Những cách chữa táo bón sau khi sinh con các mẹ nên “bỏ túi”

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Táo bón là tình trạng mà không ít bà mẹ mắc phải sau khi sinh con. Nếu bệnh kéo dài, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sa dạ con, sa trĩ, sa trực tràng,… Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lo lắng quá mức về vấn đề này, vì có khá nhiều cách chữa táo bón sau sinh. 

Tìm hiểu về chứng táo bón sau sinh và cách điều trị
Tìm hiểu về chứng táo bón sau sinh và cách điều trị

Nguyên nhân nào dẫn đến táo bón sau sinh?

Chứng táo bón sau sinh thường do các yếu tố sau gây ra:

♦ Do thói quen sinh hoạt:

Trong thời gian mới sinh, các sản phụ  thường phải nằm một chỗ, hạn chế đi lại. Tình trạng này khiến chất thải bị lưu lại trong ruột lâu, khiến chúng bị khô và cứng lại gây táo bón.

Ngoài ra, chế độ ăn trong thời gian ở cữ sau sinh cũng là một trong các nguyên nhân khiến họ bị táo bón. Vì trong thời gian này, họ cần phải kiêng khem nhiều loại thực phẩm. Bên cạnh đó, việc hạn chế uống nước để tránh bị loãng sữa cũng khiến họ dễ bị táo bón sau sinh.

♦ Các nguyên nhân sinh lý: 

  • Ở những giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung to ra gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh khiến nhu động ruột bị giảm gây táo bón.
  • Khi mang thai, các âm huyết tập trung để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này làm cho đại tràng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để hoạt động. Nó sẽ làm cho ruột bị khô lại và là nguyên nhân gây táo bón sau sinh.
  • Sau sinh, sản phụ cũng thường bị mất máu nhiều, các sản dịch trong cơ thể bị giảm nên làm cho máu chưa kịp lưu thông xuống để nuôi đại tràng. Do đó, làm cho các bà mẹ thường bị táo bón sau sinh. Đây cũng được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này.

Ở những phụ nữ hay bị táo bón trong hoặc trước khi mang thai sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với các đối tượng khác. Nếu không được khắc phục sớm, bệnh sẽ làm cho các mẹ có cảm giác đau đớn, dễ bị rách hậu môn khi đi đại tiện. Nghiêm trọng hơn, táo bón sau sinh có thể gây bệnh trĩ, sa trực tràng, sa tử cung và các vấn đề khác nữa. Do đó, cần phải có những biện pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.

Làm cách nào để khắc phục táo bón sau sinh?

Nếu bị táo bón sau sinh, các mẹ có thể khắc phục bằng cách áp dụng các biện pháp như sau:

1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi là một cách chữa táo bón sau sinh mà các mẹ nên áp dụng
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi là một cách chữa táo bón sau sinh mà các mẹ nên áp dụng

Nếu bị táo bón sau sinh, việc đầu tiên cần làm là phải điều chỉnh thói quen ăn uống cho hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm lợi sữa, cần bổ sung thêm các loại rau củ và hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày.
  • Nên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ. Chúng thường tồn tại trong các loại đậu và các loại hạt, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… Chất xơ thường được chia thành 2 loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân, giúp bạn dễ dàng đi đại tiện. Ngược lại, các chất xơ không hòa tan làm tăng lượng chất thải có trong đường ruột, khiến bạn đi đại tiện thường xuyên hơn. Dù là dạng nào thì chất xơ đều có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, hãy ăn khoảng 25 – 30g chất xơ mỗi ngày để khắc phục chứng táo bón sau sinh.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua cũng là cách có thể làm giảm nguy bị táo bón cho các mẹ sau sinh. Các lợi khuẩn có trong các sản phẩm này có tác dụng kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn, giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, ăn các loại hoa quả có tác dụng nhuận tràng như chuối, táo, lê cũng có thể làm giảm nguy cơ táo bón.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm được chế biến sẵn hoặc chứa ít chất xơ như sữa khị bị táo bón sau sinh. Vì chúng là các thực phẩm gây khó tiêu, ăn nhiều sẽ làm cho tình trạng táo bón trầm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước, tránh để cơ thể bị thiếu nước. Không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể là một yếu tố khiến mẹ bị táo bón sau sinh. Vì vậy, đừng nên hạn chế uống nước trong thời gian kiêng cữ, hãy uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Chúng sẽ làm giảm được nguy cơ bị táo bón cho bạn.

2. Tạo thói quen sinh hoạt khoa học

Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, các mẹ cũng nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho khoa học. Những việc các mẹ nên làm khi bị táo bón sau sinh là:

  • Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ: Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho các mẹ, từ đó có thể khắc phục được tình trạng táo bón mà mẹ đang mắc phải.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện: Việc đi đại tiện đúng giờ sẽ giúp khắc phục tình trạng táo bón sau sinh. Ngoài ra, bạn không được nhịn đi đại tiện mà nên đi ngay khi có nhu cầu. Vì giữ chất thải lâu trong đường ruột sẽ khiến chúng bị khô, cứng gây táo bón.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn: Nếu việc chăm con quá mệt mỏi, nên chia sẻ với chồng để nhận được sự giúp đỡ. Đồng thời, hãy dành thời gian ngủ nhiều hơn hoặc nghe nhạc mỗi khi thấy căng thẳng.

3. Tập thể dục, vận động thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm được chứng táo bón sau sinh
Tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm được chứng táo bón sau sinh

Việc kiêng khem trong thời gian ở cữ là một điều nên làm. Tuy nhiên, bạn cũng không nên kiêng cữ quá mức. Nếu cơ thể khỏe mạnh, bạn có thể tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi lại thường xuyên sau khi sinh. Tránh nằm lâu một chỗ vì nó sẽ khiến cho tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Cũng cần lưu ý là không nên tập thể dục sau khi ăn, nó có thể làm cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Vận động thường xuyên không chỉ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh được nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Tuy nhiên, với các mẹ có sức khỏe quá yếu hoặc phải sinh mổ thì nên chờ cho cơ thể hồi phục mới được vận động.

4. Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi có thể khắc phục được nguy cơ táo bón. Việc chăm sóc con mọn sẽ khiến mẹ cảm thấy áp lực, luôn trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng. Điều này khiến cho các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa hoạt động không được bình thường, dễ gây táo bón. Do đó, nên nhờ chồng hoặc những người thân giúp đỡ làm các công việc nhà, giảm áp lực cho bản thân.

5. Dùng thuốc hỗ trợ đại tiện

Ngoài những cách trên, các mẹ có thể dùng đến các loại thuốc có tác dụng làm mềm chất thải, thuốc nhuận tràng để chữa táo bón sau sinh. Tuy nhiên, để tránh làm ảnh hưởng đến bé, hãy trao đổi với các bác sĩ trước khi uống các thuốc này.

Trên đây là những cách chữa táo bón sau sinh mà chúng tôi tổng hợp được. Nếu sau khi áp dụng các cách trên mà thấy chứng táo bón vẫn không thuyên giảm, bạn nên đi khám và được tư vấn cách điều trị hiệu quả hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các thông tin cần biết về quy trình phẫu thuật mổ rò hậu môn

Quy trình mổ rò hậu môn và những thông tin cần biết

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất được chỉ định để điều trị bệnh rò hậu môn. Nắm rõ các...

Những cách trị táo bón cho người cao tuổi hiệu quả

Những cách trị táo bón cho người cao tuổi hiệu quả

Người cao tuổi là nhóm đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng táo bón. Bệnh gây ra các triệu...

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày - Nên đi khám ngay!

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Nên đi khám ngay!

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không khỏi khiến cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng...

TOP 11 sữa dành riêng cho trẻ táo bón dễ đi tiêu

Vì chứa hàm lượng đạm cao và khó tiêu hóa hơn so với thông thường nên sữa công thức dễ...

Cách chữa táo bón lâu ngày (kéo dài) nhanh khỏi nhất

Cách chữa táo bón lâu ngày (kéo dài) nhanh khỏi nhất

Thay đổi thói quen sinh hoạt, uống uống hoặc sử dụng thêm thuốc hỗ trợ là những cách chữa táo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.