8 Loại nước ép trị táo bón hiệu quả, dễ làm, bạn có thể thử
Người bệnh có thể sử dụng các loại nước ép giàu hàm lượng chất xơ dưới đây để giúp làm sạch đường tiêu hóa, điều trị và ngăn ngừa bệnh táo bón.
Táo bón xảy ra có thể là do người bệnh có lối sinh hoạt không đúng cộng với tâm lý chủ quan, không tiến hành chữa trị sớm khiến bệnh chuyển nặng, gây khó khăn trong việc đại tiện. Và để khắc phục triệu chứng khó chịu này, ngoài việc sử dụng thuốc nhuận tràng, vitamin làm giảm táo bón, bệnh nhân có thể uống nước ép trái cây.
8 Nước ép trái cây giúp điều trị chứng táo bón tốt nhất
Người bệnh có thể sử dụng các loại nước ép sau đây để điều trị bệnh táo bón. Tuy nhiên, để có kết quả tốt bệnh nhân chỉ nên uống 1/2 hoặc 1 cốc nước ép vào buổi sáng của mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, uống ít nhất 6 – 8 cốc nước sẽ giúp làm mềm phân và chống táo bón.
1. Nước ép mận
Nước ép mận trị táo bón hiện tại không còn quá xa lạ với người bệnh. Đây được xem là liệu pháp đầu tay giúp đối phó với bệnh táo bón ở mức độ nhẹ đến trung bình. Sở dĩ nước ép mận được nhiều bệnh nhân sử dụng chữa táo bón là vì chúng chứa phần lớn nước và chất xơ rất tốt cho hoạt động của ruột.
Bên cạnh đó, hoạt chất sorbitol có trong nước ép mận giúp làm mềm phân, dễ dàng đẩy chúng ra ngoài. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên uống 1 cốc nước ép mận vào mỗi buổi sáng.
2. Dùng nước ép táo
Theo thống kê, táo chứa khoảng 1,2 g chất xơ hòa tan và 2,8 g chất xơ không hòa tan. Thành phần chất xơ hòa tan chủ yếu dưới dạng pectin có vai trò như một loại thuốc nhuận tràng thường được dùng để điều trị bệnh táo bón ở trẻ em.
Nước ép táo không chỉ giúp làm mềm phân mà còn giúp làm giảm thời gian vận chuyển ruột, ngăn ngừa táo bón tái phát. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây hại và tăng lượng vi sinh vật có lợi lên.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh chỉ nên dùng với liều lượng thích hợp. Bởi việc uống quá nhiều nước ép táo có thể gây khó chịu cho đường ruột. Mặt khác, sử dụng liều lượng lớn nước ép này có thể khiến phân trở nên khô cứng, khó di chuyển và tống xuất ra ngoài. Từ đó, bệnh không những không khỏi mà ngày càng chuyển nặng.
3. Nước ép lê
Một lựa chọn tuyệt vời khác là sử dụng nước ép lê để điều trị bệnh táo bón ở mức nhẹ và trung bình. Nước ép lê tuy không giàu vitamin như nước ép mận nhưng chúng chứa hoạt chất sorbitol cao gấp 4 lần nước ép táo. Chính vì vậy, người bệnh có thể uống mỗi ngày để cải thiện và làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh táo bón gây ra.
4. Nước cam
Nước cam chứa lượng lớn chất xơ và vitamin C giúp tăng số lượng lớn phân trong đại tràng. Bên cạnh đó, chúng còn chứa hoạt chất naringenin có tác dụng nhuận tràng, giúp việc đi vệ sinh trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, sử dụng lượng lớn nước cam trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng 1/2 hoặc 1 cốc mỗi ngày.
5. Nước ép dứa
Dứa có chứa bromelain enzyme có tác dụng làm sạch và bảo vệ đường ruột chống lại ký sinh trùng nội sinh trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn chứa lượng lớn khoáng chất, chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C, rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, theo một vài nghiên cứu cho biết, uống nước ép dứa mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn, ngăn ngừa táo bón. Do đó, nếu muốn bệnh nhanh chóng khỏi, người bệnh nên thường xuyên uống nước ép này mỗi ngày. Nhưng để đạt được kết quả chữa trị cao, bệnh nhân không nên uống nhiều. Bởi nước ép dứa có thể nhuận tràng gây tiêu chảy.
6. Nước ép đu đủ
Đu đủ có chứa một loại enzyme gọi là papain. Loại enzyme này có tác dụng phá vỡ các liên kết protein từ thịt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ quá trình đào thải cặn bã, chất độc ra khỏi cơ thể. Chưa kể đến, papain còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ protein bị tiêu hóa dở dang trong hệ thống bạch huyết và đại tràng.
Ngoài ra, đu đủ cũng là loại thực phẩm chứa lượng lớn chất xơ giúp điều trị rối loạn tiêu hóa và táo bón.
7. Nước ép nho, cần tây và bắp cải
Bắp cải chứa lượng lớn chất chống viêm và chống oxy hóa giúp ngăn chặn viêm thành ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, cần tây giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là sắt. Mặt khác, hàm lượng chất xơ hòa tan có trong nho giúp làm mềm phân đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp, đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng. Chính vì vậy, để cải thiện triệu chứng táo bón, người bệnh không nên bỏ qua loại thức uống tuyệt vời này.
8. Nước ép nha đam
Nha đam chứa lượng lớn acid amin, vitamin, khoáng chất và enzyme giúp thanh lọc và đào thải chất độc có trong cơ thể, làm sạch đường ruột. Bên cạnh đó, chúng còn chứa aloin có tác dụng nhuận tràng, giúp làm giảm táo bón. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải mỗi ngày. Bởi uống quá nhiều nước ép nha đam mỗi ngày có thể gây gây phản ứng phụ là tiêu chảy.
Với những loại nước ép trị táo bón nêu trên, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn loại nước ép phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên lưu ý những loại thức uống này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm táo bón trong trường hợp nhẹ đến trung bình. Do đó, nếu bệnh ở mức độ nặng, tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- 15 Cách trị táo bón tại nhà không cần uống một viên thuốc
- Mẹo Chữa Táo Bón Cho Trẻ Bằng Lá Hẹ Nhanh Khỏi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!