Trương Thu TrangTrương Thu Trang says:

      Thuốc đông y thì cần kiên trì chứ, 1 tuần đã nhằm nhò gì, chú dùng thêm cỡ 2-3 tuần nữa đi là triệu chứng nó sẽ giảm hẳn, đi ngoài hết ra máu rồi hết liệu trình thì trĩ nó sẽ co lại thôi. Bác xem feedback người ta đi, họ kiên trì dùng là hết bệnh á

    3. Hà BìnhHà Bình says:

      Muốn nhanh chỉ có đi cắt phéng là xong nhưng sau đó đủ thứ kiêng khem, đau thế nào thì chắc bác cũng tự tưởng tượng được. Theo đông y thì phải kiên trì vào nhưng nó sẽ co trĩ tự nhiên, khỏi xâm lấn

  4. Nguyễn Lê Thảo ĐanNguyễn Lê Thảo Đan says: Trả lời

    Em có cục trĩ kích thước khá to, mỗi lần đi cầu là chảy máu, em có tự tìm hiểu thuốc đông y trên mạng để về tự sắc uống nhưng thấy mất thời gian quá, chả biết thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang này mua thì trung tâm có sắc dùm cho luôn không

    1. HươngHương says:

      Tự mua về dùng thì cũng khá là liều đấy chứ, có khám biết cụ thể tình trạng thế nào chưa mà liều thế bác ơi. Qua trung tâm thuốc dân tộc khám cho đàng hoàng đi, thuốc bên này cũng chả cần sắc, họ cho dạng bột với cao sẵn rồi

    2. Lê Thị HảiLê Thị Hải says:

      Tôi cũng tính mua thuốc này nhưng tự dưng nhớ lại mấy bài phốt nhà thuốc 3 đời lại thấy lo lo ấy, sợ tiền mất tật mang

    3. Diễm MyDiễm My says:

      Chất lượng thuốc bên trung tâm thì khỏi lo, được kiểm định nghiêm ngặt trước khi đưa vào chữa bệnh. Dược liệu của họ là tự trồng, tự bào chế. Nhiều người dùng rồi mà, thử nghĩ đi, nếu có gì họ làm om rồi

  5. Xuân HợpXuân Hợp says: Trả lời

    Uống thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang liệu có trị được trĩ độ 3 thật không, tôi có búi trĩ rất to và hay chảy dịch, bác sĩ khuyên đi cắt đi nhưng nhiều người lại bảo nên dùng thuốc xem như thế nào. Mà tôi dùng thuốc tây quá trời chẳng ăn thua

    1. Lan TrươngLan Trương says:

      Hồi đó e cắt phải mất cả gần 1 tháng mới hồi phục ấy vì đau đớn quá. Mỗi lần đi đại tiện khổ vô cùng, đau đớn cực kỳ, có hôm nó làm sốt luôn ấy. Mà nghĩ chịu đau 1 lần nó hết hẳn luôn cũng đỡ nhưng không nha, sau đó 8 tháng lại bị lại, chắc do cơ địa em táo bón, cứ táo liên tục là lại loài ra. Sợ cắt quá rồi nên em tìm hiểu thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang, vừa uống vừa ngâm vừa bôi cỡ 3 tuần là đỡ đi ngoài ra máu hẳn. Hết liệu trình 3 tháng trĩ co cũng được 7 phần ấy

    2. Nhã UyênNhã Uyên says:

      Thuốc này có nhiều tác dụng phụ ko vậy ạ chứ em dùng thuốc tây sao mà nó hành quá trời hành luôn á, đặc biệt là em bị dạ dày nữa chứ

    3. Ngọc AnhNgọc Anh says:

      Dạ dày mà dùng thuốc tây thì thôi xác định nó réo rắt liên hồi rồi. Dùng thuốc đông y đi, mát người hơn, khỏe người, khỏi lo bị tác dụng phụ gì cả. Nó bị cái tác dụng chậm thôi chứ thấy an toàn cực

  6. Mai XuânMai Xuân says: Trả lời

    Em sinh dậy bị táo bón quá nên sa trĩ ra, đi cầu chảy máu liên tục thì có dùng thuốc thăng trĩ được không, em ngại đi cắt quá vì hình như đụng tới dao kéo phải uống kháng sinh ây

    1. Hường LêHường Lê says:

      Uống thuốc gì thì nó cũng sẽ ảnh hưởng sữa thôi, kể cả đông y cũng vậy, thôi thì đi cắt cho khỏe, dứt điểm chứ uống thuốc nhiều khi cũng hên xui

    2. Yên BìnhYên Bình says:

      Thuốc đông y làm gì ảnh hưởng sữa chế, an toàn lắm, mát nữa. Chị em sinh dậy cũng bị trĩ này, bả dùng 3 tháng là trĩ teo lại cũng ok, mà sữa mẹ vẫn vậy, chả bị thụt giảm gì cả

    3. Lê Thu TuyếtLê Thu Tuyết says:

      Vậy như em đang có bầu thì có dùng thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang được không ạ? Cũng uống nước, ăn rau lắm mà bón nó vẫn cứ bón, khổ ghê các chị ạ

    4. Bích VânBích Vân says:

      Bầu dùng được nhưng mà dùng thuốc ngâm thôi không uống nha, ngâm cũng giúp tiêu viêm, giảm đau, cầm máu với hỗ trợ trĩ co dần lên. Cố gắng sử dụng cơ bản vậy rồi chờ sinh xong uống thêm thuốc cho dứt điểm luôn

  7. Phan Tấn TrườngPhan Tấn Trường says: Trả lời

    Bị trĩ độ 3 thế này có dùng được mẹo dân gian chữa không ạ, thấy bảo lấy lá diếp cá hoặc ngâm muối cũng tốt đúng không các bác, hoặc là mấy cách trong bài này thấy ổn không ạ https://thuocdantoc.vn/benh/chua-benh-tri-bang-phuong-phap-dan-gian

    1. Nguyễn Thị Thảo TrangNguyễn Thị Thảo Trang says:

      Mấy cái đó dùng sát khuẩn đồ thôi chứ mà để nó co lại thì có mà đến mùa quýt năm sau cũng chưa thấy đâu nhé. Mấy bài này nhẹ đô lắm, bác chỉ có nước đi khám rồi dùng thuốc đặc trị may ra nó hết

    2. Phan Như TuyếtPhan Như Tuyết says:

      Sao cứ thích tự chữa ở nhà vậy nhỉ, có bác sĩ khám cho ko ưng hơn à, tôi tới bệnh viện đa khoa họ cho thuốc uống 1 thời gian là thấy đỡ hẳn thôi, cả nhà cũng nên tới viện khám cho đàng hoàng rồi nhớ duy trì chế độ ăn với sinh hoạt cho chuẩn vào nhé

    3. Thảo Trần IKThảo Trần IK says:

      Bác dùng thuốc tên gì vậy ạ? Để em search thử coi thành phần rồi tác dụng phụ của nó ra sao chứ cơ địa em yếu và kén thuốc lắm, khó dùng thuốc cực kỳ, hay bị nó hành

    4. Nguyễn Đăng BìnhNguyễn Đăng Bình says:

      Thuốc thì mỗi nơi kê mỗi khác chứ, nhưng cứ tinh thần là dùng thuốc tây có thể sẽ bị buồn ngủ, mệt mỏi, nôn nao, ảnh hưởng dạ dày nha. Mà nói chung cũng tùy cơ địa, tôi uống thì thấy cũng ổn, không mệt gì

  8. Thu CúcThu Cúc says: Trả lời

    Mình bị trĩ độ 3, nó sa ra ngoài gần bằng đốt ngón tay, có lấy tay thụt vào nhưng không được, nó đau lắm. Tình trạng lên cấp kiểu này mới 1 tuần nay thôi thì dùng thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang được không

    1. Hà GiangHà Giang says:

      Gửi bạn xem bài viết này nhé, người ta bị trĩ độ 3 cũng đã khỏi nhờ thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang đấy, tham khảo thêm rồi đi khám sớm ngày nào hay ngày đó nha

    2. Võ Thị Cẩm LệVõ Thị Cẩm Lệ says:

      Bác kiên trì dùng thuốc đúng theo chỉ định bác sĩ cỡ đâu 3 tháng là trĩ nó sẽ co lại thôi. Bữa bác sĩ Lan khám cho mình kê đơn chuẩn lắm, bác còn dặn dò chế độ sinh hoạt các kiểu. Thử qua trung tâm nhờ bác khám coi sao

    3. Nguyễn Công ChâuNguyễn Công Châu says:

      Có cách nào để hẹn riêng bác Lan khám cho mình không hay là bên này sẽ tự sắp bác sĩ luôn

    4. Trương Thảo HiềnTrương Thảo Hiền says:

      Hen duoc do, goi so nay ne 0988 294 232 de ben do ho check lich bac si roi sap xep gio kham cho, hen lich vua chon duoc bac si lai con do phai mat cong cho doi nua do toi la minh duoc uu tien kham luon

  9. My VũMy Vũ says: Trả lời

    Em bị chuyển cấp từ trĩ độ 2 lên 3 rồi, búi trĩ to quá rồi, còn chảy dịch nữa. Giờ em nên điều trị theo hướng nào đây cả nhà ơi, đông hay tây ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm hiểu về bệnh trĩ sau sinh và cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ làm cách nào để chữa khỏi?

Nếu bị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ cũng không nên lo lắng nhiều. Vì để kiểm soát tình trạng...

Công dụng của bồ kết trong điều trị bệnh trĩ

Hướng dẫn cách dùng bồ kết chữa bệnh trĩ tại nhà

Bồ kết là vị thuốc được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như quai bị, chữa chứng...

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên chọn ăn các loại thực phẩm nhuận tràng, giảm táo bón và giàu chất sắt.

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn và kiêng gì mau khỏi ?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét. Để bệnh mau...

Dùng diện chẩn chữa bệnh trĩ liệu có hiệu quả?

Diện chẩn là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ được nhiều người bệnh tin tưởng và áp...

Bản Díu hoang sơ nằm sát dưới chân những ngọn núi

Gian truân trong hành trình đi tìm “thần y núi rừng” để xin công thức bí truyền chữa bệnh trĩ (Kỳ 2)

Hành trình đi tìm bài thuốc bí truyền đặc trị trĩ của người H'Mông chứa đựng nhiều gian khổ, khó...