Ngồi nhiều đau hậu môn – Coi chừng bệnh trĩ ghé thăm!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ngồi nhiều đau hậu môn là một trong những tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn. Cụ thể bệnh viêm loét trực tràng, bệnh ung thư hậu môn trực tràng, nứt hậu môn… Ở nhiều trường hợp khác, tình trạng đau rát hậu môn khi ngồi là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ. Để cải thiện, người bệnh cần áp dụng biện pháp chăm sóc đúng cách và đến cơ sở y tế thăm khám khi cần thiết.

Ngồi nhiều đau hậu môn
Tìm hiểu nguyên nhân gây ngồi nhiều đau hậu môn, mức độ nghiêm trọng, hướng xử lý, khi nào cần khám bác sĩ

Ngồi nhiều đau hậu môn có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ?

Về vấn đề “Ngồi nhiều đau hậu môn có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ?”, các chuyên gia cho rằng, bệnh trĩ (đặc biệt là trĩ ngoại) chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát nhiều ở khu vực hậu môn khi ngồi.

Ngồi nhiều đau hậu môn là tình trạng thường gặp cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau xảy ra ở vùng hậu môn. Tình trạng này để lại nỗi lo lắng cho nhiều bệnh nhân về căn bệnh của mình. Ở từng trường hợp cụ thể (bệnh lý, tình trạng sức khỏe), bệnh nhân sẽ có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau.

Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau xuất hiện một cách âm ỉ, đau nhói liên tục hoặc đau quặn thành từng cơn. Bệnh nhân có thể không có hoặc có những triệu chứng và dấu hiệu kèm theo khác như vùng hậu môn có dấu hiệu sưng nề, chảy máu, xuất hiện vết nứt, khối u bất thường hay vết loét…

Những bệnh cảnh đau hậu môn thường gặp:

  • Ngồi nhiều đau hậu môn
  • Đau hậu môn khi đi đại tiện: Triệu chứng này có thể xuất hiện trong những trường hợp rách niêm mạc hậu môn, nứt hậu môn
  • Đau rát khi chùi hậu môn
  • Đau dữ dội quặn thành từng cơn
  • Có cảm giác đau nhói liên tục nhưng không liên quan đến vấn đề đi đại tiện.

Về mặt lâm sàng, đa số bệnh nhân có biểu hiện đau hậu môn khi ngồi đều nghĩ ngay đến khả năng mắc bệnh trĩ. Đây là một bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng. Tuy bệnh không tác động nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng các triệu chứng của bệnh lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Ở một số trường hợp bệnh nhân bị trĩ có thể tử vong. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến tử vong là do bệnh nhân bị thiếu máu hoặc ung thư hậu môn – trực tràng bởi bệnh trĩ chứ không phải nguyên nhân gây tử vong là bệnh trĩ.

Trong tất cả những bệnh lý có biểu hiện đau rát hậu môn khi ngồi thì bệnh trĩ là bệnh xảy ra phổ biến nhất và được nghĩ đến đầu tiên khi cơn đau ở vùng hậu môn xuất hiện.

Bệnh trĩ là tình trạng những đám rối tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng có dấu hiệu sa giãn quá mức dẫn đến sưng phồng lên và tạo ra cảm giác đau.

Những búi tĩnh mạch trực tràng ngày càng căng giãn quá mức khiến bệnh nhân có biểu hiện đau rát ngày càng nhiều ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi và khi đi vệ sinh. Đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy có máu nhỏ giọt, máu chảy ra thành tia, bám theo phân hoặc bám vào giấy vệ sinh tùy theo kích thước và mức độ tổn thương của búi tĩnh mạch.

Để nhận biết bệnh trĩ, người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Ngồi nhiều đau hậu môn, đau nhiều khi đi vệ sinh
  • Đi đại tiện ra máu
  • Xuất hiện hiện tượng búi trĩ sa giãn
  • Ngứa hậu môn
  • Búi trĩ tiết dịch gây ẩm ướt
  • Khó khăn khi đi đại tiện…

Tùy theo loại trĩ, mức độ nghiêm trọng và mức độ sa giãn của búi tĩnh mạch hậu môn, người bệnh có thể nhận thấy kích thước búi trĩ, triệu chứng đi kèm và vị trí của khối sa giãn là khác nhau ở từng trường hợp cụ thể.

Bệnh trĩ là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát nhiều ở khu vực hậu môn khi ngồi
Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát nhiều ở khu vực hậu môn khi ngồi

Ngồi nhiều đau hậu môn là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài bệnh trĩ, bệnh nhân có thể thường xuyên có cảm giác ngồi nhiều đau hậu môn khi bị chấn thương hoặc mắc phải những bệnh lý được liệt kê dưới đây:

1. Chấn thương

Chấn thương ở mông, khu vực hậu môn và những khu vực lân cận có thể khiến những cơ xương và những dây thần kinh tổn tại ở vùng hậu môn bị tổn thương. Khi xuất hiện một lực tác động mạnh mẽ lên khu vực hậu môn, niêm mạc da có thể bị hỏng hoặc bệnh nhân có thể bị gãy xương hậu môn ở trường hợp nặng. Chính điều này sẽ làm phát sinh cảm giác đau nhức nghiêm trọng hoặc đau âm ỉ hay đau nhói ở vùng hậu môn khi bệnh nhân ngồi, thay đổi tư thế hoặc khi nằm.

Chấn thương hậu môn thường xảy ra phổ biến ở những người thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao như trượt ván, bóng đá, trượt patin hoặc tham gia thể dục dụng cụ. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng của chấn thương, người bệnh có thể nhận thấy cơn đau chỉ tập trung ở vùng hậu môn hoặc đau lan tỏa từ hậu môn đến lưng dưới.

Ở nhiều trường hợp, người bị chấn thương có thể nhận thấy trên mông xuất hiện những vết bầm tím. Đối với những trường hợp nhẹ, chấn thương có thể tự cải thiện. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng, người bệnh cần nhờ đến sự chăm sóc y tế. Đặc biệt là khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Cơn đau thường xuyên xảy ra ở vùng hậu môn, cơn đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng và đau liên tục.
  • Người bệnh có cảm giác đau đớn nghiêm trọng đến mức không thể ngồi, không thể đứng hoặc tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
  • Mất cảm giác ở chân hoặc mất cảm giác ở lưng dưới.

2. Nứt kẽ hậu môn

Nứt hậu môn là một nguyên nhân gây đau hậu môn thường gặp, đặc biệt là những bệnh nhân thường xuyên mắc bệnh táo bón, có thói quen rặn nhiều khi đi đại tiện khiến niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương và hình thành những vết rách.

Khi ống hậu môn bị rách, người bệnh sẽ có biểu hiện đau rát nghiêm trọng ở vùng hậu môn, đau nhiều hơn khi ngồi hoặc khi đại tiện. Ở nhiều trường hợp cơn đau có thể kèm theo tình trạng dính máu theo phân.

Tình trạng nứt hậu môn có thể tự lành và khỏi hẳn sau vài ngày. Tuy nhiên trong những trường hợp khác, những vết nứt không được chăm sóc cẩn thận có thể bị loét nhiễm trùng. Khi đó người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và sử dụng các thuốc kháng sinh thích hợp giúp khắc phục tình trạng nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng nứt kẽ hậu môn

Để nhận biết tình trạng nứt kẽ hậu môn và tránh nhầm lẫn với bệnh trĩ, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng cơ bản sau:

  • Chảy máu trực tràng
  • Có cảm giác nóng rát và đau hậu môn dữ dội trong và sau khi đi tiêu. Biểu hiện đau rát hậu môn có thể xuất hiện và kéo dài đến vài giờ. Triệu chứng này khiến bệnh nhân mất ngủ, rất sợ đi đại tiện, xanh xao, làm ảnh hưởng đến tinh thần và toàn thân.
  • Cơn đau xảy ra qua 3 giai đoạn: Đau khi khối phân bắt đầu đi qua hậu môn khi bệnh nhân đi đại tiện, hết đau sau vài phút, cơn đau lại đột ngột tăng lên dữ dội, sau đó lại hết đau.
  • Có một lượng nhỏ máu tươi dính vào giấy vệ sinh hoặc dính trên phân
  • Có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy quanh hậu môn
  • Người bệnh có thể nhìn thấy một vết rách xuất hiện trên da quanh hậu môn
  • Thường có nhú hậu môn phì đại và da thừa gần với vết nứt.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn có thể khiến bệnh nhân bị đau hậu môn nghiêm trọng, đặc biệt là khi ngồi

3. Ung thư hậu môn trực tràng

Ung thư hậu môn trực tràng thể hiện cho hiện tượng những tế bào tồn tại ở ống hậu môn có vấn đề và bị đột biến. Điều này dẫn đến sự phát triển không kiểm soát và hình thành nên những khối u.

Người bệnh có thể nhận thấy cơn đau xuất hiện ở vùng hậu môn (đau nghiêm trọng hơn khi ngồi) khi mắc bệnh ung thư hậu môn trực tràng. Nguyên nhân là do tại vùng hậu môn khối u hình thành và gia tăng kích thước khiến xung quanh hậu môn bị chèn ép và dẫn đến tình trạng đau hậu môn.

Đối với những trường hợp ác tính, khối u ở hậu môn có thể nhanh chóng vỡ, sau đó di căn sang những bộ phận khác. Điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, nguy cơ tử vong cao.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư hậu môn

Trong giai đoạn đầu, triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư hậu môn thường không đặc hiệu và không rõ ràng. Tuy nhiên những bệnh nhân mắc bệnh ung thư hậu môn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây xuất hiện:

  • Có máu chảy ra từ hậu môn: Lượng máu tiết ra ở hậu môn thường có màu đỏ tươi, rỉ với một lượng nhỏ dính vào giấy vệ sinh
  • Đau vùng ống hậu môn: Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau tức tại vùng ống hậu môn.
  • Chảy dịch từ ống hậu môn: Ống hậu môn thường xuyên có biểu hiện chảy dịch có mùi hôi hoặc chảy dịch chứa máu.
  • Vùng quanh hậu môn có dấu hiệu sưng phồng hoặc nổi khối.
  • Thay đổi khuôn phân.
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh bị tiêu chảy hoặc bị táo bón.

4. Rò hậu môn

Rò hậu môn còn được gọi là mạch lươn. Bệnh lý này xảy ra khi vùng hậu môn trực tràng bị nhiễm trùng mãn tính và hình thành nên đường hầm nối thông giữa ống hậu môn hoặc vùng trực tràng cùng với vùng da xung quanh hậu môn.

Khi đường hầm bị tắc nghẽn bởi những chất thải, chất dịch cùng với tình trạng nhiễm trùng sẽ khiến bên trong đường hầm xuất hiện một ổ áp xe kèm theo cảm giác đau rát nghiêm trọng.

Triệu chứng của tình trạng rò hậu môn

Những triệu chứng của tình trạng rò hậu môn thường xuất hiện sau thời gian tự vỡ của ổ áp xe quanh hậu môn, vết thương tự lành và tự liền lại được nhưng tạo ra một lỗ đóng vẩy khô. Tại đây, thỉnh thoảng người bệnh sẽ nhận thấy có dịch vàng hôi hoặc dịch mủ chảy ra ngoài, triệu chứng này tái đi tái lại nhiều lần.

  • Đôi khi xì hơi qua lỗ rò hoặc thấy ngứa
  • Khi thăm khám nhận thấy tại lỗ rò cứng nhắc, có cảm giác đau khi ấn vào, có thể thấy lỗ rò trong khi khám hậu môn.

Những vi khuẩn có thể xuất hiện ở đường rò là các loại vi khuẩn đường ruột như tụ cầu, liên cầu, E.coli, ngoài ra có thể xuất hiện do lao.

Rò hậu môn
Tình trạng ngồi nhiều đau hậu môn có thể phát sinh từ lỗ rò hậu môn

5. Viêm loét, áp xe hậu môn

Áp xe hay vết loét xuất hiện ở hậu môn cũng là một bệnh lý về hậu môn trực tràng thường gặp, có khả năng khiến bệnh nhân có cảm giác ngồi nhiều bị đau hậu môn. Thời gian đầu, bệnh xuất hiện ở giai đoạn cấp tính, có thể xảy ra và tiến triển do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những ổ áp xe hay vết loét ở vùng hậu môn nếu không được điều trị đúng lúc có thể khiến vết loét nhanh chóng lây lan sang những vùng lân cận. Điển hình như vùng bộ phận sinh dục hoặc vùng mông, có thể hình thành đường rò cạnh hậu môn ở một số trường hợp.

Những biểu hiện của tình trạng viêm loét và áp xe hậu môn

  • Đau ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi
  • Sưng nóng và đỏ ở hậu môn
  • Có thể xuất hiện mủ, khi sờ sẽ nhận thấy ngay cạnh hậu môn xuất hiện một khối sưng phồng nếu là áp xe
  • Táo bón, kích thích hậu môn
  • Gây khó chịu, ớn lạnh hoặc sốt cho người bệnh nếu áp xe nằm sâu bên trong.

6. Nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm hậu môn

Nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm hậu môn khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát vừa phải, kèm theo biểu hiện ngứa râm ran khó chịu tại vùng hậu môn. Trong trường hợp tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm hậu môn xuất hiện kéo dài cùng với việc bệnh nhân không thường xuyên vệ sinh hoặc vệ sinh hậu môn không đúng cách, thường ma sát và gãi ngứa sẽ khiến da vùng hậu môn xuất hiện những vết trầy xước, ổ áp xe hay vết loét…

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hậu môn

Để xác định tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hậu môn là nguyên nhân làm phát sinh tình trạng ngồi nhiều đau hậu môn, người bệnh có thể dựa vào những biểu hiện sau:

  • Dù không có nhu cầu đi tiêu nhưng bệnh nhân vẫn thường xuyên hoặc liên tục có cảm giác mót
  • Chảy máu trực tràng hoặc trực tràng có chất nhầy
  • Vùng hậu môn trực tràng có biểu hiện đau
  • Xuất hiện cơn đau tại vùng trái của bụng kèm theo tình trạng đầy ở trực tràng
  • Có cảm giác đau khi đi vệ sinh
  • Tiêu chảy
  • Viêm ngứa hậu môn.
Nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm hậu môn
Nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm hậu môn khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát hậu môn với mức độ vừa phải

7. Bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý nêu trên, tình trạng ngồi nhiều đau hậu môn có thể xuất hiện từ những bệnh lý và tình trạng sức khỏe dưới đây:

  • Bệnh lý ngoài hậu môn: Viêm đường ruột, bệnh lậu, bệnh lý về da (viêm da, herpes, nấm…), co thắt vùng sàn chậu, viêm ruột thừa nghiêm trọng, viêm đại tràng, bệnh Crohn…
  • Thường xuyên táo bón
  • Loét trực tràng hoặc viêm niêm mạc trực tràng
  • Tụ máu quanh hậu môn…

Biện pháp xử lý khi ngồi nhiều đau hậu môn

Để làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau, người bệnh nên áp dụng những biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước và chú ý đến chế độ ăn uống giàu chất xơ: Người bệnh cần uống tối thiểu 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, nên thường xuyên uống nước ép trái cây, ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như các loại trái cây, rau cải… Biện pháp này sẽ giúp người bệnh cải thiện những vấn đề liên quan đến vùng hậu môn trực tràng, giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau tại vùng hậu môn. Đồng thời giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình đào thải những chất cặn bã trong cơ thể thông qua đường đại tiện.
  • Không làm tổn thương vùng hậu môn: Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối tránh làm tổn thương vùng hậu môn khi nhận thấy cơn xuất hiện ở khu vực này mà không rõ nguyên nhân. Người bệnh cần tránh sử dụng giấy vệ sinh chà sát và lau chùi mạnh lên vùng hậu môn, không tự ý sử dụng những dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng, không gãi… bởi những hoạt động này có thể khiến tổn thương ở hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến đau rát nhiều hơn. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước sạch ấm để vệ sinh hậu môn.
  • Ngâm hậu môn trong nước muối sát trùng hoặc trong bồn nước nóng: Người bệnh có thể cải thiện cơn đau tại vùng hậu môn bằng cách ngâm hậu môn trong nước muối sát trùng hoặc trong bồn nước nóng Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày và mỗi lần từ 15 đến 20 phút.
  • Chườm đá: Nhiệt độ thấp từ biện pháp chườm đá có thể tác động lên vùng hậu môn, gây tê và làm giảm cảm giác đau rát hiệu quả. Để thực hiện, người bệnh có thể dùng một vài viên đá nhỏ và đựng trong túi vải, áp trực tiếp túi này lên vùng da hậu môn hoặc những khu vực bị đau. Thực hiện từ 3 đến 4 lần mỗi ngày hoặc mỗi khi cơn đau xuất hiện, duy trì 20 phút mỗi lần.
  • Sử dụng thuốc mỡ hoặc kem không kê đơn: Để cải thiện những cơn đau, người bệnh có thể bôi vào vùng hậu môn thuốc mỡ hoặc kem không kê đơn. Những loại thuốc bôi hậu môn thường được sử dụng như Cortisone hoặc Lidocaine có khả năng làm tăng tốc độ chữa lành tổn thương và giúp giảm đau. Tuy nhiên người bệnh không nên sử dụng thuốc bôi trong nhiều ngày và nên dùng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ. Hãy đến bệnh viện và thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa cáng sớm càng tốt.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn: Để làm dịu tạm thời cảm giác đau rát ở vùng hậu môn, người bệnh có thể sử dụng Acetaminophen, Ibuprofen hoặc một số loại thuốc giảm đau không kê đơn khác. Tuy nhiên cần dùng thuốc đúng với liều dùng của bác sĩ.
Uống thuốc giảm đau không kê đơn
Uống thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu tạm thời cảm giác đau rát nghiêm trọng ở vùng hậu môn khi ngồi

Ngồi nhiều đau hậu môn – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng ngồi nhiều đau hậu môn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những bệnh lý nguy hiểm về hậu môn trực tràng. Vì thế người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy vùng hậu môn thường xuyên có biểu hiện đau rát. Đặc biệt bệnh nhân cần nhanh chóng tìm gặp và khám bác sĩ ngay khi nhận thấy những biểu hiện dưới đây xuất hiện:

  • Ống hậu môn chảy mủ hoặc thường xuyên tiết dịch nhầy
  • Chảy máu hậu môn trực tràng liên tục, nhất là khi bệnh nhân có biểu hiện sốt, ớn lạnh, ngất xỉu hoặc chóng mặt
  • Sốt cao
  • Tình trạng đau nhói vùng hậu môn khiến bệnh nhân không thể ngồi, gặp khó khăn trong việc di chuyển và đi đại tiện
  • Xuất hiện những dấu hiệu mất nước như khô môi, khô da, chóng mặt, tiểu ít, cơ thể mệt mỏi…

Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán bệnh lý (nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng…) bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân áp dụng những phương pháp chữa trị thích hợp nhất, giúp đảm bảo an toàn và sớm khắc phục bệnh lý.

Biện pháp phòng ngừa phát sinh cơn đau hậu môn khi ngồi nhiều

Vì phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đôi khi những biện pháp phòng ngừa tình trạng ngồi nhiều đau hậu môn ít mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp này có thể giúp bạn làm giảm rủi ro mắc bệnh. Cụ thể:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất nên uống đủ từ 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày dựa trên nhu cầu của mỗi cá nhân.
  •  Khi ngồi, người bệnh nên ngồi với tư thế thẳng lưng, đồng thời giữ cho đầu gối cong 90 độ.
  • Không nên ngồi lâu, nên đứng dậy, đi lại và hoạt động sau mỗi 30 đến 60 phút. Điều này sẽ giúp người bệnh phòng ngừa bệnh trĩ (nguyên nhân phổ biến gây ngồi nhiều đau hậu môn) do có thể làm giảm áp lực những dây thần kinh và vùng hậu môn trực tràng.
  • Tránh làm việc gắng sức và mang vác vật nặng.
  • Không nên đi vệ sinh quá lâu, tránh rặn nhiều và tránh căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ bằng cách thường xuyên ăn nhiều rau xanh, củ quả và các loại trái cây.
  • Để phòng ngừa tình trạng kích ứng hậu môn, ẩm ướt và ngăn phát sinh tình trạng viêm nhiễm, đau rát hậu môn, người bệnh cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn (nhất là khi đi đại tiện) và nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, sạch, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi.
  • Bạn nên ưu tiên dùng nước sạch vệ sinh vùng hậu môn thay vì sử dụng khăn giấy để lau hậu môn sau khi đi đại tiện. Vì việc sử dụng giấy vệ sinh (đặc biệt là giấy thô) để ma sát mạnh lên hậu môn có thể khiến vùng ở hậu môn bị tổn thương, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nên sử dụng những dụng cụ bảo hộ khi tham gia vào những bộ môn thể thao có cường độ mạnh như cưỡi ngựa, đạp xe…
Không đi vệ sinh quá lâu, tránh rặn nhiều và tránh căng thằng khi đi đại tiện
Không nên đi vệ sinh quá lâu, tránh rặn nhiều vì điều này có thể làm phát sinh cơn đau hậu môn khi ngồi nhiều

Thông thường, tình trạng ngồi nhiều đau hậu môn có thể tự khỏi hoặc nhanh chóng được cải thiện bằng việc áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu người bệnh nhận thấy cơn đau phát sinh với mức độ nghiêm trọng cao, làm ảnh hưởng đến các hoạt động hoặc cơn đau thường xuyên tái phát, xảy ra liên tục trong một vài ngày, xuất hiện đồng thời với những biểu hiện bất thường khác, đặc biệt là chảy máu, tiết dịch, chảy mủ… người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chăm sóc y tế.

Click xem thêm

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn phải điều trị như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Cách điều trị và những điều cần lưu ý

Có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu  môn trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được điều...

Bệnh rò hậu môn có tự khỏi không? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh rò hậu môn có tự lành không ?

Rò hậu môn có tự lành không là vấn đề có không ít người quan tâm vì đây là chứng...

Tổng quan về phương pháp phẫu thuật cắt trĩ PPH

Phẫu thuật cắt búi trĩ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của...

Chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

Hành trình chữa bệnh trĩ sau sinh tại Thuốc dân tộc của bà mẹ trẻ – khỏi hoàn toàn chỉ sau 3 tháng

Bệnh trĩ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là khi căn bệnh này thường kéo dài...

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có tốt không?

Tiêm xơ búi trĩ là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.